Kinh tế Ấn Độ: Phía sau là chân tường?
“Ấn Độ từ chỗ là một “anh hùng” (hero) tới chỗ chỉ còn là một “con số 0” (zero) trong vòng có 6 tháng”, một chuyên gia ví von
Mới chỉ cách đây 6 tháng, kinh tế Ấn Độ ở trong tình trạng rất tốt.
Tăng trưởng hàng năm là 9%, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 20%, thị trường chứng khoán lên điểm 50% trong năm 2007, nhu cầu tiêu dùng lớn, các công ty trong nước thực hiện những vụ mua lại đầy tham vọng trên thị trường quốc tế, đầu tư nước ngoài tăng cao… Dường như không điều gì có thể ngăn cản được bước tiến của nền kinh tế này.
Nhưng xét cho cùng, cái gì cũng có điểm dừng. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, Ấn Độ đã gia nhập vào danh sách các quốc gia “nạn nhân” của lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm lại trên toàn cầu. Lạm phát ở Ấn Độ so với cùng kỳ năm ngoái hiện là 11,4%, ngân sách chính phủ thâm hụt nặng và lãi suất cũng đang tăng cao.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn khỏi thị trường Ấn Độ, đồng Rupee rớt giá và thị trường chứng khoán đã sụt giảm trên 40% giá trị so với đỉnh cao của năm nay.
Từ “anh hùng” thành “con số 0”
Phần lớn các dự báo kinh tế đều cho rằng, tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ chỉ còn 7% trong năm nay - một mức sụt giảm lớn đối với một quốc gia đang cần thúc đẩy thay vì hãm phanh tăng trưởng.
“Ấn Độ từ chỗ là một “anh hùng” (hero) tới chỗ chỉ còn là một “con số 0” (zero) trong vòng có 6 tháng”, người đứng đầu bộ phận tự doanh của Merrill Lynch tại Ấn Độ, ông Andrew Holland, ví von.
Nhiều người lo ngại rằng mức xếp hạng tín nhiệm hiện ở hạng đầu tư mà Ấn Độ khó khăn lắm mới giành được sẽ sớm bị đánh tụt và câu chuyện tăng trưởng kinh tế kỳ diệu ở nước này sẽ đi vào hồi kết.
Tình hình kinh tế toàn cầu, với giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn làm khô kiệt những dòng vốn ngoại, chắc chắn là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế Ấn Độ gặp khó. Nhưng không phải không có những nguyên nhân nội tại.
Ấn Độ có thể tránh cuộc khủng hoảng mà nước này phải đối mặt hiện nay nếu họ có chiến lược hợp lý hơn. Ấn Độ nhập khẩu 75% lượng dầu tiêu thụ, trong khi nhu cầu dầu của nước này tăng mạnh cùng với sự mở rộng của nền kinh tế. Chính phủ Ấn hiện áp dụng chính sách trợ giá xăng dầu ở mức khoảng 60%. Năm 2007, khi lạm phát chỉ ở mức 3%, các nhà kinh tế học đã thúc giục New Dehli cắt giảm trợ giá nhiên liệu. Nhưng thay vào đó, Ấn Độ tiếp tục chi 25 tỷ USD để cho nông dân vay và tăng lương cho giới công chức.
Giờ đây, những khoản chi tiêu đó, cộng thêm với 25 tỷ USD chuẩn bị được chi cho trợ giá phân bón, đã khiến chi tiêu ngân sách của nước này tăng thêm 100 tỷ USD, tương đương với 10% GDP hàng năm của Ấn Độ, và bằng đúng tổng lượng thuế thu nhập ở nước này. Khoản chi này diễn ra giữa lúc Ấn Độ cần gấp số tiền 500 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng mới và nâng cấp hệ thống trường học và cơ sở y tế. Nợ chính phủ trong năm ngoái đã giảm xuống dưới 6% GDP đến năm nay đã tăng lên gần 10%.
