Kinh tế Anh bên bờ vực suy thoái
Nước Anh có thể phải đối mặt với một thời kỳ kinh tế đi xuống thậm chí còn kéo dài và nhiều “đau thương” hơn so với nước Mỹ
Ở thời kỳ “hoàng kim” của thị trường địa ốc Anh cách đây chưa lâu, một công ty phát triển nhà đã khởi công xây dựng tòa nhà Lumiere.
Tòa nhà này được kỳ vọng là sẽ trở thành một trong những khu nhà chung cư cao nhất và sang trọng nhất thế giới theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Philippe Starck.
Tuy nhiên, tháng trước, dự án tại thành phố Leeds nói trên đã đột ngột bị đình lại do nguồn tài chính cạn kiệt giữa bối cảnh khủng hoảng tính dụng. Công trường của dự án hiện đã trở thành một trong những biểu tượng về sự vỡ tung của “bong bóng” bất động sản tại Anh và tác động tiêu của cuộc khủng hoảng tín dụng từ nước Mỹ “băng qua” Đại Tây Dương để lan tới quần đảo này.
Giá nhà lao dốc
Đây cũng được coi là dấu hiệu dự báo về những gì sắp xảy ra đối với nhiều nền kinh tế châu Âu khác - nơi sự phát triển thái quá của thị trường địa ốc đã đem tới cho người tiêu dùng đang ngập trong nợ nần những cảm giác bất an.
Trong những tuần gần đây, người Anh đã phải đương đầu với một thực tế không hề dễ chịu: Sau 17 năm tăng trưởng không ngừng nghỉ, nền kinh tế của họ đang tiến dần tới suy thoái và thậm chí đã suy thoái rồi. Giá nhà ở Anh đang giảm mạnh, khiến niềm tin người tiêu dùng sụt giảm theo. Mặc dù số vụ tịch biên nhà, phá sản, và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tương đối thấp, nhưng con số này đã bắt đầu “leo thang” trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Mới chỉ thứ 5 tuần trước, các con số thống kê do ngân hàng do vay địa ốc lớn nhất ở Anh là HBOS công bố cho thấy sự sụt giảm của thị trường địa ốc tại nước này đang tăng tốc. Giá nhà bình quân ở Anh trong tháng 7 đã giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất từ năm 1983 trở lại đây.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã bị kẹt giữa hai vấn đề tăng trưởng và chống lạm phát. BoE không thể hạ lãi suất để trợ lực cho nền kinh tế vì cùng lúc, lạm phát tại nước này tăng cao. Do đó, BoE đã duy trì lãi suất đồng Bảng ở mức 5% trong cuộc họp ngày 7/8 vừa qua.
Kết quả, nhiều nhà kinh tế dự báo rằng tình hình sẽ xấu đi nhanh chóng trong vòng 6 tháng tới, khiến nước Anh phải đối mặt với một thời kỳ kinh tế đi xuống thậm chí còn kéo dài và nhiều “đau thương” hơn so với nước Mỹ. “Nước Mỹ đã phát hiện ra vấn đề đối với nền kinh tế của họ sớm hơn và hành động mạnh hơn trong việc hạ lãi suất. Điều này có nghĩa là kinh tế Anh sẽ phục hồi chậm hơn”, nhà kinh tế Ian Harnett, Giám đốc điều hành viện nghiên cứu Absolute Strategy tại London, nhận xét.
Các cử tri Anh đổ lỗi cho thủ tướng của họ là ông Gordon Brown về sự “ốm yếu” của nền kinh tế, và dành cho Đảng Lao động của vị thủ tướng này độ tin cậy thấp thất kể từ đầu thập niên 1980 trở lại đây.
Kinh tế Anh hiện ở tình trạng yếu kém hơn phần lớn các nền kinh tế khác ở châu Âu, trừ Tây Ban Nha và Ireland, do sự phụ thuộc mạnh mẽ vào hai ngành công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nhất hiện nay là địa ốc và dịch vụ tài chính. Ở thời kỳ đỉnh cao nhất của bong bóng địa ốc, các ngân hàng ở Anh đã nỗ lực hết sức để “qua mặt” nhau về mức độ sẵn sàng cho vay. Trong khi đó, các ngân hàng khác ở lục địa châu Âu nhìn chung nằm dưới quy chế quản chặt hơn.
Câu chuyện của Leeds
Vùng Leeds là một trong những thành phố chịu tác động mạnh nhất của cuộc khủng hoảng. Nằm ở miền trung Anh, gần Manchester và Liverpool, có dân số khoảng 450.000 người, khu vực này phát triển bùng nổ vào cuối những năm 1990 khi các công ty công nghệ và dịch vụ mọc lên như nấm ở đây để tận dụng giá thuê văn phòng ở mức “bèo” và khả năng tiếp cận với một trường đại học lớn.
