Kinh tế 24h qua: Rò rỉ thông tin mật
Không dưới một lần, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc được tiết lộ trước khi công bố và trùng khớp với số liệu chính thức
Hôm qua (14/4), kênh truyền hình Phoenix của Hồng Kông tiết lộ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 3 có khả năng tăng tới 5,3 - 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức 4,9% trong tháng 2 vừa qua.
Nếu thông tin này là xác thực, đây sẽ là mức tăng mạnh nhất của CPI Trung Quốc trong vòng 32 tháng qua. Số liệu chính thức dự kiến sẽ được Trung Quốc công bố trong ngày hôm nay (15/4).
Hồi tháng 1, Phoenix từng dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết lạm phát giá tiêu dùng tháng 12 còn 4,6% và GDP cả năm đạt 10,3%. Số liệu này hoàn toàn khớp với công bố chính thức sau đó 1 ngày.
Cũng trong ngày hôm qua, PBoC thông báo dự trữ ngoại hối của nước này, tính tới cuối tháng 3, đã lên đến 3.040 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên mức 2.870 tỷ USD tính đến cuối năm ngoái.
Nguyên nhân khiến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, là do hoạt động đầu tư nước ngoài gia tăng, thặng dư thương mại ở mức cao và lượng tiền nóng chảy vào thị trường ngày một nhiều.
Cùng ngày, PBoC thông báo tổng giá trị các khoản vay mới bằng đồng Nhân dân tệ trong quý 1 đứng ở mức 2.240 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 342,83 tỷ USD), thấp hơn 352,4 tỷ Nhân dân tệ so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý 1, cung tiền M2 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 75.810 tỷ Nhân dân tệ. Kết quả trên cao hơn 0,9% so với cuối tháng 2, nhưng thấp hơn 3.1% so với cuối năm ngoái. Cung tiền M1 tăng 15% lên 26.630 tỷ Nhân dân tệ.
Trước đó, hôm 13/4, nghiệp đoàn Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc đã hối thúc các doanh nghiệp không tăng giá bán hoặc giảm nguồn cung, hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ trong nỗ lực bình ổn giá để đối phó với lạm phát leo thang.
Theo đó, các công ty cần phải giữ vai trò đảm đương các trách nhiệm xã hội, đồng thời góp phần giảm khó khăn cho người dân, trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát vật giá tăng cao, nhân tố có thể gây ra những bất ổn xã hội.
Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 13/4 cũng nhắc lại cam kết bình ổn giá cả và kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng đầu cơ vào thị trường bất động sản. Đây được coi là nhiệm vụ chính trong chiến lược quản lý kinh tế vĩ mô trong năm nay.
Hôm qua (14/4), các nhà lãnh đạo BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã ra tuyên bố chung về cam kết ủng hộ cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm thiết lập một hệ thống dự trữ tiền tệ quốc tế quy mô lớn, ổn định và đáng tin cậy.
Tuyên bố chung cũng hối thúc tăng cường giám sát tài chính quốc tế và phối hợp chính sách để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các thị trường tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, các bên còn kêu gọi các nền kinh tế mới nổi chú ý những rủi ro của các luồng vốn đầu tư ồ ạt qua biên giới; nhấn mạnh tình trạng giá cả hàng hóa bất ổn, đặc biệt giá lương thực và năng lượng;
Kêu gọi nỗ lực mở rộng khả năng sản xuất hàng hóa, tăng cường đối thoại giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nhằm cân đối cung-cầu đồng thời tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển về vốn và công nghệ.
Liên quan tới hệ thống tài chính toàn cầu, báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng, sau cuộc khủng hoảng vừa qua, hệ thống này tuy đã được cải thiện nhưng vẫn dễ bị tổn thương trước các chấn động kinh tế thế giới.
Các nhà hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế cần giải quyết tận gốc các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nhằm lập lại cân bằng và chuyển trọng tâm ổn định tài chính sang các biện pháp xử lý các nguyên nhân khủng hoảng.
Thách thức chủ yếu của tiến trình này là cải tổ hệ thống ngân hàng và giải quyết mức nợ công cao mà không làm phương hại đến sự ổn định tài chính và tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
IMF đề nghị lộ trình bốn bước để tăng cường ổn định hệ thống tài chính toàn cầu như giảm gánh nặng nợ công và tăng cường cân bằng tài chính; làm trong sạch các quyết toán của hệ thống ngân hàng thông qua giải quyết các khoản nợ xấu và tăng vốn;
Giải quyết nợ thế chấp xấu và giảm các nguồn gốc vốn thế chấp; cẩn trọng phòng ngừa sự phát triển quá nóng và nguy cơ mất cân bằng tài chính trong các nền kinh tế mới nổi.