“Từ năm ngoái, Chính phủ Ấn Độ đã để tuột mất những cơ hội lớn để chỉnh hướng cho nền kinh tế”, một nhà kinh tế nhận xét. Cũng theo chuyên gia này, trên thực tế, Ấn Độ đã không có một cải cách lớn nào trong suốt 4 năm trở lại đây - thời kỳ mà liên minh của Đảng Quốc đại cầm quyền.
Thậm chí cả những người lạc quan nhất về Ấn Độ cũng khó có thể tìm ra bất kỳ một cải cách kinh tế lớn nào ở nước này trong thời gian gần đây. Một kế hoạch xây dựng 30 đặc khu kinh tế (SEZ) đã bị hoãn lại do New Dehli chưa tìm ra cách để có đủ diện tích đất cần thiết - một vấn đề lớn ở cả khu vực đô thị và nông thôn ở Ấn Độ, mặc dù không có bất kỳ sự bất ổn xã hội hay chính trị nào.
Bị “làm hư” bởi những khoản trợ cấp phân bón và lạc hậu về kỹ thuật, lĩnh vực nông nghiệp của Ấn Độ có năng suất rất kém. Những cải cách đơn giản và phi chính trị, như tăng cường hệ thống luật pháp và bổ sung thêm số quan tòa vào các tòa án, đã bị lơ là.
Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng Goldman Sachs tỏ ra bi quan khi cho rằng Ấn Độ đã tụt xuống chót bảng trong số 4 nước nhóm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc về thành tựu tăng trưởng, với lý do chủ yếu là do “sức ỳ” của Chính phủ. Báo cáo này cho rằng, năng suất lúa của Ấn Độ chỉ bằng 1/3 so với của Trung Quốc và bằng 1/2 so với của Việt Nam. Trong khi 60% lực lượng lao động của Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành này chỉ đóng góp chưa đầy 1% đối với tăng trưởng kinh tế nói chung.
Báo cáo cũng thúc giục Ấn Độ cải thiện hoạt động quản lý, tăng cường lĩnh vực giáo dục, kiểm soát lạm phát, giảm chi tiêu lãng phí, đẩy mạnh tự do hóa thị trường tài chính, tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường và sử dụng năng lượng. “Thái độ sẵn sàng thực hiện tất cả những việc này cần tới vai trò của nhà lãnh đạo”, chuyên gia Tushar Poddar thực hiện bản báo cáo nhận xét.
“Chính phủ Ấn Độ bao gồm những thành viên ưu tú”, ông Poddar nhận định khi muốn nhắc tới Thủ tướng Manmohan Singh, một nhân vật từng tốt nghiệp Đại học Oxford, và Bộ trưởng Tài chính P. Chidambaram, một người tốt nghiệp Đại học Havard. “Nhưng nếu họ không sử dụng hết tài năng của mình trong việc lãnh đạo, điều gì có thể xảy ra” ông đặt câu hỏi.
Lo lắng hơn cả là giới doanh nghiệp ở Ấn Độ vốn đã đầu tư mạnh để phát triển bản thân trở thành những “người chơi” có tầm vóc quốc tế. Đối với họ, quá nhiều lợi ích đang lâm nguy. Nhưng do sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng, từ cảng biển tới đường bộ, cùng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển, giá địa ốc, hàng hóa và nhân công cao, đã khiến họ gặp vô số trở ngại.
Ông Sanjay Kirloskar, Giám đốc điều hành của công ty sản xuất máy bơm nước Kirloskar với số vốn 470 triệu USD, cho biết công ty ông đã đầu tư 100 triệu USD vào các hợp đồng nước ngoài. Tuy nhiên, chẳng có hợp đồng cơ sở hạ tầng nào đến từ New Dehli dành cho công ty này. Ông Kirloska đã hy vọng được tham gia vào một dự án lớn nối giữa các dòng sông ở Ấn Độ. Nhưng những kế hoạch đó đã bị trì hoãn lại tới 4 năm nay.