Nhu cầu thuê văn phòng và nhà ở đã dẫn tới một thời kỳ bùng nổ xây dựng, đưa Leeds trở thành thành phố phát triển nhanh nhất ở Anh năm 2003 và được mệnh danh là “Tam giác Vàng”. Còn hiện nay, nhiều trong số các tòa nhà văn phòng ở Leeds đang ở trong tình trạng trống trơn và được treo biển “For Sale” (Bán nhà).
Các dự án mới, trong đó có dự án Lumiere đề cập tới ở đầu bài viết này, đã bị hủy do các ngân hàng thu hồi vốn vay và không cho vay tiếp. Một dự án 300 căn hộ chung cư có tên là Kissing Towers cũng phải đình lại từ tháng trước. Ở khu vực phía Bắc thành phố, quang cảnh thậm chí còn u ám hơn, với những thùng đựng rác đầy tràn đặt bên ngoài những tòa nhà xây dở.
Ông Gordon Bell, Giám đốc điều hành của công ty Dịch vụ Tư vấn tín dụng tiêu dùng ở Leeds cho biết, các cuộc gọi đến công ty của ông đã tăng 20% trong 3 tháng qua và có thể sẽ còn tăng nữa do các số vụ khách hàng vay tiền ngân hàng bị phá sản sẽ tăng mạnh trong quý sắp tới.
Anh Shahz Khuram, một lái xe taxi 33 tuổi đang rất lo lắng về khoản vay 160.000 USD để mua căn hộ hai phòng ngủ của anh. Thời kỳ lãi suất cố định của khoản vay này sẽ hết hạn vào năm tới và anh sẽ phải xin gia hạn với lãi suất cao hơn nếu không trả được nợ. “Không chỉ có lãi suất vay cầm cố tăng. Giá cả hàng hóa nào cũng tăng. Vài người bạn của tôi đã phải bán xe để trả nợ”, anh Khuram cho biết. Anh nói thêm: “Tôi đã rất cố làm việc để tiết kiệm thêm tiền, nhưng rất khó với giá xăng cao như hiện nay.”
Lãi suất vay cầm cố trung bình ở Anh ở thời điểm tháng 5 đã tăng lên mức 5,8% so với mức 5,6% cách đó 1 năm. Mức lãi suất ày có vẻ như thấp, nhưng trong cùng khoảng thời gian đó, giá nhà đã giảm 4,4%. Số vụ tịch biên nhà đã tăng lên, và thậm chí giá nhà ở thủ đô London cũng đã bắt đầu đi xuống. Giá nhà tại những khu vực sang trọng nhất ở London đã giảm 1,6% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện giá nhà ở Anh vẫn cao hơn 10% so với thời điểm cách đây 3 năm, nhưng tháng trước, Standard & Poor’s đã cảnh báo rằng giá nhà tại nước này có thể giảm thêm 17% nữa từ nay tới cuối năm sau. Nếu điều đó xảy ra, 1,7 triệu hộ gia đình ở Anh sẽ điêu đứng vì giá trị ngôi nhà của họ sẽ thấp hơn so với khoản tiền mà họ vay mua nhà.
Thị trường địa ốc ảm đạm đã bắt đầu đe dọa cửa hàng nhỏ của cô Vivienne Cockcroft. Người phụ nữ này bán quần áo và đồ nội thất secondhand bên ngoài một nhà kho đi thuê. Nhưng giá thuê nhà và mọi chi phí đều tăng buộc cô hoặc phải chuyển đi hoặc phải đóng cửa. “Tôi đang cạn vốn. Mà nếu có chuyển cửa hàng thì tôi cũng phải cắt giảm số công nhân”, cô Cockcroft nói. Hiện đang có 8 người làm thuê cho cô.
Các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu hiện vẫn còn chưa tác động “hết cỡ” tới nền kinh tế Anh. Tỷ lệ thất nghiệp của Anh mới chỉ tăng lên trong thời gian gần đây và hiện ở mức 5,2%. Người Anh lúc này vẫn rất cố gắng để trả được đúng hạn tổng số nợ kỷ lục 1.400 tỷ Bảng (2,8 tỷ USD) của họ. Trên thực tế, các vụ phá sản của cá nhân đã giảm nhẹ trong quý 2 vừa qua. Tuy nhiên, các công ty của Anh xem ra có sức chịu đựng kém hơn. Số vụ thanh lý tài sản doanh nghiệp đã tăng 15% trong năm qua.
Mặc dù vậy, trong nền kinh tế vẫn còn những điểm sáng. Tại London, những ngôi nhà đắt nhất, đặc biệt là những ngôi nhà được xây dựng nhằm tới đối tượng khách hàng nước ngoài giàu có, vẫn bán được. “Việc thị trường còn sụt giảm đến đâu phụ thuộc vào các ngân hàng và nền kinh tế”, một giám đốc công ty địa ốc nói.
