Kinh tế 24h qua: Nước Mỹ bên bờ vực?
Mỹ đang đứng bên bờ vực một cuộc khủng hoảng tiền tệ, Ron Paul, lãnh đạo cơ quan giám sát FED tại Hạ viện, cho biết
Mỹ đang đứng bên bờ vực một cuộc khủng hoảng tiền tệ, do chính sách tài chính và cam kết đưa ra các biện pháp kiểm toán chặt chẽ của Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED), Ron Paul, lãnh đạo cơ quan giám sát FED tại Hạ viện, cho biết.
"Chúng ta đang tiến gần hơn tới cuộc khủng hoảng này, nếu xảy ra nó sẽ tác động tất cả mọi người vì USD là đồng tiền quan trọng. Tôi nghĩ chúng ta đang tiến đến giai đoạn rất nguy hiểm”, ông bày tỏ sự lo lắng trên tờ Financial Times.
Tác giả cuốn sách nổi tiếng "End the FED" kỳ vọng sẽ ngăn chặn sự sụp đổ đột ngột của FED. Do đó, ông muốn giới thiệu lại các quy định kiểm toán FED.
Ông Paul vừa được đảng Cộng hòa bổ nhiệm vào chức Chủ tịch tiểu ban dịch vụ tài chính thuộc Hạ viện đảm trách việc giám sát chính sách tiền tệ. Trước đó, ông từng bị loại ra khỏi Hạ viện do tính lập dị của mình.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ tự hào về những biện pháp ứng phó của mình trước cuộc khủng hoảng tài chính và cho rằng hàng loạt chương trình thanh khoản của FED đã tỏ ra vượt trội so với các biện pháp của châu Âu.
Tuy nhiên, theo Ron Paul, “người Mỹ bắt đầu nhận ra những gì mà ông gọi là chính sách nguy hiểm của FED. Nhưng không ai thực sự hiểu được điều này cho đến khi nhận thấy áp lực lạm phát. Khi đó lãi suất và giá cả sẽ tăng đáng kể”.
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s vừa cho biết có thể hạ bậc Aaa của Mỹ, nếu chính quyền nước này thông qua các dự luật về thuế và trợ cấp thất nghiệp.
Theo đại diện của Moody’s, kế hoạch gia hạn cắt giảm thuế mà chính quyền Tổng thống Obama và lãnh đạo đảng Cộng hòa thông qua hồi tuần trước có thể khiến các khoản nợ bị đẩy lên cao và triển vọng kinh tế Mỹ kém lạc quan hơn.
Những tác động xấu của tình hình tài chính đến nền kinh tế có thể sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng của Mỹ trong 2 năm tới.
Việc mất hạng tín dụng Aaa sẽ làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu kho bạc Mỹ, một trong những kênh đầu tư được đánh giá là an toàn nhất thế giới.
Sau khi Tổng thống Obama công bố kế hoạch của mình, trái phiếu Mỹ đã giảm mạnh trong tuần qua và sản lượng kho bạc lên cao nhất trong 6 tháng do lo ngại về những tác động của kế hoạch cắt giảm thế này đối với mức nợ của Chính phủ.
Nếu dự luật trở thành luật, nó sẽ “ảnh hưởng xấu đến thâm hụt ngân sách liên bang và mức độ nợ nần của Chính phủ” - Moody’s cho biết.
Moody’s ước tính chi phí từ việc gia hạn cắt giảm thuế, kể cả với cả những người giàu có nhất trong xã hội cùng vớ trợ cấp thất nghiệp và các biện pháp khác có lên tới 700 - 900 tỷ USD. Điều này có thể khiến tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ lên tới 72 - 73%.
Từ đầu năm tới nay, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) của Mỹ đã đóng cửa 151 ngân hàng, nhiều hơn 11 ngân hàng so với tổng số 140 ngân hàng bị giải thể trong cả năm 2009.
Tuần qua đã có thêm 2 ngân hàng bị đóng cửa do tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài. Đó là Paramount Bank of Farmington Hills có trụ sở chính tại bang Michigan và Earthstar Bank of Southampton tại bang Pennsylvania.
Theo dự đoán của FDIC, số ngân hàng bị phá sản trong năm nay sẽ cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tín dụng và tiền gửi tiết kiệm hồi năm 1992.
Cơ quan này có thể phải chi khoảng 22 tỷ USD tiền bảo hiểm cho các ngân hàng bị giải thể, ít hơn năm 2009 vì những ngân hàng bị sụp đổ trong năm nay là những ngân hàng nhỏ hơn. Tổng tài sản của các ngân hàng bị đóng cửa từ đầu năm đến nay là gần 95,5 tỷ USD so với mức 170,8 tỷ USD của năm 2009.
