Kinh tế 24h qua: Mỹ, Nhật “trong tầm ngắm”
Các định chế tài chính và tín dụng đã lên tiếng cảnh báo khả năng hạ bậc xếp hạng tín dụng của Nhật Bản và Mỹ
Các định chế tài chính và tín dụng, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã lên tiếng cảnh báo khả năng hạ bậc xếp hạng tín dụng của Nhật Bản và Mỹ, do nợ công của các quốc gia này vẫn phì đại.
Theo các tổ chức này, chính phủ hai nước Nhật Bản và Mỹ cần nỗ lực giải quyết khối nợ khổng lồ và ngăn chặn nhà đầu tư bán tháo trái phiếu chính phủ, nếu không có thể dẫn tới khủng hoảng nợ công và đẩy chi phí cho vay lên cao.
Hôm qua (27/1), lần đầu tiên kể từ năm 2002, Standard & Poor's (S&P) quyết định hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Nhật Bản từ AA xuống AA- với triển vọng ổn định và giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn.
Trong thông báo của mình, S&P dự báo “thâm hụt ngân sách của Nhật Bản sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong vài năm tới, qua đó làm giảm tính linh hoạt tài chính vốn đã yếu kém của chính phủ nước này”.
S&P dự báo thâm hụt ngân sách của Nhật Bản chỉ giảm khiêm tốn xuống 8% GDP trong năm tài khóa bắt đầu từ 1/4/2013. Ngoài ra, theo tổ chức này, giảm phát và dân số già còn là những nhân tố sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Nhật Bản.
Về phía Mỹ, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's cảnh báo, tuy rủi ro liên quan đến xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ vẫn ở mức thấp, nhưng thực tế đang tăng lên.
Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), thâm hụt ngân sách của Mỹ năm 2011 có khả năng tăng thêm 40%, so với những dự báo trước đây, chủ yếu là do tác động từ thỏa thuận cắt giảm thuế khổng lồ mà Tổng thống Barack Obama đạt được với các nhà làm luật hồi tháng trước.
Liên quan tới khu vực châu Âu, hai báo cáo mới nhất của IMF về triển vọng kinh tế và ổn định tài chính toàn cầu công bố mới đây đều nhấn mạnh, khủng hoảng nợ nghiêm trọng ở châu Âu đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tổ chức này khẳng định, khu vực đáng lo ngại nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là châu Âu và kêu gọi lục địa già .mở rộng quỹ cứu trợ tài chính của châu lục này và giám sát chặt chẽ hơn sức mạnh tài chính của các ngân hàng để loại bỏ mối đe dọa nêu trên .
Việc Hy Lạp, Ireland đều phải viện tới các gói cứu trợ tài chính cũng như nhiều nước châu Âu khác đứng trước nguy cơ này tiếp tục làm mất lòng tin thị trường nghiêm trọng.
Nếu châu Âu không có hành động chính sách quyết định, nhanh chóng và toàn diện, sự mất lòng tin thị trường nghiêm trọng có thể lây lan mạnh hơn sang các nền kinh tế châu Âu và những nền kinh tế khác trên thế giới.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng Philip Suttle thuộc Viện tài chính quốc tế, triển vọng của các nền kinh tế mới nổi khá thuận lợi và GDP của các quốc gia này trong năm 2011 có thể tăng trưởng 6,3%, trước khi hạ nhẹ xuống 6,2% trong năm kế tiếp.
Chuyên gia này cho rằng, dòng vốn tư nhân đổ vào các quốc gia mới nổi gia tăng trong 2 năm qua nhờ đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, cụ thể tăng từ 600 tỷ USD trong năm 2009 lên 910 tỷ USD vào năm 2010. Dự báo, dòng vốn này sẽ đạt gần 1.000 tỷ USD trong năm nay và cao hơn trong 2012.
Theo ông Suttle, đà tăng trưởng khả quan hơn của lĩnh vực sản xuất so với các nền kinh tế phát triển, cùng với việc nâng cao nhận thức về rủi ro đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho các thị trường mới nổi. “Chúng tôi nhận thấy sự đầu tư rất mạnh mẽ tại Trung Quốc và các thị trường kinh tế mới nổi khác”, ông cho biết.
Các nhà lãnh đạo thế giới tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2011 ở Davos, Thụy Sĩ cũng đặt hy vọng vào sự phát triển của các thị trường mới nổi, đặc biệt là nhóm BRICs (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sẽ vực dậy nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng.
Tuy nhiên lạm phát cao, khoảng cách giàu nghèo và chính trị bất ổn là những bóng mây đen che phủ lên hy vọng này.
Các đại biểu đề cập đến tình hình chính trị căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chương trình hạt nhân của Iran và bất ổn ở Tunisia và Ai Cập. Họ cho rằng, giá lương thực tăng cao có thể khiến xã hội bất ổn. Lạm phát lương thực tháng 12/2010 ở Ấn Độ lên tới 15,5%, Trung Quốc là 9%.
Tuy nhiên, theo báo cáo của một nhóm chuyên gia chính phủ được tờ Chinese Securities Journal đăng tải ngày 27/1, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ suy yếu còn 9%, trong khi lạm phát có thể leo thang lên 5% trong quý 1.
Trong một báo cáo khác, Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc cho rằng, quốc gia này đang đối mặt với rủi ro lạm phát cao trong năm nay, do giá thực phẩm được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, thị trường bất động sản ngày càng khó kiểm soát và sự đầu tư ồ ạt của Chính phủ nước này.
