Kinh tế 24h qua: Đổ xô mua Nhân dân tệ
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang nổi lên như một tài sản nóng trên thị trường ngoại hối toàn cầu
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang nổi lên như một tài sản nóng trên thị trường ngoại hối toàn cầu, chỉ vài tháng sau khi nước này lần đầu tiên cho phép đồng nội tệ được mua bán bên ngoài đại lục, tờ Wall Street Journal cho hay.
Giao dịch Nhân dân tệ hàng ngày tăng từ 0 lên 400 triệu USD trong vài tháng qua khi đồng tiền này bắt đầu được lưu thông trên toàn cầu. Đây là một bước quan trọng để Nhân dân tệ phát huy vai trò trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, do giá Nhân dân tệ vẫn bị Trung Quốc kiểm soát chặt nên biên độ tăng giảm không lớn như USD hay Euro. Dẫu vậy, các nhà đầu cơ ngoại hối cho hay, nhu cầu đồng tiền này vẫn tăng mạnh.
Các ngân hàng tại New York, London và Tokyo đang gấp rút thiết lập hệ thống giao dịch mới để giao dịch nhân dân tệ. Khoảng 80 thương nhân từ 20 ngân hàng đã đến nghe bài thuyết trình của tổ chức ICAP PLC về giao dịch Nhân dân tệ ở nước ngoài.
Việc giao dịch Nhân dân tệ ở nước ngoài tăng nhanh hơn kỳ vọng của nhiều người, David Mann, quan chức thuộc Ngân hàng Standard Chartered tại Mỹ, nhận định.
Về dài hạn, thị trường Nhân dân tệ ở nước ngoài có thể làm giảm nhu cầu đối với USD, một phần do công ty Trung Quốc kinh doanh với đối tác nước ngoài không cần USD như trước. Tại Hồng Kông, các nhà đầu tư cá nhân đang nhanh chóng đổi tiền sang Nhân dân tệ, mặc dù mỗi ngày chỉ đổi được 20.000 Nhân dân tệ.
Hôm qua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm nợ Standard & Poor's đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Trung Quốc từ A+ lên AA- với triển vọng ổn định nhờ nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ và vị thế tài chính của nước này.
Theo Standard & Poor's, động thái trên phản ánh các đánh giá lạc quan hơn về tình hình kinh tế vĩ mô và sự ổn định tài chính của Trung Quốc.
Sau khi theo dõi các số liệu thống kê của Trung Quốc trong 2 năm qua, Standard & Poor's tin tưởng, nước này có thể đẩy lùi được các nguy cơ đe dọa đến sự ổn định của lĩnh vực tài chính “bằng các biện pháp kịp thời”.
Việc Standard & Poor's duy trì triển vọng ổn định đối với mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Trung Quốc cho thấy nước này có khả năng giải quyết tốt các khoản thua lỗ tiềm tàng nhờ nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ và vị thế tài chính vững mạnh.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, hôm qua Thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo đang ở thăm Ấn Độ đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Manmohan Singh. Trong Tuyên bố chung sau hội đàm, hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại kinh tế chiến lược.
Theo đó, hai bên cùng thúc đẩy phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đặt mục tiêu đến năm 2015 tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD.
Một ngày trước, hôm 15/12, doanh nghiệp hai nước đã ký 49 hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực, có tổng trị giá 16 tỷ USD. Tổng giá trị thương mại giữa hai nền kinh tế thuộc nhóm phát triển nhanh nhất thế giới này dự kiến sẽ đạt 60 tỷ USD trong tài khóa hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2011), so với 42 tỷ USD trong tài khóa trước.
Hai thủ tướng cũng nhất trí thiết lập cơ chế thăm qua lại thường xuyên của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ hai nước, đồng thời mở đường dây nóng giữa thủ tướng hai nước. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc ủng hộ Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn để thảo luận tình hình kinh tế và việc làm. Đây là một bước đi mới của ông chủ Nhà Trắng trong nỗ lực làm giảm bớt bầu không khí đối đầu giữa chính phủ với các doanh nghiệp lớn trong nước kể từ hai năm qua.
