Kinh tế 24h qua: Yên Nhật sẽ suy yếu dài hạn?
Nhật Bản sẽ phải giảm mạnh giá trị đồng Yên để thúc đẩy xuất khẩu ròng, do nhu cầu nội địa sẽ ở mức thấp một giai đoạn dài
Đồng Yên Nhật sẽ tiếp tục suy yếu so với đồng USD trong dài hạn xuất phát từ các yếu tố cơ bản, Chủ tịch tổ chức Roubini Global Economics, chuyên gia kinh tế nổi tiếng thế giới Nouriel Roubini, nhận định.
“Nhật Bản cần phải giảm mạnh giá trị đồng Yên để thúc đẩy xuất khẩu ròng, do nhu cầu nội địa sẽ ở mức thấp trong một giai đoạn dài. Do đó, trên cơ sở các yếu tố cơ bản, đồng Yên sẽ tiếp tục suy yếu thay vì tăng giá”, ông nói.
Một yếu tố khác có thể gây sức ép lên đồng Yên, theo chuyên gia Roubini, chính là việc Nhật Bản cần phải tiến hành các hoạt động tái thiết khổng lồ. Điều này sẽ khiến thâm hụt ngân sách tiếp tục phình to. Theo ông, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể mua thêm trái phiếu dài hạn.
Hiện thâm hụt ngân sách của Nhật Bản đang chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi nợ công chiếm tới 200% GDP, mức cao nhất trong số các nước công nghiệp phát triển.
Ông Roubini cho rằng, các nhà chức trách Nhật Bản cần phải hết sức minh bạch để xoa dịu các bất ổn và sợ hãi. Và dù vẫn còn rất nhiều bất ổn, nhưng cuộc khủng hoảng có thể đem lại cho Nhật cơ hội tiến hành một cuộc cải cách triệt để.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới, trận động đất và sóng thần vừa qua tại Nhật Bản có thể khiến kinh tế nước này thiệt hại hàng trăm tỷ USD, cho dù con số cụ thể phải mất nhiều thời gian nữa mới tính toán được hết.
Hôm 13/3, Thủ tướng Nhật Naoto Kan nhận định thiên tai động đất, sóng thần lần này là thảm họa lớn nhất của đất nước kể từ sau Thế chiến thứ 2, với số lượng người chết tăng lên từng ngày và hiện được ước tính lên đến con số 10.000.
Tại những vùng bị ảnh hưởng, sản xuất bị đình trệ, nhất là các ngành ôtô, điện tử tiêu dùng, thép, giấy. Tình trạng mất điện khiến nhiều nhà máy không thể hoạt động ít nhất trong vài tuần tới.
Cơ sở hạ tầng của Nhật Bản bị tàn phá nghiêm trọng, nên khả năng GDP quý 2 và 3 sẽ bị giảm sút. Các chuyên gia thuộc ngân hàng Nomura cho rằng, kinh tế Nhật có thể sẽ thoát khỏi tình trạng ảm đạm hiện tại vào khoảng quý 3 hoặc 4.
Việc tính toán thiệt hại ở thời điểm này là công việc rất khó khăn. Giới phân tích đưa ra những con số khác nhau về mức độ thiệt hai.
Hãng tư vấn Societe Generale SA cho rằng, cái giá của thảm họa này có thể lên tới 10.000 tỷ Yên (120 tỷ USD) tương đương 2% GDP Nhật Bản. Còn hãng Credit Agricole CIB thì lại đưa ra con số 1%. Ngân hàng Singapore DBS Bank ước tính thiết hại sơ bộ của thảm họa có thể là 100 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế trưởng Glenn Maguire thuộc hãng Société Générale, "về trung hạn, thảm họa này có thể có tác dụng tích cực”. Ông cho rằng, sóng thần có thể khiến nền kinh tế chao đảo nhưng về trung hạn, sự trở lại của nguồn vốn đầu tư sẽ tạo nền tảng cho sự phục hồi còn mạnh mẽ hơn trước.
