Kinh tế 24h qua: Tỷ phú đã “ngán” vàng?
Một số tỷ phú của Mỹ đã bán tháo một lượng vàng rất lớn, trong khi số khác vẫn tin rằng giá kim loại này còn lên tiếp, ai đúng?
Quỹ đầu tư Soros, một trong những tổ chức đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới, đã bán ra phần lớn lượng vàng và bạc nắm giữ trong tháng qua, do nước Mỹ ít có khả năng rơi vào tình trạng giảm phát, tờ Wall Street Journal cho biết trong số ra ngày 4/5.
Trong khi đó, theo John Paulson, người đứng đầu quỹ đầu tư mạo hiểm Paulson & Co, trong bài nói chuyện với các nhà đầu tư một ngày trước đó, cũng được Wall Street Journal dẫn lời, giá vàng có thể leo lên mức 4.000 USD/ounce trong vòng 3 - 5 năm tới.
Ai mới là người nhận định đúng hơn về thị trường vàng, Soros hay Paulson, thì còn phải chờ xem một thời gian nữa. Nhưng trên thực tế, việc quỹ Soros bán ra một khối lượng lớn vàng nắm giữ đã khiến nhà đầu tư bị ảnh hưởng mạnh về tâm lý.
Đêm qua, giá vàng giao tháng 6 trượt mạnh 25,1 USD/ounce, tương ứng 1,6%, xuống 1.515,3 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức giảm trong một ngày lớn nhất của giá vàng kỳ hạn này kể từ ngày 15/3 tới nay.
Cũng liên quan tới việc dự báo giá cả, theo ông William Adams, quản lý quỹ Resilent AG có trụ sở tại Thụy Sĩ, giá lương thực toàn cầu có thể tăng lên mức tăng kỷ lục 4,4% vào cuối năm nay, khiến lạm phát gia tăng trên toàn thế giới.
Chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc, bao gồm 55 loại mặt hàng, đã leo lên mức kỷ lục 236,8 điểm trong tháng 2, trước khi giảm khoảng 3% trong tháng Ba.
Các kho dự trữ ngô trên toàn cầu đã giảm nhiều nhất trong 7 năm qua, dự trữ dầu ăn cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974, trong khi lượng thịt bò dự trữ của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Trong bối cảnh trên, giá sinh hoạt ở Mỹ đã tăng với tốc độ cao nhất kể từ năm 2009 trong 12 tháng qua (kết thúc tháng 3/2011). Giá sinh hoạt tại Trung Quốc cũng tăng mạnh nhất trong tháng 3 kể từ năm 2008 trở lại đây.
Nguyên nhân khiến giá lương thực tăng mạnh là do tình trạng bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông. Giá lương thực đắt đỏ đã đẩy 44 triệu người vào cảnh đói nghèo trong năm ngoái.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sẽ có thêm 10 triệu người nữa bổ sung vào đội quân đói nghèo trên khi chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc tăng thêm 10%. Người tiêu dùng sẽ phải bỏ thêm tiền để mua lương thực do nông dân phải mất một số năm mới có thể mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của ông Jeremy Grantham, Chủ tịch quỹ đầu tư GMO (Mỹ), giá hàng hóa có thể sụt giảm mạnh vào năm 2012. Ông Grantham được coi là “nhà tiên tri” nổi tiếng nhất Phố Wall, người chuyên đi ngược trào lưu, đã từng dự đoán chính xác về sự sụp đổ của thị trường từ 2007-2009.
Trong bức thư mới nhất gửi đến các nhà đầu tư, ông Grantham cảnh báo giá cả hàng hóa đang hướng đến sự sụt giảm mạnh vào năm sau, khả năng này đến 80%, và đó cũng là cơ hội vàng để mua vào. Về dài hạn, Grantham cho rằng giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng.
Lý do, theo ông, giá hàng hóa nông nghiệp đang bước vào đợt sụt giảm. Khả năng vụ mùa năm nay thất bát rất ít. Yếu tố thứ hai là Trung Quốc. Trung Quốc là động lực đẩy giá nhiều mặt hàng tăng cao.
Tuy nhiên, ông Grantham lo ngại Trung Quốc đã tăng trưởng quá nhanh trong thời gian quá lâu và sớm muộn gì cũng có vấn đề khó khăn xảy ra. Thêm vào đó, lương công nhân đang tăng và chi tiêu vốn quá nhiều. Đáng lo ngại hơn cả là Trung Quốc đang lún sâu vào cơn sốt nhà đất.
Cũng liên quan tới vấn đề lạm phát và giá cả hàng hóa, theo số liệu thống kê mới công bố của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 2 và 3 đã tăng lên 4,7%, mức cao thứ hai trong số 34 nước thành viên của tổ chức này.