Tại cuộc gặp, Tổng thống Obama và lãnh đạo các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận tình hình việc làm, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và đầu tư.
Ông Obama đã vận động giới chủ doanh nghiệp, trong đó có các Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) của Boeing, Google, American Express, PepsiCo và General Electric (GE)... sử dụng hàng tỷ USD dự trữ của họ để tuyển thêm nhân công lao động, nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn ở mức hơn 9% suốt năm rưỡi qua.
Trước đó, ông Obama tuyên bố động lực chính thúc đẩy kinh tế tăng trưởng không phải là chính phủ mà là khả năng quản lý của giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và sự năng động của thị trường. Ông bày tỏ muốn làm việc với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong thời gian tới và muốn họ ủng hộ cuộc cải cách hệ thống tài chính.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật cắt giảm thuế gây tranh cãi trị giá 858 tỷ USD mà Tổng thống Obama và đảng Cộng hòa đã đạt được hồi tuần trước.
Theo ông Obama, các CEO đã ủng hộ dự luật thuế, trong đó duy trì điều khoản giảm thuế cho tầng lớp trung lưu cũng như cho những người giàu ở Mỹ áp dụng từ thời cựu Tổng thống Georges W. Bush. Nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ cho rằng dự luật này quá "hào phóng" với những người giàu.
Các quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh cuộc gặp trên không phải là "cuộc gặp thượng đỉnh" mà là "buổi làm việc" mang tính chất riêng tư để trao đổi ý kiến và đề xuất giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn kết quả khảo sát với 1.500 người qua điện thoại trên khắp nước Mỹ của Trung tâm nghiên cứu Pew cho hay, có 3/4 người không bằng lòng với điều kiện sống tại Mỹ và gần một nửa cho rằng nền kinh tế còn khá lâu mới được phục hồi.
Khoảng 55% người nghĩ rằng năm 2011 sẽ tốt hơn năm nay và 31% nhận định năm tới sẽ tệ hại hơn. Số liệu này ít lạc quan hơn năm ngoái, lúc đó, có 67% người nghĩ rằng năm 2010 sẽ tốt hơn năm 2009.
Về việc làm, có 4/5 số người cho rằng khó kiếm được công việc trong thời gian tới. Gần một nửa số người được hỏi cho biết bản thân họ hoặc người trong gia đình không có việc làm và phải tìm kiếm công việc trong năm 2010.
Tuy nhiên, có 2/3 số người đang làm việc cho biết họ có chỗ làm tốt. Có 57% người được hỏi cho rằng khó đạt được những điều mong muốn, trong khi 40% nghĩ ngược lại.
Khi được yêu cầu tự đánh giá về tình hình tài chính bản thân, khoảng 40% cho là khá tốt, 30% cho là tốt, 23% thấy túng thiếu, 5% thấy mãn nguyện và tỉ lệ không khẳng định là 2%. Khoảng 1/4 người được hỏi cho biết họ nợ nhiều hơn khoản kiếm được và 2/3 cho biết rằng họ khó có thể để dành cho lúc về hưu.
Sau hàng tuần thảo luận gay gắt, cuối cùng, Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua ngân sách 2011 với tỷ lệ phiếu 508/141. Ngân sách năm 2011 trị giá 126,5 tỷ Euro (168 tỷ USD), tăng 2,91% so với năm 2010, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,2% mà các nhà lập pháp mong muốn.
Cuộc tranh cãi bắt nguồn từ việc Thủ tướng Anh David Cameron ban đầu yêu cầu "đóng băng" ngân sách, nhưng sau đó đề xuất mức tăng tối đa 2,91% và đã lôi kéo một số chính phủ châu Âu về phía mình, trong đó có Pháp và Đức.
Những nước này cho rằng ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) không được tăng quá nhiều khi nhiều nước đang cắt giảm mạnh chi tiêu để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công.
Tuy nhiên, lập trường của Anh đã gây lo ngại cho một số nước EU nghèo hơn ở Trung và Đông Âu- những nước hưởng lợi chính từ nguồn vốn viện trợ khu vực của khối này để xây dựng đường sá, làm sạch môi trường, đào tạo nghề và các dự án khác.