(Theo New York Times)
Tòa nhà này được kỳ vọng là sẽ trở thành một trong những khu nhà chung cư cao nhất và sang trọng nhất thế giới theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Philippe Starck.
Tuy nhiên, tháng trước, dự án tại thành phố Leeds nói trên đã đột ngột bị đình lại do nguồn tài chính cạn kiệt giữa bối cảnh khủng hoảng tính dụng. Công trường của dự án hiện đã trở thành một trong những biểu tượng về sự vỡ tung của “bong bóng” bất động sản tại Anh và tác động tiêu của cuộc khủng hoảng tín dụng từ nước Mỹ “băng qua” Đại Tây Dương để lan tới quần đảo này.
Giá nhà lao dốc
Đây cũng được coi là dấu hiệu dự báo về những gì sắp xảy ra đối với nhiều nền kinh tế châu Âu khác - nơi sự phát triển thái quá của thị trường địa ốc đã đem tới cho người tiêu dùng đang ngập trong nợ nần những cảm giác bất an.
Trong những tuần gần đây, người Anh đã phải đương đầu với một thực tế không hề dễ chịu: Sau 17 năm tăng trưởng không ngừng nghỉ, nền kinh tế của họ đang tiến dần tới suy thoái và thậm chí đã suy thoái rồi. Giá nhà ở Anh đang giảm mạnh, khiến niềm tin người tiêu dùng sụt giảm theo. Mặc dù số vụ tịch biên nhà, phá sản, và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tương đối thấp, nhưng con số này đã bắt đầu “leo thang” trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Mới chỉ thứ 5 tuần trước, các con số thống kê do ngân hàng do vay địa ốc lớn nhất ở Anh là HBOS công bố cho thấy sự sụt giảm của thị trường địa ốc tại nước này đang tăng tốc. Giá nhà bình quân ở Anh trong tháng 7 đã giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất từ năm 1983 trở lại đây.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã bị kẹt giữa hai vấn đề tăng trưởng và chống lạm phát. BoE không thể hạ lãi suất để trợ lực cho nền kinh tế vì cùng lúc, lạm phát tại nước này tăng cao. Do đó, BoE đã duy trì lãi suất đồng Bảng ở mức 5% trong cuộc họp ngày 7/8 vừa qua.
Kết quả, nhiều nhà kinh tế dự báo rằng tình hình sẽ xấu đi nhanh chóng trong vòng 6 tháng tới, khiến nước Anh phải đối mặt với một thời kỳ kinh tế đi xuống thậm chí còn kéo dài và nhiều “đau thương” hơn so với nước Mỹ. “Nước Mỹ đã phát hiện ra vấn đề đối với nền kinh tế của họ sớm hơn và hành động mạnh hơn trong việc hạ lãi suất. Điều này có nghĩa là kinh tế Anh sẽ phục hồi chậm hơn”, nhà kinh tế Ian Harnett, Giám đốc điều hành viện nghiên cứu Absolute Strategy tại London, nhận xét.
Các cử tri Anh đổ lỗi cho thủ tướng của họ là ông Gordon Brown về sự “ốm yếu” của nền kinh tế, và dành cho Đảng Lao động của vị thủ tướng này độ tin cậy thấp thất kể từ đầu thập niên 1980 trở lại đây.
Kinh tế Anh hiện ở tình trạng yếu kém hơn phần lớn các nền kinh tế khác ở châu Âu, trừ Tây Ban Nha và Ireland, do sự phụ thuộc mạnh mẽ vào hai ngành công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nhất hiện nay là địa ốc và dịch vụ tài chính. Ở thời kỳ đỉnh cao nhất của bong bóng địa ốc, các ngân hàng ở Anh đã nỗ lực hết sức để “qua mặt” nhau về mức độ sẵn sàng cho vay. Trong khi đó, các ngân hàng khác ở lục địa châu Âu nhìn chung nằm dưới quy chế quản chặt hơn.
Câu chuyện của Leeds
Vùng Leeds là một trong những thành phố chịu tác động mạnh nhất của cuộc khủng hoảng. Nằm ở miền trung Anh, gần Manchester và Liverpool, có dân số khoảng 450.000 người, khu vực này phát triển bùng nổ vào cuối những năm 1990 khi các công ty công nghệ và dịch vụ mọc lên như nấm ở đây để tận dụng giá thuê văn phòng ở mức “bèo” và khả năng tiếp cận với một trường đại học lớn.