Liên quan tới vấn đề châu Âu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou đã bác bỏ kế hoạch cơ cấu lại nợ công của nước này, song khẳng định phải cắt giảm thêm ngân sách, để đạt mục tiêu giảm thâm hụt theo quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Theo kế hoạch, để giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% theo qui định EU trong giai đoạn 2011-2015, Hy Lạp cần một khoản ngân sách tiết kiệm 23 tỷ Euro từ nay đến cuối năm 2015.
Phát biểu tại một hội thảo ở Athens, ông Papaconstantinou cho biết để có được khoản tiền tiết kiệm này, Hy Lạp sẽ phải tiến hành thêm các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", theo đó giảm lương trong khu vực công 15%, lương hưu 10% và tăng thuế.
Nếu được chính phủ thông qua, kế hoạch tiết kiệm ngân sách trên sẽ được trình quốc hội xem xét trước ngày 15/5 và bỏ phiếu vào đầu tháng Sáu tới.
Hôm qua, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) tuyên bố thắt chặt chính sách tiền tệ lần thứ 3 trong vòng một năm nhằm ngăn chặn lạm phát, khi GDP quý 1 của nước này tăng trưởng gần gấp đôi dự báo của giới phân tích.
Theo Bộ Công thương Singapore, GDP quý 1 của Singapore tăng trưởng tới 23,5% so với quý trước, cao gần gấp đôi so với dự báo 12,4% của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires.
Đồng đôla Singapore (SGD) nhảy vọt lên mức cao kỷ lục 1,2496 SGD/USD. Năm ngoái, đồng tiền này đã tăng giá hơn 10% và là đơn vị tiền tệ tăng giá mạnh nhất tại châu Á (trừ Nhật Bản).
MAS cho biết sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc tiếp tục cho phép đồng nội tệ tăng giá. “Chính sách này sẽ đảm bảo sự ổn định của giá cả trong trung hạn và duy trì đà tăng trưởng bền vững của nền kinh tế”, cơ quan trên cho hay.
Nếu thông tin này là xác thực, đây sẽ là mức tăng mạnh nhất của CPI Trung Quốc trong vòng 32 tháng qua. Số liệu chính thức dự kiến sẽ được Trung Quốc công bố trong ngày hôm nay (15/4).
Hồi tháng 1, Phoenix từng dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết lạm phát giá tiêu dùng tháng 12 còn 4,6% và GDP cả năm đạt 10,3%. Số liệu này hoàn toàn khớp với công bố chính thức sau đó 1 ngày.
Cũng trong ngày hôm qua, PBoC thông báo dự trữ ngoại hối của nước này, tính tới cuối tháng 3, đã lên đến 3.040 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên mức 2.870 tỷ USD tính đến cuối năm ngoái.
Nguyên nhân khiến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, là do hoạt động đầu tư nước ngoài gia tăng, thặng dư thương mại ở mức cao và lượng tiền nóng chảy vào thị trường ngày một nhiều.
Cùng ngày, PBoC thông báo tổng giá trị các khoản vay mới bằng đồng Nhân dân tệ trong quý 1 đứng ở mức 2.240 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 342,83 tỷ USD), thấp hơn 352,4 tỷ Nhân dân tệ so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý 1, cung tiền M2 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 75.810 tỷ Nhân dân tệ. Kết quả trên cao hơn 0,9% so với cuối tháng 2, nhưng thấp hơn 3.1% so với cuối năm ngoái. Cung tiền M1 tăng 15% lên 26.630 tỷ Nhân dân tệ.
Trước đó, hôm 13/4, nghiệp đoàn Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc đã hối thúc các doanh nghiệp không tăng giá bán hoặc giảm nguồn cung, hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ trong nỗ lực bình ổn giá để đối phó với lạm phát leo thang.
Theo đó, các công ty cần phải giữ vai trò đảm đương các trách nhiệm xã hội, đồng thời góp phần giảm khó khăn cho người dân, trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát vật giá tăng cao, nhân tố có thể gây ra những bất ổn xã hội.
Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 13/4 cũng nhắc lại cam kết bình ổn giá cả và kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng đầu cơ vào thị trường bất động sản. Đây được coi là nhiệm vụ chính trong chiến lược quản lý kinh tế vĩ mô trong năm nay.
Hôm qua (14/4), các nhà lãnh đạo BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã ra tuyên bố chung về cam kết ủng hộ cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm thiết lập một hệ thống dự trữ tiền tệ quốc tế quy mô lớn, ổn định và đáng tin cậy.
Tuyên bố chung cũng hối thúc tăng cường giám sát tài chính quốc tế và phối hợp chính sách để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các thị trường tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, các bên còn kêu gọi các nền kinh tế mới nổi chú ý những rủi ro của các luồng vốn đầu tư ồ ạt qua biên giới; nhấn mạnh tình trạng giá cả hàng hóa bất ổn, đặc biệt giá lương thực và năng lượng;
Kêu gọi nỗ lực mở rộng khả năng sản xuất hàng hóa, tăng cường đối thoại giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nhằm cân đối cung-cầu đồng thời tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển về vốn và công nghệ.
Liên quan tới hệ thống tài chính toàn cầu, báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng, sau cuộc khủng hoảng vừa qua, hệ thống này tuy đã được cải thiện nhưng vẫn dễ bị tổn thương trước các chấn động kinh tế thế giới.
Các nhà hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế cần giải quyết tận gốc các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nhằm lập lại cân bằng và chuyển trọng tâm ổn định tài chính sang các biện pháp xử lý các nguyên nhân khủng hoảng.
Thách thức chủ yếu của tiến trình này là cải tổ hệ thống ngân hàng và giải quyết mức nợ công cao mà không làm phương hại đến sự ổn định tài chính và tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
IMF đề nghị lộ trình bốn bước để tăng cường ổn định hệ thống tài chính toàn cầu như giảm gánh nặng nợ công và tăng cường cân bằng tài chính; làm trong sạch các quyết toán của hệ thống ngân hàng thông qua giải quyết các khoản nợ xấu và tăng vốn;
Giải quyết nợ thế chấp xấu và giảm các nguồn gốc vốn thế chấp; cẩn trọng phòng ngừa sự phát triển quá nóng và nguy cơ mất cân bằng tài chính trong các nền kinh tế mới nổi.
Liên quan tới vấn đề châu Âu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou đã bác bỏ kế hoạch cơ cấu lại nợ công của nước này, song khẳng định phải cắt giảm thêm ngân sách, để đạt mục tiêu giảm thâm hụt theo quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Theo kế hoạch, để giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% theo qui định EU trong giai đoạn 2011-2015, Hy Lạp cần một khoản ngân sách tiết kiệm 23 tỷ Euro từ nay đến cuối năm 2015.
Phát biểu tại một hội thảo ở Athens, ông Papaconstantinou cho biết để có được khoản tiền tiết kiệm này, Hy Lạp sẽ phải tiến hành thêm các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", theo đó giảm lương trong khu vực công 15%, lương hưu 10% và tăng thuế.
Nếu được chính phủ thông qua, kế hoạch tiết kiệm ngân sách trên sẽ được trình quốc hội xem xét trước ngày 15/5 và bỏ phiếu vào đầu tháng Sáu tới.
Hôm qua, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) tuyên bố thắt chặt chính sách tiền tệ lần thứ 3 trong vòng một năm nhằm ngăn chặn lạm phát, khi GDP quý 1 của nước này tăng trưởng gần gấp đôi dự báo của giới phân tích.
Theo Bộ Công thương Singapore, GDP quý 1 của Singapore tăng trưởng tới 23,5% so với quý trước, cao gần gấp đôi so với dự báo 12,4% của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires.
Đồng đôla Singapore (SGD) nhảy vọt lên mức cao kỷ lục 1,2496 SGD/USD. Năm ngoái, đồng tiền này đã tăng giá hơn 10% và là đơn vị tiền tệ tăng giá mạnh nhất tại châu Á (trừ Nhật Bản).
MAS cho biết sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc tiếp tục cho phép đồng nội tệ tăng giá. “Chính sách này sẽ đảm bảo sự ổn định của giá cả trong trung hạn và duy trì đà tăng trưởng bền vững của nền kinh tế”, cơ quan trên cho hay.