Để đổi lấy mức tăng chi tiêu thấp hơn, các nghị sĩ muốn có các cuộc đàm phán về các biện pháp để EU tăng nguồn vốn của mình trong tương lai, trong đó có khả năng thu thuế EU trực tiếp.
Mặc dù ngân sách năm 2011 đã được thông qua, nhưng cuộc chiến về việc chi tiêu của EU sẽ còn gay gắt hơn vào năm tới khi các chính phủ châu Âu đàm phán về ngân sách dài hạn sắp tới của khối, từ năm 2014 và có thể kéo dài 7 đến 10 năm
Hôm qua, Tây Ban Nha đã thu được 2,4 tỷ Euro (3,2 tỷ USD) thông qua việc phát hành hai loại trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm, nhưng phải trả lãi suất cao hơn. Quyết định trên được đưa ra đúng một ngày sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody's cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha.
Chính phủ Tây Ban Nha dự kiến sẽ thu được từ 2 đến 3 tỷ Euro thông qua việc phát hành trái phiếu. Đây là đợt phát hành trái phiếu cuối cùng trong năm nay.
Trong khi đó, một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Italy vừa được công bố cho thấy nợ công của nước này tính đến tháng 10/2010 đã lên đến mức kỷ lục 1.867,3 tỷ Euro, tức chiếm gần 120% GDP, so với mức 1.844 tỷ Euro tính đến tháng 9/2010.
Như vậy, kể từ đầu năm 2010, nợ công của Italy đã tăng xấp xỉ 104 tỷ Euro, tương đương 5,9%, từ 1.763,6 tỷ Euro lên 1.867,3 tỷ Euro trong khi doanh thu thuế cho ngân sách nhà nước trong 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt 294,307 tỷ Euro, giảm 5,2 tỷ (tức giảm 1,8%) so với mức 299,6 tỷ Euro của cùng kỳ năm trước.
Các nhà kinh tế cho rằng nợ công quá cao của Italy, dự báo sẽ đứng ở mức 118% GDP trong năm 2010 so với mức 115% của năm 2009, với tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức 8,5%, thực sự là các mối quan ngại lớn trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn ở Italy.
Giao dịch Nhân dân tệ hàng ngày tăng từ 0 lên 400 triệu USD trong vài tháng qua khi đồng tiền này bắt đầu được lưu thông trên toàn cầu. Đây là một bước quan trọng để Nhân dân tệ phát huy vai trò trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, do giá Nhân dân tệ vẫn bị Trung Quốc kiểm soát chặt nên biên độ tăng giảm không lớn như USD hay Euro. Dẫu vậy, các nhà đầu cơ ngoại hối cho hay, nhu cầu đồng tiền này vẫn tăng mạnh.
Các ngân hàng tại New York, London và Tokyo đang gấp rút thiết lập hệ thống giao dịch mới để giao dịch nhân dân tệ. Khoảng 80 thương nhân từ 20 ngân hàng đã đến nghe bài thuyết trình của tổ chức ICAP PLC về giao dịch Nhân dân tệ ở nước ngoài.
Việc giao dịch Nhân dân tệ ở nước ngoài tăng nhanh hơn kỳ vọng của nhiều người, David Mann, quan chức thuộc Ngân hàng Standard Chartered tại Mỹ, nhận định.
Về dài hạn, thị trường Nhân dân tệ ở nước ngoài có thể làm giảm nhu cầu đối với USD, một phần do công ty Trung Quốc kinh doanh với đối tác nước ngoài không cần USD như trước. Tại Hồng Kông, các nhà đầu tư cá nhân đang nhanh chóng đổi tiền sang Nhân dân tệ, mặc dù mỗi ngày chỉ đổi được 20.000 Nhân dân tệ.
Hôm qua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm nợ Standard & Poor's đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Trung Quốc từ A+ lên AA- với triển vọng ổn định nhờ nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ và vị thế tài chính của nước này.
