Kinh tế 24h qua: Thách thức lớn nhất của Trung Quốc
Thách thức lớn nhất hiện nay của Trung Quốc không phải là lạm phát, mà là tái cơ cấu kinh tế
Thách thức lớn nhất hiện nay của Trung Quốc không phải là lạm phát, mà là tái cơ cấu kinh tế để tăng trưởng bền vững và phát triển cân bằng hơn, Stephen Roach, cựu Chủ tịch Ngân hàng Morgan Stanley chi nhánh châu Á, nhận định.
Ông Roach cho rằng, trong giai đoạn hậu khủng hoảng, sự chuyển dịch cơ cấu cần theo hướng xây dựng một nền kinh tế lấy người tiêu dùng làm chủ lưu. Đây chính là vấn đề khó khăn lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, thu nhập của người dân Trung Quốc hiện chỉ chiếm 42% GDP, trong khi ở Mỹ là 86%. Do đó, Trung Quốc cần tăng thu nhập cho người dân nếu muốn kích cầu nội địa.
Tuy nhiên, theo ông Roach, trong năm 2011, Trung Quốc sẽ phải tăng cường chống lạm phát. Nếu hành động nhanh và hiệu quả, Chính phủ Trung Quốc sẽ ngăn chặn được lạm phát.
Cựu Chủ tịch Morgan Stanley cho rằng, Trung Quốc quyết tâm giảm lạm phát và hạ nhiệt thị trường địa ốc. "Tôi nghĩ, Trung Quốc sẽ vượt qua thách thức này.. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần là mục tiêu trung hạn của Chính phủ Trung Quốc", ông nói.
Trong khi đó, để kiềm chế đà leo thang của lạm phát, theo tờ Chứng khoán Trung Quốc hôm qua, Ngân hàng Trung ương nước này (PBOC) có thể sẽ tăng lãi suất vào cuối tuần để minh chứng cho việc chuyển hướng chính sách tiền tệ sang thận trọng.
Hôm 3/12, Bộ Chính trị Trung Quốc đã quyết định chuyển chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thận trọng. Việc điều chỉnh này đã được PBOC bàn thảo liên tục suốt thời gian qua, trước khi được Bộ Chính trị phê chuẩn.
"Việc Bộ Chính trị Trung Quốc đồng ý chuyển hướng chính sách tiền tệ cho thấy, tất cả các công cụ nhằm kiểm soát thanh khoản và lạm phát đều có thể được dùng trong thời gian tới", chuyên gia Ken Peng thuộc ngân hàng Citigroup ở Bắc Kinh cho hay.
"Trước đây, Trung Quốc chủ yếu áp dụng các biện pháp hành chính, nhưng từ giờ, việc tăng lãi suất sẽ dễ dàng được thực hiện hơn", ông Ken Peng nói thêm.
Tờ Chứng khoán Trung Quốc viết, cuối tuần này là một "thời điểm nhạy cảm" cho việc tăng lãi suất. Theo tờ báo, việc tăng lãi suất vào thời điểm cuối tuần là thích hợp, do các số liệu kinh tế tháng 11 sắp được công bố.
Theo kết quả thăm do của hãng tin Reuters, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 của Trung Quốc có thể tăng lên 4,7%, cao nhất trong 27 tháng. Điều này cho thấy áp lực lạm phát vẫn gia tăng bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trung ương.
Trước đó, các số liệu thống kê chính thức cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 10 vừa qua đã tăng lên 4,4%, mức cao nhất trong suốt 25 tháng qua.
Hôm qua, trong báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng GDP 2010 của châu Á lên 8,6% từ mức 8,2% được công bố hồi tháng 9 và giữ nguyên dự báo GDP 2011 ở mức 7,3%.
ADB cho rằng, các nền kinh tế châu Á cần hợp tác về tỷ giá để quản lý nguồn vốn nóng và thúc đẩy thương mại trong bối cảnh đà phục hồi ảm đạm của các quốc gia phát triển có thể đe dọa nhu cầu xuất khẩu.
“Việc tăng cường hợp tác khu vực có thể khuyến khích các nền kinh tế thành viên sẵn sàng nâng giá đồng nội tệ mà không sợ mất lợi thế cạnh tranh so với các nền kinh tế khác”, định chế tài chính này nhận định.