FDIC cũng cho biết, số ngân hàng nằm trong danh sách "có vấn đề" trong quý 3 năm nay là 860, tăng 31 ngân hàng so với quý trước đó và đây cũng là con số cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 1992.
Cùng với sự gia tăng của số ngân hàng đổ vỡ, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đã rơi vào trạng thái âm từ đầu năm nay, tới mức 8 tỷ USD tính tới cuối quý 3.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế lại tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ, dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng tốc trong suốt năm sau.
Theo kết quả điều tra của tờ Wall Street Journal, 55 nhà kinh tế tham gia vào cuộc điều tra nói trên đã nâng mức dự báo của họ đối với tăng trưởng GDP của Mỹ cho gần như mọi kỳ dự báo, bao gồm cả quý 4/2010.
Bước sang nửa đầu năm 2011, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn, và sẽ còn tăng tốc trong nửa cuối năm. GDP Mỹ sẽ tăng 3% trong cả năm sau.
Trong một nỗ lực mới nhất nhằm kiểm soát tình trạng sốt giá, cuối tuần qua, Trung Quốc đã điều chỉnh mức phạt tối đa lên tới 5 triệu Nhân dân tệ (gần 750.000 USD) đối với những đối tượng thao túng, "bóp méo" giá cả.
Mức phạt này cao gấp năm lần mức tối đa trước đây. Theo quy định điều chỉnh mới công bố, các điều tra viên được phép áp đặt mức phạt nặng với các chủ doanh nghiệp thông đồng, câu kết để tăng giá quá đáng.
Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều giải pháp chống tình trạng tăng giá, mà giới hữu quan cho rằng chủ yếu do nạn đầu cơ. Giá một số nông sản phụ như tỏi đã tăng chóng mặt trong năm nay, và xu hướng này lan rộng trong vài tháng qua.
Theo thông báo chung của ủy ban phát triển và cải cách nhà nước cùng văn phòng các vấn đề lập pháp của Quốc vụ viện Trung Quốc, ở một số khu vực và với một số sản phẩm nhất định đang có những vấn đề nghiêm trọng như cố ý đầu cơ tích trữ, thao túng giá cả, tung tin đồn về giá tăng.
Chính vì vậy, hai cơ quan trên khẳng định cần điều chỉnh để tăng mức phạt với các đối tượng vi phạm quy định về giá, giữ ổn định trật tự thị trường. Trong lần điều chỉnh này, mức phạt tối đa với các đối tượng tích trữ hàng hóa cũng được tặng từ 500.000 Nhân dân tệ lên 3 triệu Nhân dân tệ.
Hôm qua, Hy Lạp bắt đầu tuần bãi công của những người lao động trong một loạt ngành nghề nhằm phản đối kế hoạch cải cách kinh tế của chính phủ.
Tuần bãi công diễn ra đúng vào lúc dự luật về cải cách trong lĩnh vực lao động và trong các cơ quan nhà nước đang được đưa ra Ủy ban Kinh tế Quốc hội xem xét và dự kiến bỏ phiếu thông qua khẩn cấp trong cuộc họp toàn thể ngày 14/12.
Trong hai ngày 13 và 14/12, hoạt động giao thông đường sắt ở Hy Lạp sẽ bị đình trệ trong 6 giờ do bãi công. Đến ngày 15 và 16/12, giao thông đường sắt sẽ ngừng hoàn toàn khi các nhân viên tổng bãi công 24 giờ.
Nhân viên làm việc trên hệ thống giao thông vận tải công cộng của thủ đô Athens cũng ngừng làm việc trong 6 giờ để phản đối kế hoạch cắt giảm nhân công và giảm lương trong ngành này.
Theo kế hoạch, ngày 15/12 sẽ diễn ra cuộc tổng bãi công 24 giờ do các liên đoàn lao động lớn nhất trong lĩnh vực công và tư ở Hy Lạp tổ chức. Dự kiến giao thông hàng không tại Hy Lạp cũng sẽ đình trệ trong ngày này do các nhân viên không lưu tham gia bãi công.
Trong khi đó, một lần nữa, nước Đức lại dấy lên cuộc tranh cãi về việc sử dụng lại đồng Mark trong bối cảnh Liên minh châu Âu đang chìm trong khủng hoảng nợ.
Cuộc thăm dò do Đài truyền hình Đức (ARD TV) tiến hành cho thấy, 60% người dân muốn đưa đồng Mark trở lại, trong khi 32% cho rằng không thấy có gì tích cực khi Đức tham gia hệ thống tiền tệ chung châu Âu.