Hôm qua, BOJ đã tiếp tục bơm thêm 8.000 tỷ Yên (tương đương 98 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng nhằm vực dậy tâm lý nhà đầu tư sau thảm họa động đất và sóng thần. Trước đó một ngày, tổ chức này cũng đã bơm vào hệ thống tài chính 15.000 tỷ Yên (183 tỷ USD) và cho biết sẽ tăng gấp đôi quy mô chương trình mua tài sản.
Như vậy, tính đến thời điểm này, BOJ đã rót tổng cộng 23.000 tỷ Yên (tương đương 281 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng. BOJ cho biết sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm đảm bảo sự ổn định của các thị trường tài chính Nhật.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo tiếp tục giải ngân 5,7 tỷ USD cho Hy Lạp. Đây là một phần trong tổng gói cho vay trị giá 150 tỷ USD để giải cứu kinh tế nước này. Theo IMF, kinh tế Hy Lạp đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lực khôi phục đà phục hồi bằng cách tăng cường khả năng cạnh tranh và ổn định khu vực tài chính công.
Khoản cho vay mới nhất trị giá 5,7 tỷ USD đạt được sau khi Hy Lạp và IMF giải quyết được bất đồng xung quanh sức ép của IMF yêu cầu Athens bán 68 tỷ USD tài sản quốc gia vào năm 2015 để giảm nợ công.
Đây cũng là gói cho vay thứ tư của IMF phối hợp cùng Liên minh châu Âu (EU), nhằm giúp Hy Lạp tái cấu trúc hệ thống tài chính công.
IMF hoan nghênh cam kết của Chính phủ Hy Lạp trong việc cải cách và mở rộng tư nhân hóa. Mặt khác, định chế này cũng khuyến cáo Hy Lạp cần hoàn thiện chiến lược ngân sách trung hạn vào giữa tháng 5 tới, cải thiện tình trạng trốn thuế và kiểm soát chi ngân sách.
Ngân hàng Trung ương Italy (BOI) sẽ cung cấp cho IMF 8,11 tỷ bảng Anh (tương đương 11,17 tỷ USD). Thỏa thuận này vừa được IMF và BOI ký kết. Theo IMF, đây là một phần trong cam kết của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 3/2009 về việc đóng góp 75 tỷ bảng Anh nhằm tăng cường năng lực cho vay của IMF.
IMF cho rằng, các thỏa thuận sẽ giúp gia tăng nguồn vốn của tổ chức này như yêu cầu của G20 và Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế (IMFC) vào tháng 4/2009 nhằm cung cấp cán cân thanh toán kịp thời và hiệu quả tới các thành viên trong cuộc khủng hoảng hiện tại.
Trước đó, hôm 14/3, hiệp định mới của IMF về vay nợ (NAB) chính thức có hiệu lực quốc tế đã tăng cường nguồn lực tài chính, giúp định chế này góp phần hiệu quả trong giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nguồn vốn cho vay mới của IMF dự kiến tăng gấp 10 lần trước đây, cùng với những cải cách thể chế cho vay, sẽ làm cho NAB trở thành công cụ tài chính linh hoạt hơn và có hiệu lực cao hơn trong xử lý khủng hoảng.
Nguồn vốn của IMF cho các nước thành viên vay sẽ tăng từ 34 tỷ quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 53 tỷ USD, lên 367,5 tỷ SDR, tương đương 576 tỷ USD. Quá trình cải tổ NAB được thúc đẩy theo sáng kiến tại hội nghị cấp cao G20 ở London năm 2009, nhằm tăng cường nguồn tài chính của IMF.
Các nhà lãnh đạo Khu vực đồng Euro (Eurozone) đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về dự luật phối hợp các chính sách kinh tế, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy cho biết. Các yếu tố khác của gói dự luật này hiện vẫn đang được bàn thảo, ông này bổ sung thêm.
Đây là giải pháp tình thế mà các nhà lãnh đạo Eurozone cố gắng tìm kiếm nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ vốn đã hoành hành tại khu vực này hơn một năm nay.