Khi các quốc gia phát triển tăng trưởng yếu trong các năm tới sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng các nước châu Á, Mỹ và châu Âu. Điều này có thể khiến các đồng tiền khu vực tiếp tục tăng giá và cũng như khiến dòng vốn nóng tiếp tục đổ vào khu vực này.
Ngành xuất khẩu châu Á đang chịu tác động xấu từ nhu cầu yếu kém tại Mỹ, khủng hoảng nợ công châu Âu và giảm phát tại Nhật Bản. Các nỗ lực thúc đẩy kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể làm gia tăng rủi ro bong bóng tài sản và lạm phát cao tại khu vực.
ADB dự báo, kinh thế Trung Quốc tăng trưởng 10,1% trong năm nay và chậm lại còn 9,1% trong 2011, do giá địa ốc giảm và việc ngừng các biện pháp kích cầu. Tương tự, tăng trưởng của Nhật Bản cũng còn 1,4% trong 2011, thấp hơn mức 3,2% trong năm nay.
Liên quan tới thị trường địa ốc, theo hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, đợt tăng giá nhà trên thế giới diễn ra trong 12 tháng qua đang chậm lại. Giá trung bình quý 3/2010 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 4,3% của quý 2.
Lần đầu tiên kể từ cuối năm 2008, cả sáu khu vực được Knight Frank khảo sát, bao gồm châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu đều có giá nhà tăng lên trong quý 3/2010.
Giá nhà tại châu Âu tăng ít nhất 0,8%, trong khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng tới 9,9%. Tại Litva, giá nhà giảm tới 13,9% và tại Ireland giảm 14,8%.
Một số thị trường khác có giá nhà giảm bao gồm Trung Quốc, Canada, Colombia, Dubai, New Zealand, Nam Phi và Đài Loan. Trong khi đó, giá nhà ở Mỹ hiện vẫn tương đương mức giá của năm 2003.
Theo Giám đốc phụ trách nhà ở dân cư của Knight Frank, Liam Bailey, giá nhà tăng chậm là do nhiều quốc gia có khả năng suy thoái trở lại, đặc biệt là khu vực châu Âu, nơi có tới 56% các nước có giá nhà đất giảm.
“Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đợt hồi phục trên thị trường nhà ở toàn cầu, diễn ra từ đầu năm 2009 sau đợt suy thoái trong hai năm trước đó, có thể bắt đầu giảm tốc độ”, ông nói.
Hôm qua, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 11 giảm còn 1.101 tỷ USD, ít hơn 17,09 tỷ USD so với mức kỷ lục hơn 1.118 tỷ USD hồi tháng 10.
Bộ trên cho biết, sở dĩ lượng ngoại hối giảm là do Nhật Bản không có hành động can thiệp nào vào thị trường tiền tệ trong thời gian từ 28/10 đến 26/11.
Còn theo giới phân tích, ngoại hối của Nhật Bản giảm bởi Bộ Tài chính nước này quyết định làm chậm lại việc can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua nghiệp vụ bán đồng Yên để mua USD.
Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Nhật Bản vẫn cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, nước đang nắm lượng ngoại hối lên tới 2.450 tỷ USD.
Trong khi đó, các bộ trưởng tài chính khu vực châu Âu đã quyết định không áp dụng thêm một biện pháp mới nào để chế ngự cuộc khủng hoảng nợ đang lan tràn ở khu vực này. Họ tin rằng khoản quỹ cứu trợ đã có đủ nguồn cung cấp.
Jean-Claude Juncker, Chủ tịch khu vực đồng tiền chung châu Âu cho biết ý tưởng về trái phiếu khu vực này đã không được bàn tới trong cuộc họp, và quỹ cứu trợ hiện đã đủ lớn để có thể khắc phục được sự lan tràn của cuộc khủng hoảng
Olli Rehn, Ủy viên Hội đồng Châu Âu về vấn đề kinh tế và tiền tệ cho biết: “Nói đến những nhận định kinh tế của IMF, chúng tôi đều nhất trí tán thành triển vọng kinh tế mà tổ chức này đưa ra".