“Sự phát triển cơ sở hạ tầng mà chúng tôi hy vọng vẫn chưa diễn ra. Thay vào đó, chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngoài thay vì ở Ấn Độ”, ông nói.
Kịch bản tồi tệ nhất
Những hạn chế đối với tăng trưởng như vậy ở trong nước sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp ở Ấn Độ đang có chiều hướng đi xuống. Theo chuyên gia Holland của Merrill Lynch, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Ấn Độ trong năm ngoái là 20%, nhưng hiện tại, con số này có lẽ đã giảm xuống chỉ còn 10%.
Sự đi xuống này khiến các nhà đầu tư nước ngoài thấy thị trường chứng khoán Ấn Độ kém hấp dẫn hơn để đầu tư. Trong năm nay, các nhà đầu tư ngoại đã rút tổng số vốn 5,5 tỷ USD ra khỏi thị trường Ấn Độ, so với số tiền 19 tỷ USD mà họ đầu tư vào thị trường này trong năm ngoái.
Ông Gagan Bang, CEO của India Bulls Financial Services, một công ty dịch vụ tài chính và bất động sản lớn đang nổi lên ở Ấn Độ, nhắc đến Trung Quốc với vẻ ngưỡng mộ. Ông cho rằng, Trung Quốc có khả năng tuyệt vời trong việc duy trì đà tăng trưởng mạnh trong suốt 10 năm qua. Trong khi đó, Ấn Độ không thể duy trì được điều này quá 3 năm.
“Nhiều công ty sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể, thậm chí không thể tăng trưởng nổi trong năm nay”, ông nhận xét. Ông nói thêm, trừ phi những quyết sách kinh tế lớn được Chính phủ Ấn Độ sớm đưa ra để duy trì nền kinh tế đi đúng hướng mong đợi, Ấn Độ sẽ tăng trưởng chậm lại hơn nữa.
Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ bảo vệ mạnh mẽ những thành tựu mà họ đã đạt được trong 4 năm qua. “Chúng tôi đã đạt được tốc độ tăng trưởng 9% trong vòng 4 năm liên tiếp. Đó là điều chưa từng xảy ra”, ông Sanjaya Baru, cố vấn truyền thông của Thủ tướng Singh nói. Ông cho rằng, sự tăng trưởng này bắt nguồn từ tỷ lệ đầu tư gia tăng từ mức 28% lên mức 35% so với GDP, gần với mức của hầu hết các nền kinh tế trong khối ASEAN. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, phần lớn khoản đầu tư này là từ lĩnh vực tư nhân.
“Vâng, đúng là có vấn đề ngân sách, nhưng chúng tôi phải trả giá để có được liên minh chính trị”, ông nói thêm. Do đó, ông cho rằng, việc tốc độ tăng trưởng có giảm từ 9% xuống còn 7% cũng chẳng có gì là quá u ám.
Ông Chetan Modi, người đứng đầu tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s tại Ấn Độ cho rằng chi phí kinh doanh tăng cao ở Ấn Độ có thể sẽ khiến các nhà đầu tư quốc tế đã đến làm ăn ở nước này, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, chuyển vốn sang những thị trường có mức chi phí rẻ hơn và hiệu quả hơn, như Singapore và Hồng Kông. Theo ông Sherman Chan, nhà kinh tế học của Moody’s Economy.com, nếu kinh tế tăng trưởng chậm lại và lạm phát tiếp tục leo thang, bất ổn xã hội là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Trên thực tế, Ấn Độ đang trở thành một đất nước chứa đựng nhiều vấn đề xã hội. Lượng tài sản là sản phẩm từ những cải cách của các chính phủ tiền nhiệm đã được thể hiện qua những chiếc xe hơi sang trọng và những căn hộ đắt tiền ở những thành phố lớn, khiến người dân ở những vùng khác trên đất nước phải thèm muốn nhưng lại chẳng có phương tiện nào để có thể đạt tới. Ấn Độ cũng đang thiếu trầm trọng trường đại học và kế hoạch xây dựng 1.500 trường đại học vẫn chỉ nằm trên giấy.
