Kinh tế Ai Cập điêu đứng vì bạo loạn
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài
và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống
Morsi phải từ chức. Ngân hàng Merrill Lynch vừa dự báo rằng, nền kinh tế Ai Cập chỉ còn tồn tại trong 6 tháng, trong bối cảnh ngân khố quốc gia đã cạn kiệt, nhiên liệu khan hiếm, doanh thu du lịch giảm mạnh và các nhà đầu tư đang quay lưng với nước này.
Ai Cập đang phải đối phó với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và có nguy cơ không đủ tiền trả nợ và không đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong và ngoài nước. Cuối tuần qua, báo cáo của Ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Merrill Lynch đã “gây sốc” khi dự báo rằng, sau 6 tháng “những vị trí bên ngoài sẽ bị siết chặt, khả năng tài chính sẽ chịu áp lực nặng nề”.
Kinh tế rối loạn vì thiếu tiền
Ngân hàng Trung ương Ai Cập cho biết dự trữ ngoại tệ của nước này đã giảm từ 36 tỉ USD trong tháng 1/2011 xuống còn 13,4 tỉ USD. Bên cạnh đó, Ai Cập đã bị thâm hụt ngân sách hơn 21 tỉ USD trong 8 tháng qua. Nếu không có những khoản tiền bơm từ Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Libya thì con số này còn thảm hại hơn.
Việc thiếu tiền mặt đang đặt Ai Cập trước các nguy cơ lớn. Trước hết, nếu hệ thống ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu thanh toán, điều này kéo theo khủng hoảng du lịch không thể tránh khỏi, nhất là khi dòng khách du lịch trong quý đầu năm nay đã giảm 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2012, số khách du lịch của Ai Cập là gần 12 triệu, so với 14 triệu lượt khách năm 2010. Du lịch mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho Ai Cập, nhưng doanh thu du lịch đã giảm gần 2/3 từ 46 tỷ USD năm 2010 xuống còn 13 tỷ USD trong năm 2012. Và, với tình trạng bất ổn, bạo lực leo thang như hiện nay, con số nêu trên có nguy cơ còn giảm mạnh.
Chính phủ Ai Cập đang phải vật lộn hết sức khó khăn để có đủ tiền nhập khẩu nhu yếu phẩm, lương thực và nhiên liệu. Tình trạng thiếu nhiên liệu đã diễn ra trầm trọng ở nước này, một phần do Chính phủ đang nợ tới 8 tỷ USD của các công ty dầu khí hoạt động tại Ai Cập, dẫn tới hạn chế khả năng nhập khẩu xăng dầu.
Tháng 4 vừa qua, Ai Cập đã phải tăng giá khí đốt vốn được nhà nước trợ cấp lần đầu tiên sau hai thập kỷ. Theo đó, kể từ đầu tháng 4, giá mỗi bình gas 12,5 kg sẽ tăng 60% lên 8 bảng Ai Cập (tương đương 1,18 USD). Quyết định tăng giá gas nói trên là một phần trong chương trình cải cách của chính phủ nhằm giảm ngân sách trợ cấp năng lượng.
Việc tăng giá khí đốt của chính phủ vừa qua đã làm gián đoạn nguồn cung. Theo người phụ trách bộ phận sản phẩm dầu khí thuộc Hiệp hội các phòng thương mại Ai Cập, Hissam Arafat, tất cả các trạm khí đốt tư nhân trên toàn quốc đã ngừng cung cấp gas ra thị trường để phản đối việc chính phủ không tham khảo ý kiến của họ. Trong khi, các công ty khí đốt của nhà nước hiện chỉ có khả năng đáp ứng 6% nhu cầu thị trường.
Khủng hoảng chính trị vẫn tiếp diễn
Một hệ lụy nữa của tình trạng biểu tình, bạo loạn kéo dài nghiêm trọng là các nhà đầu tư đang rời bỏ Ai Cập. Theo tuần báo Al Ahram, đầu tư nước ngoài vào Ai Cập đã giảm sút nhiều so với trước năm 2011. Quốc gia này vẫn chưa phục hồi được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong hai năm liên tiếp.
Sáng 4/7 vừa qua, Quân đội Ai Cập đã phế truất Tổng thống Morsi và đình chỉ Hiến pháp hiện hành. Sau đó, Tổng thống lâm thời nước này Adli Mansour đã giải tán Thượng viện (tức Hội đồng Shura).