Quốc gia có chỉ số giá tiêu dùng cao nhất OECD là Estonia với 5,2%, tiếp theo là Hàn Quốc, Hy Lạp Hungary, New Zealand. Các chuyên gia cho rằng, việc giá lương thực ở Hàn Quốc tăng tới 10,9% trong tháng 3 vừa qua đã khiến chỉ số giá tiêu dùng của "xứ sở kim chi" tăng cao.
Đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng cao ở Estonia, nước hiện có mức giá lương thực cao nhất trong OECD với mức tăng 11,6%. Chỉ số giá tiêu dùng của các nước thành viên OECD tăng trung bình 2,7% vào tháng Ba, tăng so với 2,4% của tháng trước đó.
Theo đánh giá sơ bộ của Cơ quan phân tích kinh tế (BEA), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý 1/2011 đã giảm xuống 1,8%, từ mức 3,1% trong quý 4/2010. Tuy nhiên, tạp chí The Economist cho rằng, sự suy giảm này chỉ là tạm thời do các yếu tố như giá dầu tăng và thời tiết khắc nghiệt.
Ban phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc The Economist nhận định, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý 2 sẽ vượt 3% và mức này sẽ được duy trì trong nửa cuối năm nay nếu giá dầu dịu đi.
Số liệu tiêu dùng được quan tâm nhất vì nó chiếm khoảng 71% GDP và giúp nâng đỡ nhu cầu toàn cầu. Theo BEA, tăng trưởng tiêu dùng cá nhân trong quý 1 đã đạt mức khá cao 2,7%, song chỉ số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 4% trong quý 4/2010.
Điều này làm gia tăng lo ngại rằng giá dầu tăng làm suy yếu sức mua của người tiêu dùng Mỹ. Một số người cho rằng giá xăng dầu leo thang làm mất tác dụng gói kích thích kinh tế được đưa ra hồi tháng 12/2010, trong đó có việc cắt giảm thuế, gia hạn trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, EIU cho rằng không nên thổi phồng tác động trực tiếp của giá dầu cao đối với hoạt động của người tiêu dùng trong quý 1/2011. Tiêu dùng cá nhân vẫn chi phối tốc độ tăng trưởng GDP chung khi nó vẫn đóng góp đến 1,9% (theo số liệu của BEA).
Các yếu tố phụ trợ khác cũng tương đối tốt như doanh số bán lẻ tăng tháng thứ 9 liên tiếp trong tháng 3/2011; thị trường chứng khoán phục hồi làm người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn khi chỉ số S&P tăng khoảng 7% kể từ đầu năm 2011 và tăng 99% so với mức thấp cách đây hai năm.
Dù còn khó khăn nhưng thị trường lao động Mỹ rõ ràng đã cải thiện. Trong tháng 3/2011, lĩnh vực tư nhân đã tạo thêm 230.000 việc làm và trong bốn tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm 1 điểm phần trăm xuống 8,8%.
Cũng liên quan tới thị trường dầu, theo giới chuyên gia phân tích, đầu cơ chính là nguyên nhân đẩy giá dầu thế giới tăng vọt, và giá xăng tại các quốc gia lên cao ngất ngưởng, vượt quá sức chịu đựng của người dân. Giá dầu thô trên sàn giao dịch New York (Mỹ) đang dao động ở mức 112-113 USD/thùng.
Tuy nhiên, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, chi phí trung bình để sản xuất một thùng dầu, tính từ thăm dò, phát triển cho đến khai thác và thuế, chỉ khoảng 30 USD. Giới chuyên gia xác định với chi phí đó cộng thêm phí vận chuyển và sự tác động của yếu tố cung cầu thì giá dầu ở mức 75 - 85 USD/thùng là hợp lý.
Các yếu tố từng được cho là nguyên nhân đẩy giá dầu, như đà phục hồi kinh tế, đồng USD yếu, bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi, có thể là nguyên nhân đáng kể, nhưng không thể đóng vai trò quyết định giá dầu. Dù xuất khẩu dầu từ Lybia bị ngưng trệ, nhưng nguồn cung từ Saudi Arabia đã tăng.
Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu đẩy giá dầu tăng là do tình trạng đầu cơ. “Đầu cơ tăng gấp bốn lần so với tháng 6-2008”, chuyên gia phân tích năng lượng David Greely của ngân hàng Goldman Sachs cho biết.