"Sự hồi phục của kinh tế vẫn đang được xúc tiến nhưng cùng thời điểm này, chúng ta nên kiềm chế những ngọn lửa tài chính âm ỉ để chúng không thể cháy tràn ra cả khu rừng châu Âu rộng lớn”, ông này nói.
Ông Roach cho rằng, trong giai đoạn hậu khủng hoảng, sự chuyển dịch cơ cấu cần theo hướng xây dựng một nền kinh tế lấy người tiêu dùng làm chủ lưu. Đây chính là vấn đề khó khăn lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, thu nhập của người dân Trung Quốc hiện chỉ chiếm 42% GDP, trong khi ở Mỹ là 86%. Do đó, Trung Quốc cần tăng thu nhập cho người dân nếu muốn kích cầu nội địa.
Tuy nhiên, theo ông Roach, trong năm 2011, Trung Quốc sẽ phải tăng cường chống lạm phát. Nếu hành động nhanh và hiệu quả, Chính phủ Trung Quốc sẽ ngăn chặn được lạm phát.
Cựu Chủ tịch Morgan Stanley cho rằng, Trung Quốc quyết tâm giảm lạm phát và hạ nhiệt thị trường địa ốc. "Tôi nghĩ, Trung Quốc sẽ vượt qua thách thức này.. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần là mục tiêu trung hạn của Chính phủ Trung Quốc", ông nói.
Trong khi đó, để kiềm chế đà leo thang của lạm phát, theo tờ Chứng khoán Trung Quốc hôm qua, Ngân hàng Trung ương nước này (PBOC) có thể sẽ tăng lãi suất vào cuối tuần để minh chứng cho việc chuyển hướng chính sách tiền tệ sang thận trọng.
Hôm 3/12, Bộ Chính trị Trung Quốc đã quyết định chuyển chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thận trọng. Việc điều chỉnh này đã được PBOC bàn thảo liên tục suốt thời gian qua, trước khi được Bộ Chính trị phê chuẩn.
"Việc Bộ Chính trị Trung Quốc đồng ý chuyển hướng chính sách tiền tệ cho thấy, tất cả các công cụ nhằm kiểm soát thanh khoản và lạm phát đều có thể được dùng trong thời gian tới", chuyên gia Ken Peng thuộc ngân hàng Citigroup ở Bắc Kinh cho hay.
"Trước đây, Trung Quốc chủ yếu áp dụng các biện pháp hành chính, nhưng từ giờ, việc tăng lãi suất sẽ dễ dàng được thực hiện hơn", ông Ken Peng nói thêm.
Tờ Chứng khoán Trung Quốc viết, cuối tuần này là một "thời điểm nhạy cảm" cho việc tăng lãi suất. Theo tờ báo, việc tăng lãi suất vào thời điểm cuối tuần là thích hợp, do các số liệu kinh tế tháng 11 sắp được công bố.
Theo kết quả thăm do của hãng tin Reuters, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 của Trung Quốc có thể tăng lên 4,7%, cao nhất trong 27 tháng. Điều này cho thấy áp lực lạm phát vẫn gia tăng bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trung ương.
Trước đó, các số liệu thống kê chính thức cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 10 vừa qua đã tăng lên 4,4%, mức cao nhất trong suốt 25 tháng qua.
Hôm qua, trong báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng GDP 2010 của châu Á lên 8,6% từ mức 8,2% được công bố hồi tháng 9 và giữ nguyên dự báo GDP 2011 ở mức 7,3%.
ADB cho rằng, các nền kinh tế châu Á cần hợp tác về tỷ giá để quản lý nguồn vốn nóng và thúc đẩy thương mại trong bối cảnh đà phục hồi ảm đạm của các quốc gia phát triển có thể đe dọa nhu cầu xuất khẩu.
“Việc tăng cường hợp tác khu vực có thể khuyến khích các nền kinh tế thành viên sẵn sàng nâng giá đồng nội tệ mà không sợ mất lợi thế cạnh tranh so với các nền kinh tế khác”, định chế tài chính này nhận định.
Khi các quốc gia phát triển tăng trưởng yếu trong các năm tới sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng các nước châu Á, Mỹ và châu Âu. Điều này có thể khiến các đồng tiền khu vực tiếp tục tăng giá và cũng như khiến dòng vốn nóng tiếp tục đổ vào khu vực này.