Đây là tỷ lệ người Đức ủng hộ đồng Mark cao nhất kể từ khi nước này từ bỏ đồng tiền truyền thống của mình để tham gia khu vực đồng Euro.
"Chúng ta đang tiến gần hơn tới cuộc khủng hoảng này, nếu xảy ra nó sẽ tác động tất cả mọi người vì USD là đồng tiền quan trọng. Tôi nghĩ chúng ta đang tiến đến giai đoạn rất nguy hiểm”, ông bày tỏ sự lo lắng trên tờ Financial Times.
Tác giả cuốn sách nổi tiếng "End the FED" kỳ vọng sẽ ngăn chặn sự sụp đổ đột ngột của FED. Do đó, ông muốn giới thiệu lại các quy định kiểm toán FED.
Ông Paul vừa được đảng Cộng hòa bổ nhiệm vào chức Chủ tịch tiểu ban dịch vụ tài chính thuộc Hạ viện đảm trách việc giám sát chính sách tiền tệ. Trước đó, ông từng bị loại ra khỏi Hạ viện do tính lập dị của mình.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ tự hào về những biện pháp ứng phó của mình trước cuộc khủng hoảng tài chính và cho rằng hàng loạt chương trình thanh khoản của FED đã tỏ ra vượt trội so với các biện pháp của châu Âu.
Tuy nhiên, theo Ron Paul, “người Mỹ bắt đầu nhận ra những gì mà ông gọi là chính sách nguy hiểm của FED. Nhưng không ai thực sự hiểu được điều này cho đến khi nhận thấy áp lực lạm phát. Khi đó lãi suất và giá cả sẽ tăng đáng kể”.
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s vừa cho biết có thể hạ bậc Aaa của Mỹ, nếu chính quyền nước này thông qua các dự luật về thuế và trợ cấp thất nghiệp.
Theo đại diện của Moody’s, kế hoạch gia hạn cắt giảm thuế mà chính quyền Tổng thống Obama và lãnh đạo đảng Cộng hòa thông qua hồi tuần trước có thể khiến các khoản nợ bị đẩy lên cao và triển vọng kinh tế Mỹ kém lạc quan hơn.
Những tác động xấu của tình hình tài chính đến nền kinh tế có thể sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng của Mỹ trong 2 năm tới.
Việc mất hạng tín dụng Aaa sẽ làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu kho bạc Mỹ, một trong những kênh đầu tư được đánh giá là an toàn nhất thế giới.
Sau khi Tổng thống Obama công bố kế hoạch của mình, trái phiếu Mỹ đã giảm mạnh trong tuần qua và sản lượng kho bạc lên cao nhất trong 6 tháng do lo ngại về những tác động của kế hoạch cắt giảm thế này đối với mức nợ của Chính phủ.
Nếu dự luật trở thành luật, nó sẽ “ảnh hưởng xấu đến thâm hụt ngân sách liên bang và mức độ nợ nần của Chính phủ” - Moody’s cho biết.
Moody’s ước tính chi phí từ việc gia hạn cắt giảm thuế, kể cả với cả những người giàu có nhất trong xã hội cùng vớ trợ cấp thất nghiệp và các biện pháp khác có lên tới 700 - 900 tỷ USD. Điều này có thể khiến tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ lên tới 72 - 73%.
Từ đầu năm tới nay, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) của Mỹ đã đóng cửa 151 ngân hàng, nhiều hơn 11 ngân hàng so với tổng số 140 ngân hàng bị giải thể trong cả năm 2009.
Tuần qua đã có thêm 2 ngân hàng bị đóng cửa do tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài. Đó là Paramount Bank of Farmington Hills có trụ sở chính tại bang Michigan và Earthstar Bank of Southampton tại bang Pennsylvania.
Theo dự đoán của FDIC, số ngân hàng bị phá sản trong năm nay sẽ cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tín dụng và tiền gửi tiết kiệm hồi năm 1992.
Cơ quan này có thể phải chi khoảng 22 tỷ USD tiền bảo hiểm cho các ngân hàng bị giải thể, ít hơn năm 2009 vì những ngân hàng bị sụp đổ trong năm nay là những ngân hàng nhỏ hơn. Tổng tài sản của các ngân hàng bị đóng cửa từ đầu năm đến nay là gần 95,5 tỷ USD so với mức 170,8 tỷ USD của năm 2009.
FDIC cũng cho biết, số ngân hàng nằm trong danh sách "có vấn đề" trong quý 3 năm nay là 860, tăng 31 ngân hàng so với quý trước đó và đây cũng là con số cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 1992.