Do vậy, giáo sư Steve A. Yetiv thuộc trường Đại học Old Dominion (Mỹ) cho rằng, Mỹ cần áp dụng các biện pháp để ngăn chặn nạn đầu cơ dầu thô. Ủy ban giao dịch hợp đồng hàng hóa kỳ hạn (CFTC) Mỹ cũng đã được Quốc hội Mỹ giao quyền để đảm bảo giá dầu phản ánh đúng cán cân cung - cầu.
Trong khi đó, theo John Paulson, người đứng đầu quỹ đầu tư mạo hiểm Paulson & Co, trong bài nói chuyện với các nhà đầu tư một ngày trước đó, cũng được Wall Street Journal dẫn lời, giá vàng có thể leo lên mức 4.000 USD/ounce trong vòng 3 - 5 năm tới.
Ai mới là người nhận định đúng hơn về thị trường vàng, Soros hay Paulson, thì còn phải chờ xem một thời gian nữa. Nhưng trên thực tế, việc quỹ Soros bán ra một khối lượng lớn vàng nắm giữ đã khiến nhà đầu tư bị ảnh hưởng mạnh về tâm lý.
Đêm qua, giá vàng giao tháng 6 trượt mạnh 25,1 USD/ounce, tương ứng 1,6%, xuống 1.515,3 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức giảm trong một ngày lớn nhất của giá vàng kỳ hạn này kể từ ngày 15/3 tới nay.
Cũng liên quan tới việc dự báo giá cả, theo ông William Adams, quản lý quỹ Resilent AG có trụ sở tại Thụy Sĩ, giá lương thực toàn cầu có thể tăng lên mức tăng kỷ lục 4,4% vào cuối năm nay, khiến lạm phát gia tăng trên toàn thế giới.
Chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc, bao gồm 55 loại mặt hàng, đã leo lên mức kỷ lục 236,8 điểm trong tháng 2, trước khi giảm khoảng 3% trong tháng Ba.
Các kho dự trữ ngô trên toàn cầu đã giảm nhiều nhất trong 7 năm qua, dự trữ dầu ăn cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974, trong khi lượng thịt bò dự trữ của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Trong bối cảnh trên, giá sinh hoạt ở Mỹ đã tăng với tốc độ cao nhất kể từ năm 2009 trong 12 tháng qua (kết thúc tháng 3/2011). Giá sinh hoạt tại Trung Quốc cũng tăng mạnh nhất trong tháng 3 kể từ năm 2008 trở lại đây.
Nguyên nhân khiến giá lương thực tăng mạnh là do tình trạng bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông. Giá lương thực đắt đỏ đã đẩy 44 triệu người vào cảnh đói nghèo trong năm ngoái.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sẽ có thêm 10 triệu người nữa bổ sung vào đội quân đói nghèo trên khi chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc tăng thêm 10%. Người tiêu dùng sẽ phải bỏ thêm tiền để mua lương thực do nông dân phải mất một số năm mới có thể mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của ông Jeremy Grantham, Chủ tịch quỹ đầu tư GMO (Mỹ), giá hàng hóa có thể sụt giảm mạnh vào năm 2012. Ông Grantham được coi là “nhà tiên tri” nổi tiếng nhất Phố Wall, người chuyên đi ngược trào lưu, đã từng dự đoán chính xác về sự sụp đổ của thị trường từ 2007-2009.
Trong bức thư mới nhất gửi đến các nhà đầu tư, ông Grantham cảnh báo giá cả hàng hóa đang hướng đến sự sụt giảm mạnh vào năm sau, khả năng này đến 80%, và đó cũng là cơ hội vàng để mua vào. Về dài hạn, Grantham cho rằng giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng.
Lý do, theo ông, giá hàng hóa nông nghiệp đang bước vào đợt sụt giảm. Khả năng vụ mùa năm nay thất bát rất ít. Yếu tố thứ hai là Trung Quốc. Trung Quốc là động lực đẩy giá nhiều mặt hàng tăng cao.
Tuy nhiên, ông Grantham lo ngại Trung Quốc đã tăng trưởng quá nhanh trong thời gian quá lâu và sớm muộn gì cũng có vấn đề khó khăn xảy ra. Thêm vào đó, lương công nhân đang tăng và chi tiêu vốn quá nhiều. Đáng lo ngại hơn cả là Trung Quốc đang lún sâu vào cơn sốt nhà đất.
Cũng liên quan tới vấn đề lạm phát và giá cả hàng hóa, theo số liệu thống kê mới công bố của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 2 và 3 đã tăng lên 4,7%, mức cao thứ hai trong số 34 nước thành viên của tổ chức này.