Một dự luật như vậy sẽ cho phép các thành viên thông báo cho nhau các chính sách kinh tế quan trọng – một động thái nhằm đặt các quốc gia dưới một kỷ luật tài chính chặt chẽ. Tuy vậy, bất cứ một thỏa thuận nào cũng cần được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh 27 nước thành viên vào ngày 24 - 25/3 tới.
“Nhật Bản cần phải giảm mạnh giá trị đồng Yên để thúc đẩy xuất khẩu ròng, do nhu cầu nội địa sẽ ở mức thấp trong một giai đoạn dài. Do đó, trên cơ sở các yếu tố cơ bản, đồng Yên sẽ tiếp tục suy yếu thay vì tăng giá”, ông nói.
Một yếu tố khác có thể gây sức ép lên đồng Yên, theo chuyên gia Roubini, chính là việc Nhật Bản cần phải tiến hành các hoạt động tái thiết khổng lồ. Điều này sẽ khiến thâm hụt ngân sách tiếp tục phình to. Theo ông, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể mua thêm trái phiếu dài hạn.
Hiện thâm hụt ngân sách của Nhật Bản đang chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi nợ công chiếm tới 200% GDP, mức cao nhất trong số các nước công nghiệp phát triển.
Ông Roubini cho rằng, các nhà chức trách Nhật Bản cần phải hết sức minh bạch để xoa dịu các bất ổn và sợ hãi. Và dù vẫn còn rất nhiều bất ổn, nhưng cuộc khủng hoảng có thể đem lại cho Nhật cơ hội tiến hành một cuộc cải cách triệt để.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới, trận động đất và sóng thần vừa qua tại Nhật Bản có thể khiến kinh tế nước này thiệt hại hàng trăm tỷ USD, cho dù con số cụ thể phải mất nhiều thời gian nữa mới tính toán được hết.
Hôm 13/3, Thủ tướng Nhật Naoto Kan nhận định thiên tai động đất, sóng thần lần này là thảm họa lớn nhất của đất nước kể từ sau Thế chiến thứ 2, với số lượng người chết tăng lên từng ngày và hiện được ước tính lên đến con số 10.000.
Tại những vùng bị ảnh hưởng, sản xuất bị đình trệ, nhất là các ngành ôtô, điện tử tiêu dùng, thép, giấy. Tình trạng mất điện khiến nhiều nhà máy không thể hoạt động ít nhất trong vài tuần tới.
Cơ sở hạ tầng của Nhật Bản bị tàn phá nghiêm trọng, nên khả năng GDP quý 2 và 3 sẽ bị giảm sút. Các chuyên gia thuộc ngân hàng Nomura cho rằng, kinh tế Nhật có thể sẽ thoát khỏi tình trạng ảm đạm hiện tại vào khoảng quý 3 hoặc 4.
Việc tính toán thiệt hại ở thời điểm này là công việc rất khó khăn. Giới phân tích đưa ra những con số khác nhau về mức độ thiệt hai.
Hãng tư vấn Societe Generale SA cho rằng, cái giá của thảm họa này có thể lên tới 10.000 tỷ Yên (120 tỷ USD) tương đương 2% GDP Nhật Bản. Còn hãng Credit Agricole CIB thì lại đưa ra con số 1%. Ngân hàng Singapore DBS Bank ước tính thiết hại sơ bộ của thảm họa có thể là 100 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế trưởng Glenn Maguire thuộc hãng Société Générale, "về trung hạn, thảm họa này có thể có tác dụng tích cực”. Ông cho rằng, sóng thần có thể khiến nền kinh tế chao đảo nhưng về trung hạn, sự trở lại của nguồn vốn đầu tư sẽ tạo nền tảng cho sự phục hồi còn mạnh mẽ hơn trước.
Hôm qua, BOJ đã tiếp tục bơm thêm 8.000 tỷ Yên (tương đương 98 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng nhằm vực dậy tâm lý nhà đầu tư sau thảm họa động đất và sóng thần. Trước đó một ngày, tổ chức này cũng đã bơm vào hệ thống tài chính 15.000 tỷ Yên (183 tỷ USD) và cho biết sẽ tăng gấp đôi quy mô chương trình mua tài sản.