Cùng với sự gia tăng của số ngân hàng đổ vỡ, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đã rơi vào trạng thái âm từ đầu năm nay, tới mức 8 tỷ USD tính tới cuối quý 3.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế lại tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ, dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng tốc trong suốt năm sau.
Theo kết quả điều tra của tờ Wall Street Journal, 55 nhà kinh tế tham gia vào cuộc điều tra nói trên đã nâng mức dự báo của họ đối với tăng trưởng GDP của Mỹ cho gần như mọi kỳ dự báo, bao gồm cả quý 4/2010.
Bước sang nửa đầu năm 2011, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn, và sẽ còn tăng tốc trong nửa cuối năm. GDP Mỹ sẽ tăng 3% trong cả năm sau.
Trong một nỗ lực mới nhất nhằm kiểm soát tình trạng sốt giá, cuối tuần qua, Trung Quốc đã điều chỉnh mức phạt tối đa lên tới 5 triệu Nhân dân tệ (gần 750.000 USD) đối với những đối tượng thao túng, "bóp méo" giá cả.
Mức phạt này cao gấp năm lần mức tối đa trước đây. Theo quy định điều chỉnh mới công bố, các điều tra viên được phép áp đặt mức phạt nặng với các chủ doanh nghiệp thông đồng, câu kết để tăng giá quá đáng.
Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều giải pháp chống tình trạng tăng giá, mà giới hữu quan cho rằng chủ yếu do nạn đầu cơ. Giá một số nông sản phụ như tỏi đã tăng chóng mặt trong năm nay, và xu hướng này lan rộng trong vài tháng qua.
Theo thông báo chung của ủy ban phát triển và cải cách nhà nước cùng văn phòng các vấn đề lập pháp của Quốc vụ viện Trung Quốc, ở một số khu vực và với một số sản phẩm nhất định đang có những vấn đề nghiêm trọng như cố ý đầu cơ tích trữ, thao túng giá cả, tung tin đồn về giá tăng.
Chính vì vậy, hai cơ quan trên khẳng định cần điều chỉnh để tăng mức phạt với các đối tượng vi phạm quy định về giá, giữ ổn định trật tự thị trường. Trong lần điều chỉnh này, mức phạt tối đa với các đối tượng tích trữ hàng hóa cũng được tặng từ 500.000 Nhân dân tệ lên 3 triệu Nhân dân tệ.
Hôm qua, Hy Lạp bắt đầu tuần bãi công của những người lao động trong một loạt ngành nghề nhằm phản đối kế hoạch cải cách kinh tế của chính phủ.
Tuần bãi công diễn ra đúng vào lúc dự luật về cải cách trong lĩnh vực lao động và trong các cơ quan nhà nước đang được đưa ra Ủy ban Kinh tế Quốc hội xem xét và dự kiến bỏ phiếu thông qua khẩn cấp trong cuộc họp toàn thể ngày 14/12.
Trong hai ngày 13 và 14/12, hoạt động giao thông đường sắt ở Hy Lạp sẽ bị đình trệ trong 6 giờ do bãi công. Đến ngày 15 và 16/12, giao thông đường sắt sẽ ngừng hoàn toàn khi các nhân viên tổng bãi công 24 giờ.
Nhân viên làm việc trên hệ thống giao thông vận tải công cộng của thủ đô Athens cũng ngừng làm việc trong 6 giờ để phản đối kế hoạch cắt giảm nhân công và giảm lương trong ngành này.
Theo kế hoạch, ngày 15/12 sẽ diễn ra cuộc tổng bãi công 24 giờ do các liên đoàn lao động lớn nhất trong lĩnh vực công và tư ở Hy Lạp tổ chức. Dự kiến giao thông hàng không tại Hy Lạp cũng sẽ đình trệ trong ngày này do các nhân viên không lưu tham gia bãi công.
Trong khi đó, một lần nữa, nước Đức lại dấy lên cuộc tranh cãi về việc sử dụng lại đồng Mark trong bối cảnh Liên minh châu Âu đang chìm trong khủng hoảng nợ.
Cuộc thăm dò do Đài truyền hình Đức (ARD TV) tiến hành cho thấy, 60% người dân muốn đưa đồng Mark trở lại, trong khi 32% cho rằng không thấy có gì tích cực khi Đức tham gia hệ thống tiền tệ chung châu Âu.
Đây là tỷ lệ người Đức ủng hộ đồng Mark cao nhất kể từ khi nước này từ bỏ đồng tiền truyền thống của mình để tham gia khu vực đồng Euro.