Một bộ phận trong liên minh cầm quyền phản đối cả chuyện toàn cầu hóa và công nghiệp hóa, do đó đối với những nhà máy mới được xây dựng, tốc độ tăng trưởng việc là rất thấp, chỉ khoảng 2% mỗi năm. Con số này quá nhỏ bé so với một đất nước có khoảng 14 triệu thanh niên gia nhập vào lực lượng lao động mỗi năm. Cũng vì thế mà chỉ có khoảng 1 triệu người trong số này có được việc làm.
Trong khi đó, hầu như chẳng ai dám kỳ vọng Chính phủ Ấn Độ sẽ có sự thay đổi, đặc biệt là với các cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào năm 2009 và 5 cuộc bầu cử quan trọng ở phạm vi bang sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Cho đến thời điểm này, Đảng Quốc đại cầm quyền không đạt được nhều thành tựu, do đó họ đã thất bại trong hầu hết các cuộc bầu cử cấp bang trong năm nay và có khả năng sẽ tiếp tục thất bại trong cả 5 cuộc bầu cử sắp tới.
Hy vọng lớn về việc cải cách sẽ trở lại với Ấn Độ của các doanh nghiệp ở nước này sẽ là một chính phủ mới vào năm tới. Mối nguy hiểm lớn nhất là liên minh chính trị phức tạp ở Ấn Độ sẽ đem quyền lực tới cho một liên minh ít quyết đoán khác, khiến các chính sách kinh tế ở nước này lại kém hiệu quả thêm 5 năm nữa.
Nếu vậy, theo giới phân tích, một kịch bản xấu hoàn toàn có thể xảy ra: Tăng trưởng sẽ tụt xuống dưới 6,5%, làm gia tăng nguy cơ Ấn Độ trở lại với tình trạng kinh tế như hồi năm 1991 khi nước này lâm vào một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.
(Theo BusinessWeek)
Tăng trưởng hàng năm là 9%, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 20%, thị trường chứng khoán lên điểm 50% trong năm 2007, nhu cầu tiêu dùng lớn, các công ty trong nước thực hiện những vụ mua lại đầy tham vọng trên thị trường quốc tế, đầu tư nước ngoài tăng cao… Dường như không điều gì có thể ngăn cản được bước tiến của nền kinh tế này.
Nhưng xét cho cùng, cái gì cũng có điểm dừng. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, Ấn Độ đã gia nhập vào danh sách các quốc gia “nạn nhân” của lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm lại trên toàn cầu. Lạm phát ở Ấn Độ so với cùng kỳ năm ngoái hiện là 11,4%, ngân sách chính phủ thâm hụt nặng và lãi suất cũng đang tăng cao.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn khỏi thị trường Ấn Độ, đồng Rupee rớt giá và thị trường chứng khoán đã sụt giảm trên 40% giá trị so với đỉnh cao của năm nay.
Từ “anh hùng” thành “con số 0”
Phần lớn các dự báo kinh tế đều cho rằng, tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ chỉ còn 7% trong năm nay - một mức sụt giảm lớn đối với một quốc gia đang cần thúc đẩy thay vì hãm phanh tăng trưởng.
“Ấn Độ từ chỗ là một “anh hùng” (hero) tới chỗ chỉ còn là một “con số 0” (zero) trong vòng có 6 tháng”, người đứng đầu bộ phận tự doanh của Merrill Lynch tại Ấn Độ, ông Andrew Holland, ví von.
Nhiều người lo ngại rằng mức xếp hạng tín nhiệm hiện ở hạng đầu tư mà Ấn Độ khó khăn lắm mới giành được sẽ sớm bị đánh tụt và câu chuyện tăng trưởng kinh tế kỳ diệu ở nước này sẽ đi vào hồi kết.
