Kinh tế 24h qua: Tâm điểm Đông Bắc Á
Hầu hết những thông tin kinh tế quan trọng trong ngày 10/12 đều tập trung ở khu vực Đông Bắc Á
Hầu hết những thông tin kinh tế quan trọng trong ngày 10/12 đều tập trung ở khu vực Đông Bắc Á, bao gồm Trung Quốc tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng, chỉ số niềm tin kinh doanh ở Nhật đột ngột giảm và Hàn Quốc giữ nguyên dự báo GDP 2011.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thông báo, từ ngày 20/12 tới, các ngân hàng của nước này sẽ phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%). Đây là lần thứ ba chỉ trong vòng một tháng qua và là lần thứ sáu kể từ đầu năm, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng.
Các thống kê của PBoC cho thấy các khoản cho vay mới đã tăng lên 564 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 85,45 tỷ USD) trong tháng 11. Điều này có thể khiến tổng số tiền các ngân hàng cho vay trong cả năm 2010 vượt quá 7,5 nghìn tỷ NDT, vốn là chỉ tiêu đã đặt ra từ đầu năm.
Quyết định trên của PBoC được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang tiếp tục nỗ lực kìm hãm mức lạm phát 4,4% trong tháng 10.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định quyết định mới nhất của PBoC về tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho thấy các biện pháp chống lạm phát trước đây vẫn chưa đủ. Bởi vậy, các biện pháp thắt chặt tiền tệ hơn được trông đợi sẽ có hiệu lực trong thời gian tới, báo hiệu những đợt tăng lãi suất mới.
Dự kiến trong ngày hôm nay, Trung Quốc sẽ công bố loạt số liệu kinh tế bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ. Tờ Economic Information Daily trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay, lạm phát tháng 11 có thể chạm mức cao nhất trong vòng 28 tháng qua là 5,1%.
Động thái nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng của Trung Quốc ngay lập tức ảnh hưởng tới thị trường vàng, dầu quốc tế. Giá vàng giao tháng 2/2011 trên sàn New York đêm qua đã giảm 7,9 USD/oz xuống 1.384,90 USD/oz. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1 giảm 58 cent, xuống 87,79 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 1/12.
Cũng trong ngày hôm qua, Trung Quốc công bố thặng dư thương mại tháng 11 đạt 22,9 tỷ USD, vượt dự báo 21,2 tỷ USD của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg, nhưng thấp hơn mức 27,1 tỷ USD trong tháng 10 do nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu.
Trong đó, xuất khẩu tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tốc so với mức 22,9% trong tháng 10 và vượt dự báo 24%; còn nhập khẩu cũng tăng mạnh 38%, bỏ xa mức 25,3% trong tháng trước và cao hơn ước tính 24.5%. Số liệu thương mại tháng 11 có thể làm gia tăng khả năng Trung Quốc nâng lãi suất và cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài chính và Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 10/12, chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty lớn ở nước này đang giảm xuống mức âm trong quý 3, mức giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm đến nay.
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty có vốn từ một tỷ Yên đã giảm từ 7,1 của quý trước xuống còn -5,0. Nguyên nhân được cho là mức cầu nội địa yếu, khi các biện pháp kích thích tài chính của Chính phủ Nhật Bản giảm bớt tác động.
Theo giới phân tích, kết quả khảo sát là hoàn toàn tiêu cực, song chính các biện pháp kích thích kinh tế mờ nhạt dần đã "dội một gáo nước lạnh" vào niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo một vài nhà phân tích, sự sụt giảm này chỉ là tạm thời và có một số dấu hiệu kinh tế Nhật Bản bắt đầu lấy lại địa vị vững chắc nhờ xuất khẩu tăng trở lại.
Cùng ngày, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho hay, niềm tin tiêu dùng ở nước này trong tháng 11 cũng giảm trong năm tháng liên tiếp. Theo báo cáo này, chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm xuống mức 40,6 so với 41,1 trước đó hồi tháng 10 do các biện pháp kích thích hết thời hiệu cũng như sản lượng công nghiệp giảm.
Trong khi đó, chỉ số niềm tin giữa các hộ gia đình cũng giảm từ 40,9% xuống còn 40,4% . Tại thủ đô Tokyo, niềm tin tiêu dùng của hộ gia đình cũng giảm từ 41,7 xuống 41,4.
Bóng mây ảm đạm cũng bao trùm lĩnh vực bán sỉ, khi chỉ số giá bán sỉ ở Nhật Bản tăng 0,9% trong tháng 11, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp chỉ số này gia tăng do giá sản phẩm dầu mỏ tăng và tác động của việc đánh thuế thuốc lá.