Trung tâm này cho hay, áp lực giá cả sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 1 do lạm phát giá nhập khẩu.
Theo các tổ chức này, chính phủ hai nước Nhật Bản và Mỹ cần nỗ lực giải quyết khối nợ khổng lồ và ngăn chặn nhà đầu tư bán tháo trái phiếu chính phủ, nếu không có thể dẫn tới khủng hoảng nợ công và đẩy chi phí cho vay lên cao.
Hôm qua (27/1), lần đầu tiên kể từ năm 2002, Standard & Poor's (S&P) quyết định hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Nhật Bản từ AA xuống AA- với triển vọng ổn định và giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn.
Trong thông báo của mình, S&P dự báo “thâm hụt ngân sách của Nhật Bản sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong vài năm tới, qua đó làm giảm tính linh hoạt tài chính vốn đã yếu kém của chính phủ nước này”.
S&P dự báo thâm hụt ngân sách của Nhật Bản chỉ giảm khiêm tốn xuống 8% GDP trong năm tài khóa bắt đầu từ 1/4/2013. Ngoài ra, theo tổ chức này, giảm phát và dân số già còn là những nhân tố sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Nhật Bản.
Về phía Mỹ, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's cảnh báo, tuy rủi ro liên quan đến xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ vẫn ở mức thấp, nhưng thực tế đang tăng lên.
Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), thâm hụt ngân sách của Mỹ năm 2011 có khả năng tăng thêm 40%, so với những dự báo trước đây, chủ yếu là do tác động từ thỏa thuận cắt giảm thuế khổng lồ mà Tổng thống Barack Obama đạt được với các nhà làm luật hồi tháng trước.
Liên quan tới khu vực châu Âu, hai báo cáo mới nhất của IMF về triển vọng kinh tế và ổn định tài chính toàn cầu công bố mới đây đều nhấn mạnh, khủng hoảng nợ nghiêm trọng ở châu Âu đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tổ chức này khẳng định, khu vực đáng lo ngại nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là châu Âu và kêu gọi lục địa già .mở rộng quỹ cứu trợ tài chính của châu lục này và giám sát chặt chẽ hơn sức mạnh tài chính của các ngân hàng để loại bỏ mối đe dọa nêu trên .
Việc Hy Lạp, Ireland đều phải viện tới các gói cứu trợ tài chính cũng như nhiều nước châu Âu khác đứng trước nguy cơ này tiếp tục làm mất lòng tin thị trường nghiêm trọng.
Nếu châu Âu không có hành động chính sách quyết định, nhanh chóng và toàn diện, sự mất lòng tin thị trường nghiêm trọng có thể lây lan mạnh hơn sang các nền kinh tế châu Âu và những nền kinh tế khác trên thế giới.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng Philip Suttle thuộc Viện tài chính quốc tế, triển vọng của các nền kinh tế mới nổi khá thuận lợi và GDP của các quốc gia này trong năm 2011 có thể tăng trưởng 6,3%, trước khi hạ nhẹ xuống 6,2% trong năm kế tiếp.
Chuyên gia này cho rằng, dòng vốn tư nhân đổ vào các quốc gia mới nổi gia tăng trong 2 năm qua nhờ đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, cụ thể tăng từ 600 tỷ USD trong năm 2009 lên 910 tỷ USD vào năm 2010. Dự báo, dòng vốn này sẽ đạt gần 1.000 tỷ USD trong năm nay và cao hơn trong 2012.
Theo ông Suttle, đà tăng trưởng khả quan hơn của lĩnh vực sản xuất so với các nền kinh tế phát triển, cùng với việc nâng cao nhận thức về rủi ro đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho các thị trường mới nổi. “Chúng tôi nhận thấy sự đầu tư rất mạnh mẽ tại Trung Quốc và các thị trường kinh tế mới nổi khác”, ông cho biết.
Các nhà lãnh đạo thế giới tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2011 ở Davos, Thụy Sĩ cũng đặt hy vọng vào sự phát triển của các thị trường mới nổi, đặc biệt là nhóm BRICs (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sẽ vực dậy nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng.
Tuy nhiên lạm phát cao, khoảng cách giàu nghèo và chính trị bất ổn là những bóng mây đen che phủ lên hy vọng này.
Các đại biểu đề cập đến tình hình chính trị căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chương trình hạt nhân của Iran và bất ổn ở Tunisia và Ai Cập. Họ cho rằng, giá lương thực tăng cao có thể khiến xã hội bất ổn. Lạm phát lương thực tháng 12/2010 ở Ấn Độ lên tới 15,5%, Trung Quốc là 9%.
Tuy nhiên, theo báo cáo của một nhóm chuyên gia chính phủ được tờ Chinese Securities Journal đăng tải ngày 27/1, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ suy yếu còn 9%, trong khi lạm phát có thể leo thang lên 5% trong quý 1.
Trong một báo cáo khác, Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc cho rằng, quốc gia này đang đối mặt với rủi ro lạm phát cao trong năm nay, do giá thực phẩm được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, thị trường bất động sản ngày càng khó kiểm soát và sự đầu tư ồ ạt của Chính phủ nước này.
Trung tâm này cho hay, áp lực giá cả sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 1 do lạm phát giá nhập khẩu.