Tình hình kinh tế toàn cầu, với giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn làm khô kiệt những dòng vốn ngoại, chắc chắn là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế Ấn Độ gặp khó. Nhưng không phải không có những nguyên nhân nội tại.
Ấn Độ có thể tránh cuộc khủng hoảng mà nước này phải đối mặt hiện nay nếu họ có chiến lược hợp lý hơn. Ấn Độ nhập khẩu 75% lượng dầu tiêu thụ, trong khi nhu cầu dầu của nước này tăng mạnh cùng với sự mở rộng của nền kinh tế. Chính phủ Ấn hiện áp dụng chính sách trợ giá xăng dầu ở mức khoảng 60%. Năm 2007, khi lạm phát chỉ ở mức 3%, các nhà kinh tế học đã thúc giục New Dehli cắt giảm trợ giá nhiên liệu. Nhưng thay vào đó, Ấn Độ tiếp tục chi 25 tỷ USD để cho nông dân vay và tăng lương cho giới công chức.
Giờ đây, những khoản chi tiêu đó, cộng thêm với 25 tỷ USD chuẩn bị được chi cho trợ giá phân bón, đã khiến chi tiêu ngân sách của nước này tăng thêm 100 tỷ USD, tương đương với 10% GDP hàng năm của Ấn Độ, và bằng đúng tổng lượng thuế thu nhập ở nước này. Khoản chi này diễn ra giữa lúc Ấn Độ cần gấp số tiền 500 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng mới và nâng cấp hệ thống trường học và cơ sở y tế. Nợ chính phủ trong năm ngoái đã giảm xuống dưới 6% GDP đến năm nay đã tăng lên gần 10%.
“Từ năm ngoái, Chính phủ Ấn Độ đã để tuột mất những cơ hội lớn để chỉnh hướng cho nền kinh tế”, một nhà kinh tế nhận xét. Cũng theo chuyên gia này, trên thực tế, Ấn Độ đã không có một cải cách lớn nào trong suốt 4 năm trở lại đây - thời kỳ mà liên minh của Đảng Quốc đại cầm quyền.
Thậm chí cả những người lạc quan nhất về Ấn Độ cũng khó có thể tìm ra bất kỳ một cải cách kinh tế lớn nào ở nước này trong thời gian gần đây. Một kế hoạch xây dựng 30 đặc khu kinh tế (SEZ) đã bị hoãn lại do New Dehli chưa tìm ra cách để có đủ diện tích đất cần thiết - một vấn đề lớn ở cả khu vực đô thị và nông thôn ở Ấn Độ, mặc dù không có bất kỳ sự bất ổn xã hội hay chính trị nào.
Bị “làm hư” bởi những khoản trợ cấp phân bón và lạc hậu về kỹ thuật, lĩnh vực nông nghiệp của Ấn Độ có năng suất rất kém. Những cải cách đơn giản và phi chính trị, như tăng cường hệ thống luật pháp và bổ sung thêm số quan tòa vào các tòa án, đã bị lơ là.
Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng Goldman Sachs tỏ ra bi quan khi cho rằng Ấn Độ đã tụt xuống chót bảng trong số 4 nước nhóm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc về thành tựu tăng trưởng, với lý do chủ yếu là do “sức ỳ” của Chính phủ. Báo cáo này cho rằng, năng suất lúa của Ấn Độ chỉ bằng 1/3 so với của Trung Quốc và bằng 1/2 so với của Việt Nam. Trong khi 60% lực lượng lao động của Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành này chỉ đóng góp chưa đầy 1% đối với tăng trưởng kinh tế nói chung.