Giá các mặt hàng chế biến, trong đó bao gồm cả thuốc lá, đã tăng 2,7 %. Giá dầu mỏ và than đá cũng tăng 5,5%, trong khi giá thép tăng 8,8%. Giá các thiết bị thông tin và viễn thông lại giảm 6,4%, và giá các sản phẩm điện máy cũng giảm 3,8%, cho thấy tình hình cạnh tranh giá cả đang hết sức nóng.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 10/12 duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011, đồng thời nâng nhẹ dự báo cho năm nay nhờ sự mở rộng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư thiết bị và chi tiêu tư nhân. Theo đó, BOK kỳ vọng kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4,5% vào năm 2011 sau khi mở rộng 6,1% trong năm 2010.
Động thái trên cho thấy Hàn Quốc sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 3 trong số các thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong năm 2011 sau Thổ Nhĩ Kỳ và Chile. BOK dự báo: “6 tháng đầu năm 2011 nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm chạp hơn so với 6 tháng cuối năm do chi tiêu ngân sách giảm so với năm 2010.”
Theo BOK, đà phục hồi kinh tế của các nước tiên tiến, trong đó có Mỹ, sẽ tăng tốc mạnh trong nửa cuối năm”. Trước đó, hồi tháng 7, BOK dự báo, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4,5% trong năm 2011, sau khi tăng trưởng 5,9% trong năm 2010. Một quan chức BOK cho biết, quý 4/2010, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 0,4%, thấp hơn mức 0,7% trong quý 3.
BOK cũng dự báo, lạm phát tiêu dùng sẽ tăng từ mức 2,9% trong năm 2010 lên 3,5% vào 2011. Các dự báo này được đưa ra một ngày sau khi BOK dự đoán lạm phát leo thang và kinh tế tăng trưởng vững chắc. Theo các nhà phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy BOK sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào đầu năm tới.
Hôm qua, Mỹ công bố thâm hụt ngân sách tháng 11 của nước này là 150,39 tỷ USD, cao hơn 8 tỷ USD so với dự báo và mức 120,29 tỷ USD cùng kỳ năm 2009. Doanh thu ngân sách tháng 11 đạt 148,96 tỷ USD, cao hơn 15 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, chi tiêu ngân sách lên tới 299,35 tỷ USD, cao hơn 45 tỷ USD so với tháng 11/2009.
Thâm hụt thương mại tháng 10 của Mỹ thu hẹp còn 38,7 tỷ USD, thấp nhất 9 tháng, giảm 13% so với mức 44,6 tỷ USD trong tháng 9 và thấp hơn dự báo 44,5 tỷ USD của các nhà kinh tế. Trong đó, xuất khẩu tăng 3,2% lên 158,7 tỷ USD, nhập khẩu giảm 0,5% xuống 197,4 tỷ USD.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thông báo, từ ngày 20/12 tới, các ngân hàng của nước này sẽ phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%). Đây là lần thứ ba chỉ trong vòng một tháng qua và là lần thứ sáu kể từ đầu năm, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng.
Các thống kê của PBoC cho thấy các khoản cho vay mới đã tăng lên 564 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 85,45 tỷ USD) trong tháng 11. Điều này có thể khiến tổng số tiền các ngân hàng cho vay trong cả năm 2010 vượt quá 7,5 nghìn tỷ NDT, vốn là chỉ tiêu đã đặt ra từ đầu năm.
Quyết định trên của PBoC được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang tiếp tục nỗ lực kìm hãm mức lạm phát 4,4% trong tháng 10.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định quyết định mới nhất của PBoC về tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho thấy các biện pháp chống lạm phát trước đây vẫn chưa đủ. Bởi vậy, các biện pháp thắt chặt tiền tệ hơn được trông đợi sẽ có hiệu lực trong thời gian tới, báo hiệu những đợt tăng lãi suất mới.
Dự kiến trong ngày hôm nay, Trung Quốc sẽ công bố loạt số liệu kinh tế bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ. Tờ Economic Information Daily trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay, lạm phát tháng 11 có thể chạm mức cao nhất trong vòng 28 tháng qua là 5,1%.
Động thái nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng của Trung Quốc ngay lập tức ảnh hưởng tới thị trường vàng, dầu quốc tế. Giá vàng giao tháng 2/2011 trên sàn New York đêm qua đã giảm 7,9 USD/oz xuống 1.384,90 USD/oz. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1 giảm 58 cent, xuống 87,79 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 1/12.
Cũng trong ngày hôm qua, Trung Quốc công bố thặng dư thương mại tháng 11 đạt 22,9 tỷ USD, vượt dự báo 21,2 tỷ USD của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg, nhưng thấp hơn mức 27,1 tỷ USD trong tháng 10 do nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu.