Như vậy, tính đến thời điểm này, BOJ đã rót tổng cộng 23.000 tỷ Yên (tương đương 281 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng. BOJ cho biết sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm đảm bảo sự ổn định của các thị trường tài chính Nhật.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo tiếp tục giải ngân 5,7 tỷ USD cho Hy Lạp. Đây là một phần trong tổng gói cho vay trị giá 150 tỷ USD để giải cứu kinh tế nước này. Theo IMF, kinh tế Hy Lạp đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lực khôi phục đà phục hồi bằng cách tăng cường khả năng cạnh tranh và ổn định khu vực tài chính công.
Khoản cho vay mới nhất trị giá 5,7 tỷ USD đạt được sau khi Hy Lạp và IMF giải quyết được bất đồng xung quanh sức ép của IMF yêu cầu Athens bán 68 tỷ USD tài sản quốc gia vào năm 2015 để giảm nợ công.
Đây cũng là gói cho vay thứ tư của IMF phối hợp cùng Liên minh châu Âu (EU), nhằm giúp Hy Lạp tái cấu trúc hệ thống tài chính công.
IMF hoan nghênh cam kết của Chính phủ Hy Lạp trong việc cải cách và mở rộng tư nhân hóa. Mặt khác, định chế này cũng khuyến cáo Hy Lạp cần hoàn thiện chiến lược ngân sách trung hạn vào giữa tháng 5 tới, cải thiện tình trạng trốn thuế và kiểm soát chi ngân sách.
Ngân hàng Trung ương Italy (BOI) sẽ cung cấp cho IMF 8,11 tỷ bảng Anh (tương đương 11,17 tỷ USD). Thỏa thuận này vừa được IMF và BOI ký kết. Theo IMF, đây là một phần trong cam kết của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 3/2009 về việc đóng góp 75 tỷ bảng Anh nhằm tăng cường năng lực cho vay của IMF.
IMF cho rằng, các thỏa thuận sẽ giúp gia tăng nguồn vốn của tổ chức này như yêu cầu của G20 và Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế (IMFC) vào tháng 4/2009 nhằm cung cấp cán cân thanh toán kịp thời và hiệu quả tới các thành viên trong cuộc khủng hoảng hiện tại.
Trước đó, hôm 14/3, hiệp định mới của IMF về vay nợ (NAB) chính thức có hiệu lực quốc tế đã tăng cường nguồn lực tài chính, giúp định chế này góp phần hiệu quả trong giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nguồn vốn cho vay mới của IMF dự kiến tăng gấp 10 lần trước đây, cùng với những cải cách thể chế cho vay, sẽ làm cho NAB trở thành công cụ tài chính linh hoạt hơn và có hiệu lực cao hơn trong xử lý khủng hoảng.
Nguồn vốn của IMF cho các nước thành viên vay sẽ tăng từ 34 tỷ quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 53 tỷ USD, lên 367,5 tỷ SDR, tương đương 576 tỷ USD. Quá trình cải tổ NAB được thúc đẩy theo sáng kiến tại hội nghị cấp cao G20 ở London năm 2009, nhằm tăng cường nguồn tài chính của IMF.
Các nhà lãnh đạo Khu vực đồng Euro (Eurozone) đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về dự luật phối hợp các chính sách kinh tế, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy cho biết. Các yếu tố khác của gói dự luật này hiện vẫn đang được bàn thảo, ông này bổ sung thêm.
Đây là giải pháp tình thế mà các nhà lãnh đạo Eurozone cố gắng tìm kiếm nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ vốn đã hoành hành tại khu vực này hơn một năm nay.
Một dự luật như vậy sẽ cho phép các thành viên thông báo cho nhau các chính sách kinh tế quan trọng – một động thái nhằm đặt các quốc gia dưới một kỷ luật tài chính chặt chẽ. Tuy vậy, bất cứ một thỏa thuận nào cũng cần được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh 27 nước thành viên vào ngày 24 - 25/3 tới.