Theo Standard & Poor's, động thái trên phản ánh các đánh giá lạc quan hơn về tình hình kinh tế vĩ mô và sự ổn định tài chính của Trung Quốc.
Sau khi theo dõi các số liệu thống kê của Trung Quốc trong 2 năm qua, Standard & Poor's tin tưởng, nước này có thể đẩy lùi được các nguy cơ đe dọa đến sự ổn định của lĩnh vực tài chính “bằng các biện pháp kịp thời”.
Việc Standard & Poor's duy trì triển vọng ổn định đối với mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Trung Quốc cho thấy nước này có khả năng giải quyết tốt các khoản thua lỗ tiềm tàng nhờ nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ và vị thế tài chính vững mạnh.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, hôm qua Thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo đang ở thăm Ấn Độ đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Manmohan Singh. Trong Tuyên bố chung sau hội đàm, hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại kinh tế chiến lược.
Theo đó, hai bên cùng thúc đẩy phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đặt mục tiêu đến năm 2015 tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD.
Một ngày trước, hôm 15/12, doanh nghiệp hai nước đã ký 49 hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực, có tổng trị giá 16 tỷ USD. Tổng giá trị thương mại giữa hai nền kinh tế thuộc nhóm phát triển nhanh nhất thế giới này dự kiến sẽ đạt 60 tỷ USD trong tài khóa hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2011), so với 42 tỷ USD trong tài khóa trước.
Hai thủ tướng cũng nhất trí thiết lập cơ chế thăm qua lại thường xuyên của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ hai nước, đồng thời mở đường dây nóng giữa thủ tướng hai nước. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc ủng hộ Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn để thảo luận tình hình kinh tế và việc làm. Đây là một bước đi mới của ông chủ Nhà Trắng trong nỗ lực làm giảm bớt bầu không khí đối đầu giữa chính phủ với các doanh nghiệp lớn trong nước kể từ hai năm qua.
Tại cuộc gặp, Tổng thống Obama và lãnh đạo các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận tình hình việc làm, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và đầu tư.
Ông Obama đã vận động giới chủ doanh nghiệp, trong đó có các Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) của Boeing, Google, American Express, PepsiCo và General Electric (GE)... sử dụng hàng tỷ USD dự trữ của họ để tuyển thêm nhân công lao động, nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn ở mức hơn 9% suốt năm rưỡi qua.
Trước đó, ông Obama tuyên bố động lực chính thúc đẩy kinh tế tăng trưởng không phải là chính phủ mà là khả năng quản lý của giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và sự năng động của thị trường. Ông bày tỏ muốn làm việc với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong thời gian tới và muốn họ ủng hộ cuộc cải cách hệ thống tài chính.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật cắt giảm thuế gây tranh cãi trị giá 858 tỷ USD mà Tổng thống Obama và đảng Cộng hòa đã đạt được hồi tuần trước.
Theo ông Obama, các CEO đã ủng hộ dự luật thuế, trong đó duy trì điều khoản giảm thuế cho tầng lớp trung lưu cũng như cho những người giàu ở Mỹ áp dụng từ thời cựu Tổng thống Georges W. Bush. Nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ cho rằng dự luật này quá "hào phóng" với những người giàu.
Các quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh cuộc gặp trên không phải là "cuộc gặp thượng đỉnh" mà là "buổi làm việc" mang tính chất riêng tư để trao đổi ý kiến và đề xuất giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn kết quả khảo sát với 1.500 người qua điện thoại trên khắp nước Mỹ của Trung tâm nghiên cứu Pew cho hay, có 3/4 người không bằng lòng với điều kiện sống tại Mỹ và gần một nửa cho rằng nền kinh tế còn khá lâu mới được phục hồi.
Khoảng 55% người nghĩ rằng năm 2011 sẽ tốt hơn năm nay và 31% nhận định năm tới sẽ tệ hại hơn. Số liệu này ít lạc quan hơn năm ngoái, lúc đó, có 67% người nghĩ rằng năm 2010 sẽ tốt hơn năm 2009.