Trong đó, xuất khẩu tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tốc so với mức 22,9% trong tháng 10 và vượt dự báo 24%; còn nhập khẩu cũng tăng mạnh 38%, bỏ xa mức 25,3% trong tháng trước và cao hơn ước tính 24.5%. Số liệu thương mại tháng 11 có thể làm gia tăng khả năng Trung Quốc nâng lãi suất và cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài chính và Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 10/12, chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty lớn ở nước này đang giảm xuống mức âm trong quý 3, mức giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm đến nay.
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty có vốn từ một tỷ Yên đã giảm từ 7,1 của quý trước xuống còn -5,0. Nguyên nhân được cho là mức cầu nội địa yếu, khi các biện pháp kích thích tài chính của Chính phủ Nhật Bản giảm bớt tác động.
Theo giới phân tích, kết quả khảo sát là hoàn toàn tiêu cực, song chính các biện pháp kích thích kinh tế mờ nhạt dần đã "dội một gáo nước lạnh" vào niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo một vài nhà phân tích, sự sụt giảm này chỉ là tạm thời và có một số dấu hiệu kinh tế Nhật Bản bắt đầu lấy lại địa vị vững chắc nhờ xuất khẩu tăng trở lại.
Cùng ngày, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho hay, niềm tin tiêu dùng ở nước này trong tháng 11 cũng giảm trong năm tháng liên tiếp. Theo báo cáo này, chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm xuống mức 40,6 so với 41,1 trước đó hồi tháng 10 do các biện pháp kích thích hết thời hiệu cũng như sản lượng công nghiệp giảm.
Trong khi đó, chỉ số niềm tin giữa các hộ gia đình cũng giảm từ 40,9% xuống còn 40,4% . Tại thủ đô Tokyo, niềm tin tiêu dùng của hộ gia đình cũng giảm từ 41,7 xuống 41,4.
Bóng mây ảm đạm cũng bao trùm lĩnh vực bán sỉ, khi chỉ số giá bán sỉ ở Nhật Bản tăng 0,9% trong tháng 11, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp chỉ số này gia tăng do giá sản phẩm dầu mỏ tăng và tác động của việc đánh thuế thuốc lá.
Giá các mặt hàng chế biến, trong đó bao gồm cả thuốc lá, đã tăng 2,7 %. Giá dầu mỏ và than đá cũng tăng 5,5%, trong khi giá thép tăng 8,8%. Giá các thiết bị thông tin và viễn thông lại giảm 6,4%, và giá các sản phẩm điện máy cũng giảm 3,8%, cho thấy tình hình cạnh tranh giá cả đang hết sức nóng.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 10/12 duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011, đồng thời nâng nhẹ dự báo cho năm nay nhờ sự mở rộng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư thiết bị và chi tiêu tư nhân. Theo đó, BOK kỳ vọng kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4,5% vào năm 2011 sau khi mở rộng 6,1% trong năm 2010.
Động thái trên cho thấy Hàn Quốc sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 3 trong số các thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong năm 2011 sau Thổ Nhĩ Kỳ và Chile. BOK dự báo: “6 tháng đầu năm 2011 nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm chạp hơn so với 6 tháng cuối năm do chi tiêu ngân sách giảm so với năm 2010.”
Theo BOK, đà phục hồi kinh tế của các nước tiên tiến, trong đó có Mỹ, sẽ tăng tốc mạnh trong nửa cuối năm”. Trước đó, hồi tháng 7, BOK dự báo, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4,5% trong năm 2011, sau khi tăng trưởng 5,9% trong năm 2010. Một quan chức BOK cho biết, quý 4/2010, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 0,4%, thấp hơn mức 0,7% trong quý 3.
BOK cũng dự báo, lạm phát tiêu dùng sẽ tăng từ mức 2,9% trong năm 2010 lên 3,5% vào 2011. Các dự báo này được đưa ra một ngày sau khi BOK dự đoán lạm phát leo thang và kinh tế tăng trưởng vững chắc. Theo các nhà phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy BOK sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào đầu năm tới.
Hôm qua, Mỹ công bố thâm hụt ngân sách tháng 11 của nước này là 150,39 tỷ USD, cao hơn 8 tỷ USD so với dự báo và mức 120,29 tỷ USD cùng kỳ năm 2009. Doanh thu ngân sách tháng 11 đạt 148,96 tỷ USD, cao hơn 15 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, chi tiêu ngân sách lên tới 299,35 tỷ USD, cao hơn 45 tỷ USD so với tháng 11/2009.
Thâm hụt thương mại tháng 10 của Mỹ thu hẹp còn 38,7 tỷ USD, thấp nhất 9 tháng, giảm 13% so với mức 44,6 tỷ USD trong tháng 9 và thấp hơn dự báo 44,5 tỷ USD của các nhà kinh tế. Trong đó, xuất khẩu tăng 3,2% lên 158,7 tỷ USD, nhập khẩu giảm 0,5% xuống 197,4 tỷ USD.