Ngành xuất khẩu châu Á đang chịu tác động xấu từ nhu cầu yếu kém tại Mỹ, khủng hoảng nợ công châu Âu và giảm phát tại Nhật Bản. Các nỗ lực thúc đẩy kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể làm gia tăng rủi ro bong bóng tài sản và lạm phát cao tại khu vực.
ADB dự báo, kinh thế Trung Quốc tăng trưởng 10,1% trong năm nay và chậm lại còn 9,1% trong 2011, do giá địa ốc giảm và việc ngừng các biện pháp kích cầu. Tương tự, tăng trưởng của Nhật Bản cũng còn 1,4% trong 2011, thấp hơn mức 3,2% trong năm nay.
Liên quan tới thị trường địa ốc, theo hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, đợt tăng giá nhà trên thế giới diễn ra trong 12 tháng qua đang chậm lại. Giá trung bình quý 3/2010 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 4,3% của quý 2.
Lần đầu tiên kể từ cuối năm 2008, cả sáu khu vực được Knight Frank khảo sát, bao gồm châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu đều có giá nhà tăng lên trong quý 3/2010.
Giá nhà tại châu Âu tăng ít nhất 0,8%, trong khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng tới 9,9%. Tại Litva, giá nhà giảm tới 13,9% và tại Ireland giảm 14,8%.
Một số thị trường khác có giá nhà giảm bao gồm Trung Quốc, Canada, Colombia, Dubai, New Zealand, Nam Phi và Đài Loan. Trong khi đó, giá nhà ở Mỹ hiện vẫn tương đương mức giá của năm 2003.
Theo Giám đốc phụ trách nhà ở dân cư của Knight Frank, Liam Bailey, giá nhà tăng chậm là do nhiều quốc gia có khả năng suy thoái trở lại, đặc biệt là khu vực châu Âu, nơi có tới 56% các nước có giá nhà đất giảm.
“Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đợt hồi phục trên thị trường nhà ở toàn cầu, diễn ra từ đầu năm 2009 sau đợt suy thoái trong hai năm trước đó, có thể bắt đầu giảm tốc độ”, ông nói.
Hôm qua, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 11 giảm còn 1.101 tỷ USD, ít hơn 17,09 tỷ USD so với mức kỷ lục hơn 1.118 tỷ USD hồi tháng 10.
Bộ trên cho biết, sở dĩ lượng ngoại hối giảm là do Nhật Bản không có hành động can thiệp nào vào thị trường tiền tệ trong thời gian từ 28/10 đến 26/11.
Còn theo giới phân tích, ngoại hối của Nhật Bản giảm bởi Bộ Tài chính nước này quyết định làm chậm lại việc can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua nghiệp vụ bán đồng Yên để mua USD.
Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Nhật Bản vẫn cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, nước đang nắm lượng ngoại hối lên tới 2.450 tỷ USD.
Trong khi đó, các bộ trưởng tài chính khu vực châu Âu đã quyết định không áp dụng thêm một biện pháp mới nào để chế ngự cuộc khủng hoảng nợ đang lan tràn ở khu vực này. Họ tin rằng khoản quỹ cứu trợ đã có đủ nguồn cung cấp.
Jean-Claude Juncker, Chủ tịch khu vực đồng tiền chung châu Âu cho biết ý tưởng về trái phiếu khu vực này đã không được bàn tới trong cuộc họp, và quỹ cứu trợ hiện đã đủ lớn để có thể khắc phục được sự lan tràn của cuộc khủng hoảng
Olli Rehn, Ủy viên Hội đồng Châu Âu về vấn đề kinh tế và tiền tệ cho biết: “Nói đến những nhận định kinh tế của IMF, chúng tôi đều nhất trí tán thành triển vọng kinh tế mà tổ chức này đưa ra".
"Sự hồi phục của kinh tế vẫn đang được xúc tiến nhưng cùng thời điểm này, chúng ta nên kiềm chế những ngọn lửa tài chính âm ỉ để chúng không thể cháy tràn ra cả khu rừng châu Âu rộng lớn”, ông này nói.