Về việc làm, có 4/5 số người cho rằng khó kiếm được công việc trong thời gian tới. Gần một nửa số người được hỏi cho biết bản thân họ hoặc người trong gia đình không có việc làm và phải tìm kiếm công việc trong năm 2010.
Tuy nhiên, có 2/3 số người đang làm việc cho biết họ có chỗ làm tốt. Có 57% người được hỏi cho rằng khó đạt được những điều mong muốn, trong khi 40% nghĩ ngược lại.
Khi được yêu cầu tự đánh giá về tình hình tài chính bản thân, khoảng 40% cho là khá tốt, 30% cho là tốt, 23% thấy túng thiếu, 5% thấy mãn nguyện và tỉ lệ không khẳng định là 2%. Khoảng 1/4 người được hỏi cho biết họ nợ nhiều hơn khoản kiếm được và 2/3 cho biết rằng họ khó có thể để dành cho lúc về hưu.
Sau hàng tuần thảo luận gay gắt, cuối cùng, Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua ngân sách 2011 với tỷ lệ phiếu 508/141. Ngân sách năm 2011 trị giá 126,5 tỷ Euro (168 tỷ USD), tăng 2,91% so với năm 2010, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,2% mà các nhà lập pháp mong muốn.
Cuộc tranh cãi bắt nguồn từ việc Thủ tướng Anh David Cameron ban đầu yêu cầu "đóng băng" ngân sách, nhưng sau đó đề xuất mức tăng tối đa 2,91% và đã lôi kéo một số chính phủ châu Âu về phía mình, trong đó có Pháp và Đức.
Những nước này cho rằng ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) không được tăng quá nhiều khi nhiều nước đang cắt giảm mạnh chi tiêu để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công.
Tuy nhiên, lập trường của Anh đã gây lo ngại cho một số nước EU nghèo hơn ở Trung và Đông Âu- những nước hưởng lợi chính từ nguồn vốn viện trợ khu vực của khối này để xây dựng đường sá, làm sạch môi trường, đào tạo nghề và các dự án khác.
Để đổi lấy mức tăng chi tiêu thấp hơn, các nghị sĩ muốn có các cuộc đàm phán về các biện pháp để EU tăng nguồn vốn của mình trong tương lai, trong đó có khả năng thu thuế EU trực tiếp.
Mặc dù ngân sách năm 2011 đã được thông qua, nhưng cuộc chiến về việc chi tiêu của EU sẽ còn gay gắt hơn vào năm tới khi các chính phủ châu Âu đàm phán về ngân sách dài hạn sắp tới của khối, từ năm 2014 và có thể kéo dài 7 đến 10 năm
Hôm qua, Tây Ban Nha đã thu được 2,4 tỷ Euro (3,2 tỷ USD) thông qua việc phát hành hai loại trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm, nhưng phải trả lãi suất cao hơn. Quyết định trên được đưa ra đúng một ngày sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody's cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha.
Chính phủ Tây Ban Nha dự kiến sẽ thu được từ 2 đến 3 tỷ Euro thông qua việc phát hành trái phiếu. Đây là đợt phát hành trái phiếu cuối cùng trong năm nay.
Trong khi đó, một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Italy vừa được công bố cho thấy nợ công của nước này tính đến tháng 10/2010 đã lên đến mức kỷ lục 1.867,3 tỷ Euro, tức chiếm gần 120% GDP, so với mức 1.844 tỷ Euro tính đến tháng 9/2010.
Như vậy, kể từ đầu năm 2010, nợ công của Italy đã tăng xấp xỉ 104 tỷ Euro, tương đương 5,9%, từ 1.763,6 tỷ Euro lên 1.867,3 tỷ Euro trong khi doanh thu thuế cho ngân sách nhà nước trong 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt 294,307 tỷ Euro, giảm 5,2 tỷ (tức giảm 1,8%) so với mức 299,6 tỷ Euro của cùng kỳ năm trước.
Các nhà kinh tế cho rằng nợ công quá cao của Italy, dự báo sẽ đứng ở mức 118% GDP trong năm 2010 so với mức 115% của năm 2009, với tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức 8,5%, thực sự là các mối quan ngại lớn trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn ở Italy.