Quốc gia có chỉ số giá tiêu dùng cao nhất OECD là Estonia với 5,2%, tiếp theo là Hàn Quốc, Hy Lạp Hungary, New Zealand. Các chuyên gia cho rằng, việc giá lương thực ở Hàn Quốc tăng tới 10,9% trong tháng 3 vừa qua đã khiến chỉ số giá tiêu dùng của "xứ sở kim chi" tăng cao.
Đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng cao ở Estonia, nước hiện có mức giá lương thực cao nhất trong OECD với mức tăng 11,6%. Chỉ số giá tiêu dùng của các nước thành viên OECD tăng trung bình 2,7% vào tháng Ba, tăng so với 2,4% của tháng trước đó.
Theo đánh giá sơ bộ của Cơ quan phân tích kinh tế (BEA), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý 1/2011 đã giảm xuống 1,8%, từ mức 3,1% trong quý 4/2010. Tuy nhiên, tạp chí The Economist cho rằng, sự suy giảm này chỉ là tạm thời do các yếu tố như giá dầu tăng và thời tiết khắc nghiệt.
Ban phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc The Economist nhận định, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý 2 sẽ vượt 3% và mức này sẽ được duy trì trong nửa cuối năm nay nếu giá dầu dịu đi.
Số liệu tiêu dùng được quan tâm nhất vì nó chiếm khoảng 71% GDP và giúp nâng đỡ nhu cầu toàn cầu. Theo BEA, tăng trưởng tiêu dùng cá nhân trong quý 1 đã đạt mức khá cao 2,7%, song chỉ số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 4% trong quý 4/2010.
Điều này làm gia tăng lo ngại rằng giá dầu tăng làm suy yếu sức mua của người tiêu dùng Mỹ. Một số người cho rằng giá xăng dầu leo thang làm mất tác dụng gói kích thích kinh tế được đưa ra hồi tháng 12/2010, trong đó có việc cắt giảm thuế, gia hạn trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, EIU cho rằng không nên thổi phồng tác động trực tiếp của giá dầu cao đối với hoạt động của người tiêu dùng trong quý 1/2011. Tiêu dùng cá nhân vẫn chi phối tốc độ tăng trưởng GDP chung khi nó vẫn đóng góp đến 1,9% (theo số liệu của BEA).
Các yếu tố phụ trợ khác cũng tương đối tốt như doanh số bán lẻ tăng tháng thứ 9 liên tiếp trong tháng 3/2011; thị trường chứng khoán phục hồi làm người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn khi chỉ số S&P tăng khoảng 7% kể từ đầu năm 2011 và tăng 99% so với mức thấp cách đây hai năm.
Dù còn khó khăn nhưng thị trường lao động Mỹ rõ ràng đã cải thiện. Trong tháng 3/2011, lĩnh vực tư nhân đã tạo thêm 230.000 việc làm và trong bốn tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm 1 điểm phần trăm xuống 8,8%.
Cũng liên quan tới thị trường dầu, theo giới chuyên gia phân tích, đầu cơ chính là nguyên nhân đẩy giá dầu thế giới tăng vọt, và giá xăng tại các quốc gia lên cao ngất ngưởng, vượt quá sức chịu đựng của người dân. Giá dầu thô trên sàn giao dịch New York (Mỹ) đang dao động ở mức 112-113 USD/thùng.
Tuy nhiên, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, chi phí trung bình để sản xuất một thùng dầu, tính từ thăm dò, phát triển cho đến khai thác và thuế, chỉ khoảng 30 USD. Giới chuyên gia xác định với chi phí đó cộng thêm phí vận chuyển và sự tác động của yếu tố cung cầu thì giá dầu ở mức 75 - 85 USD/thùng là hợp lý.
Các yếu tố từng được cho là nguyên nhân đẩy giá dầu, như đà phục hồi kinh tế, đồng USD yếu, bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi, có thể là nguyên nhân đáng kể, nhưng không thể đóng vai trò quyết định giá dầu. Dù xuất khẩu dầu từ Lybia bị ngưng trệ, nhưng nguồn cung từ Saudi Arabia đã tăng.
Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu đẩy giá dầu tăng là do tình trạng đầu cơ. “Đầu cơ tăng gấp bốn lần so với tháng 6-2008”, chuyên gia phân tích năng lượng David Greely của ngân hàng Goldman Sachs cho biết.
Do vậy, giáo sư Steve A. Yetiv thuộc trường Đại học Old Dominion (Mỹ) cho rằng, Mỹ cần áp dụng các biện pháp để ngăn chặn nạn đầu cơ dầu thô. Ủy ban giao dịch hợp đồng hàng hóa kỳ hạn (CFTC) Mỹ cũng đã được Quốc hội Mỹ giao quyền để đảm bảo giá dầu phản ánh đúng cán cân cung - cầu.