Nhu cầu thuê văn phòng và nhà ở đã dẫn tới một thời kỳ bùng nổ xây dựng, đưa Leeds trở thành thành phố phát triển nhanh nhất ở Anh năm 2003 và được mệnh danh là “Tam giác Vàng”. Còn hiện nay, nhiều trong số các tòa nhà văn phòng ở Leeds đang ở trong tình trạng trống trơn và được treo biển “For Sale” (Bán nhà).
Các dự án mới, trong đó có dự án Lumiere đề cập tới ở đầu bài viết này, đã bị hủy do các ngân hàng thu hồi vốn vay và không cho vay tiếp. Một dự án 300 căn hộ chung cư có tên là Kissing Towers cũng phải đình lại từ tháng trước. Ở khu vực phía Bắc thành phố, quang cảnh thậm chí còn u ám hơn, với những thùng đựng rác đầy tràn đặt bên ngoài những tòa nhà xây dở.
Ông Gordon Bell, Giám đốc điều hành của công ty Dịch vụ Tư vấn tín dụng tiêu dùng ở Leeds cho biết, các cuộc gọi đến công ty của ông đã tăng 20% trong 3 tháng qua và có thể sẽ còn tăng nữa do các số vụ khách hàng vay tiền ngân hàng bị phá sản sẽ tăng mạnh trong quý sắp tới.
Anh Shahz Khuram, một lái xe taxi 33 tuổi đang rất lo lắng về khoản vay 160.000 USD để mua căn hộ hai phòng ngủ của anh. Thời kỳ lãi suất cố định của khoản vay này sẽ hết hạn vào năm tới và anh sẽ phải xin gia hạn với lãi suất cao hơn nếu không trả được nợ. “Không chỉ có lãi suất vay cầm cố tăng. Giá cả hàng hóa nào cũng tăng. Vài người bạn của tôi đã phải bán xe để trả nợ”, anh Khuram cho biết. Anh nói thêm: “Tôi đã rất cố làm việc để tiết kiệm thêm tiền, nhưng rất khó với giá xăng cao như hiện nay.”
Lãi suất vay cầm cố trung bình ở Anh ở thời điểm tháng 5 đã tăng lên mức 5,8% so với mức 5,6% cách đó 1 năm. Mức lãi suất ày có vẻ như thấp, nhưng trong cùng khoảng thời gian đó, giá nhà đã giảm 4,4%. Số vụ tịch biên nhà đã tăng lên, và thậm chí giá nhà ở thủ đô London cũng đã bắt đầu đi xuống. Giá nhà tại những khu vực sang trọng nhất ở London đã giảm 1,6% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện giá nhà ở Anh vẫn cao hơn 10% so với thời điểm cách đây 3 năm, nhưng tháng trước, Standard & Poor’s đã cảnh báo rằng giá nhà tại nước này có thể giảm thêm 17% nữa từ nay tới cuối năm sau. Nếu điều đó xảy ra, 1,7 triệu hộ gia đình ở Anh sẽ điêu đứng vì giá trị ngôi nhà của họ sẽ thấp hơn so với khoản tiền mà họ vay mua nhà.
Thị trường địa ốc ảm đạm đã bắt đầu đe dọa cửa hàng nhỏ của cô Vivienne Cockcroft. Người phụ nữ này bán quần áo và đồ nội thất secondhand bên ngoài một nhà kho đi thuê. Nhưng giá thuê nhà và mọi chi phí đều tăng buộc cô hoặc phải chuyển đi hoặc phải đóng cửa. “Tôi đang cạn vốn. Mà nếu có chuyển cửa hàng thì tôi cũng phải cắt giảm số công nhân”, cô Cockcroft nói. Hiện đang có 8 người làm thuê cho cô.
Các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu hiện vẫn còn chưa tác động “hết cỡ” tới nền kinh tế Anh. Tỷ lệ thất nghiệp của Anh mới chỉ tăng lên trong thời gian gần đây và hiện ở mức 5,2%. Người Anh lúc này vẫn rất cố gắng để trả được đúng hạn tổng số nợ kỷ lục 1.400 tỷ Bảng (2,8 tỷ USD) của họ. Trên thực tế, các vụ phá sản của cá nhân đã giảm nhẹ trong quý 2 vừa qua. Tuy nhiên, các công ty của Anh xem ra có sức chịu đựng kém hơn. Số vụ thanh lý tài sản doanh nghiệp đã tăng 15% trong năm qua.
Mặc dù vậy, trong nền kinh tế vẫn còn những điểm sáng. Tại London, những ngôi nhà đắt nhất, đặc biệt là những ngôi nhà được xây dựng nhằm tới đối tượng khách hàng nước ngoài giàu có, vẫn bán được. “Việc thị trường còn sụt giảm đến đâu phụ thuộc vào các ngân hàng và nền kinh tế”, một giám đốc công ty địa ốc nói.
(Theo New York Times)