Một số nguồn tin cho biết, ngày 6/7 cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Mohamed ElBaradei, đã được chọn làm Thủ tướng lâm thời của Ai Cập. Tuy nhiên, tình hình Ai Cập vẫn nóng bỏng bởi cả phe ủng hộ ông Morsi và phe ủng hộ chính quyền mới vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình. Tình trạng nêu trên đang khiến kinh tế Ai Cập càng thêm nguy ngập.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Ai Cập đang phải đối phó với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và có nguy cơ không đủ tiền trả nợ và không đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong và ngoài nước. Cuối tuần qua, báo cáo của Ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Merrill Lynch đã “gây sốc” khi dự báo rằng, sau 6 tháng “những vị trí bên ngoài sẽ bị siết chặt, khả năng tài chính sẽ chịu áp lực nặng nề”.
Kinh tế rối loạn vì thiếu tiền
Ngân hàng Trung ương Ai Cập cho biết dự trữ ngoại tệ của nước này đã giảm từ 36 tỉ USD trong tháng 1/2011 xuống còn 13,4 tỉ USD. Bên cạnh đó, Ai Cập đã bị thâm hụt ngân sách hơn 21 tỉ USD trong 8 tháng qua. Nếu không có những khoản tiền bơm từ Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Libya thì con số này còn thảm hại hơn.
Việc thiếu tiền mặt đang đặt Ai Cập trước các nguy cơ lớn. Trước hết, nếu hệ thống ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu thanh toán, điều này kéo theo khủng hoảng du lịch không thể tránh khỏi, nhất là khi dòng khách du lịch trong quý đầu năm nay đã giảm 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2012, số khách du lịch của Ai Cập là gần 12 triệu, so với 14 triệu lượt khách năm 2010. Du lịch mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho Ai Cập, nhưng doanh thu du lịch đã giảm gần 2/3 từ 46 tỷ USD năm 2010 xuống còn 13 tỷ USD trong năm 2012. Và, với tình trạng bất ổn, bạo lực leo thang như hiện nay, con số nêu trên có nguy cơ còn giảm mạnh.
Chính phủ Ai Cập đang phải vật lộn hết sức khó khăn để có đủ tiền nhập khẩu nhu yếu phẩm, lương thực và nhiên liệu. Tình trạng thiếu nhiên liệu đã diễn ra trầm trọng ở nước này, một phần do Chính phủ đang nợ tới 8 tỷ USD của các công ty dầu khí hoạt động tại Ai Cập, dẫn tới hạn chế khả năng nhập khẩu xăng dầu.
Tháng 4 vừa qua, Ai Cập đã phải tăng giá khí đốt vốn được nhà nước trợ cấp lần đầu tiên sau hai thập kỷ. Theo đó, kể từ đầu tháng 4, giá mỗi bình gas 12,5 kg sẽ tăng 60% lên 8 bảng Ai Cập (tương đương 1,18 USD). Quyết định tăng giá gas nói trên là một phần trong chương trình cải cách của chính phủ nhằm giảm ngân sách trợ cấp năng lượng.
Việc tăng giá khí đốt của chính phủ vừa qua đã làm gián đoạn nguồn cung. Theo người phụ trách bộ phận sản phẩm dầu khí thuộc Hiệp hội các phòng thương mại Ai Cập, Hissam Arafat, tất cả các trạm khí đốt tư nhân trên toàn quốc đã ngừng cung cấp gas ra thị trường để phản đối việc chính phủ không tham khảo ý kiến của họ. Trong khi, các công ty khí đốt của nhà nước hiện chỉ có khả năng đáp ứng 6% nhu cầu thị trường.
Khủng hoảng chính trị vẫn tiếp diễn
Một hệ lụy nữa của tình trạng biểu tình, bạo loạn kéo dài nghiêm trọng là các nhà đầu tư đang rời bỏ Ai Cập. Theo tuần báo Al Ahram, đầu tư nước ngoài vào Ai Cập đã giảm sút nhiều so với trước năm 2011. Quốc gia này vẫn chưa phục hồi được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong hai năm liên tiếp.
Sáng 4/7 vừa qua, Quân đội Ai Cập đã phế truất Tổng thống Morsi và đình chỉ Hiến pháp hiện hành. Sau đó, Tổng thống lâm thời nước này Adli Mansour đã giải tán Thượng viện (tức Hội đồng Shura).
Một số nguồn tin cho biết, ngày 6/7 cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Mohamed ElBaradei, đã được chọn làm Thủ tướng lâm thời của Ai Cập. Tuy nhiên, tình hình Ai Cập vẫn nóng bỏng bởi cả phe ủng hộ ông Morsi và phe ủng hộ chính quyền mới vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình. Tình trạng nêu trên đang khiến kinh tế Ai Cập càng thêm nguy ngập.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)