Báo cáo cũng thúc giục Ấn Độ cải thiện hoạt động quản lý, tăng cường lĩnh vực giáo dục, kiểm soát lạm phát, giảm chi tiêu lãng phí, đẩy mạnh tự do hóa thị trường tài chính, tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường và sử dụng năng lượng. “Thái độ sẵn sàng thực hiện tất cả những việc này cần tới vai trò của nhà lãnh đạo”, chuyên gia Tushar Poddar thực hiện bản báo cáo nhận xét.
“Chính phủ Ấn Độ bao gồm những thành viên ưu tú”, ông Poddar nhận định khi muốn nhắc tới Thủ tướng Manmohan Singh, một nhân vật từng tốt nghiệp Đại học Oxford, và Bộ trưởng Tài chính P. Chidambaram, một người tốt nghiệp Đại học Havard. “Nhưng nếu họ không sử dụng hết tài năng của mình trong việc lãnh đạo, điều gì có thể xảy ra” ông đặt câu hỏi.
Lo lắng hơn cả là giới doanh nghiệp ở Ấn Độ vốn đã đầu tư mạnh để phát triển bản thân trở thành những “người chơi” có tầm vóc quốc tế. Đối với họ, quá nhiều lợi ích đang lâm nguy. Nhưng do sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng, từ cảng biển tới đường bộ, cùng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển, giá địa ốc, hàng hóa và nhân công cao, đã khiến họ gặp vô số trở ngại.
Ông Sanjay Kirloskar, Giám đốc điều hành của công ty sản xuất máy bơm nước Kirloskar với số vốn 470 triệu USD, cho biết công ty ông đã đầu tư 100 triệu USD vào các hợp đồng nước ngoài. Tuy nhiên, chẳng có hợp đồng cơ sở hạ tầng nào đến từ New Dehli dành cho công ty này. Ông Kirloska đã hy vọng được tham gia vào một dự án lớn nối giữa các dòng sông ở Ấn Độ. Nhưng những kế hoạch đó đã bị trì hoãn lại tới 4 năm nay.
“Sự phát triển cơ sở hạ tầng mà chúng tôi hy vọng vẫn chưa diễn ra. Thay vào đó, chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngoài thay vì ở Ấn Độ”, ông nói.
Kịch bản tồi tệ nhất
Những hạn chế đối với tăng trưởng như vậy ở trong nước sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp ở Ấn Độ đang có chiều hướng đi xuống. Theo chuyên gia Holland của Merrill Lynch, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Ấn Độ trong năm ngoái là 20%, nhưng hiện tại, con số này có lẽ đã giảm xuống chỉ còn 10%.
Sự đi xuống này khiến các nhà đầu tư nước ngoài thấy thị trường chứng khoán Ấn Độ kém hấp dẫn hơn để đầu tư. Trong năm nay, các nhà đầu tư ngoại đã rút tổng số vốn 5,5 tỷ USD ra khỏi thị trường Ấn Độ, so với số tiền 19 tỷ USD mà họ đầu tư vào thị trường này trong năm ngoái.
Ông Gagan Bang, CEO của India Bulls Financial Services, một công ty dịch vụ tài chính và bất động sản lớn đang nổi lên ở Ấn Độ, nhắc đến Trung Quốc với vẻ ngưỡng mộ. Ông cho rằng, Trung Quốc có khả năng tuyệt vời trong việc duy trì đà tăng trưởng mạnh trong suốt 10 năm qua. Trong khi đó, Ấn Độ không thể duy trì được điều này quá 3 năm.
“Nhiều công ty sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể, thậm chí không thể tăng trưởng nổi trong năm nay”, ông nhận xét. Ông nói thêm, trừ phi những quyết sách kinh tế lớn được Chính phủ Ấn Độ sớm đưa ra để duy trì nền kinh tế đi đúng hướng mong đợi, Ấn Độ sẽ tăng trưởng chậm lại hơn nữa.
Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ bảo vệ mạnh mẽ những thành tựu mà họ đã đạt được trong 4 năm qua. “Chúng tôi đã đạt được tốc độ tăng trưởng 9% trong vòng 4 năm liên tiếp. Đó là điều chưa từng xảy ra”, ông Sanjaya Baru, cố vấn truyền thông của Thủ tướng Singh nói. Ông cho rằng, sự tăng trưởng này bắt nguồn từ tỷ lệ đầu tư gia tăng từ mức 28% lên mức 35% so với GDP, gần với mức của hầu hết các nền kinh tế trong khối ASEAN. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, phần lớn khoản đầu tư này là từ lĩnh vực tư nhân.
“Vâng, đúng là có vấn đề ngân sách, nhưng chúng tôi phải trả giá để có được liên minh chính trị”, ông nói thêm. Do đó, ông cho rằng, việc tốc độ tăng trưởng có giảm từ 9% xuống còn 7% cũng chẳng có gì là quá u ám.
Ông Chetan Modi, người đứng đầu tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s tại Ấn Độ cho rằng chi phí kinh doanh tăng cao ở Ấn Độ có thể sẽ khiến các nhà đầu tư quốc tế đã đến làm ăn ở nước này, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, chuyển vốn sang những thị trường có mức chi phí rẻ hơn và hiệu quả hơn, như Singapore và Hồng Kông. Theo ông Sherman Chan, nhà kinh tế học của Moody’s Economy.com, nếu kinh tế tăng trưởng chậm lại và lạm phát tiếp tục leo thang, bất ổn xã hội là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Trên thực tế, Ấn Độ đang trở thành một đất nước chứa đựng nhiều vấn đề xã hội. Lượng tài sản là sản phẩm từ những cải cách của các chính phủ tiền nhiệm đã được thể hiện qua những chiếc xe hơi sang trọng và những căn hộ đắt tiền ở những thành phố lớn, khiến người dân ở những vùng khác trên đất nước phải thèm muốn nhưng lại chẳng có phương tiện nào để có thể đạt tới. Ấn Độ cũng đang thiếu trầm trọng trường đại học và kế hoạch xây dựng 1.500 trường đại học vẫn chỉ nằm trên giấy.
Một bộ phận trong liên minh cầm quyền phản đối cả chuyện toàn cầu hóa và công nghiệp hóa, do đó đối với những nhà máy mới được xây dựng, tốc độ tăng trưởng việc là rất thấp, chỉ khoảng 2% mỗi năm. Con số này quá nhỏ bé so với một đất nước có khoảng 14 triệu thanh niên gia nhập vào lực lượng lao động mỗi năm. Cũng vì thế mà chỉ có khoảng 1 triệu người trong số này có được việc làm.
Trong khi đó, hầu như chẳng ai dám kỳ vọng Chính phủ Ấn Độ sẽ có sự thay đổi, đặc biệt là với các cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào năm 2009 và 5 cuộc bầu cử quan trọng ở phạm vi bang sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Cho đến thời điểm này, Đảng Quốc đại cầm quyền không đạt được nhều thành tựu, do đó họ đã thất bại trong hầu hết các cuộc bầu cử cấp bang trong năm nay và có khả năng sẽ tiếp tục thất bại trong cả 5 cuộc bầu cử sắp tới.
Hy vọng lớn về việc cải cách sẽ trở lại với Ấn Độ của các doanh nghiệp ở nước này sẽ là một chính phủ mới vào năm tới. Mối nguy hiểm lớn nhất là liên minh chính trị phức tạp ở Ấn Độ sẽ đem quyền lực tới cho một liên minh ít quyết đoán khác, khiến các chính sách kinh tế ở nước này lại kém hiệu quả thêm 5 năm nữa.
Nếu vậy, theo giới phân tích, một kịch bản xấu hoàn toàn có thể xảy ra: Tăng trưởng sẽ tụt xuống dưới 6,5%, làm gia tăng nguy cơ Ấn Độ trở lại với tình trạng kinh tế như hồi năm 1991 khi nước này lâm vào một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.
(Theo BusinessWeek)