Kinh tế Đông Nam Á phục hồi hình chữ V
Kinh tế Đông Nam Á đang phục hồi nhanh chóng khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu
Kinh tế khu vực Đông Nam Á đang phục hồi nhanh chóng khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2007-2009. Điều này có được là nhờ các chương trình kích thích tài khóa và tiền tệ quy mô lớn mà các chính phủ trong khu vực đưa ra nhằm vực dậy nhu cầu nội địa.
Tờ New York Times cho hay, các số liệu thống kê về kinh tế của Đông Nam Á thời gian qua đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên, đồng thời cho thấy sự phục hồi theo hình chữ V.
“Những con số thống kê chủ chốt, chẳng hạn như chỉ số quản lý sức mua, của các nền kinh tế trong khu vực chỉ ra rằng, các hoạt động kinh tế sẽ còn mạnh trong những tháng tới. Bất chấp những rủi ro còn tồn tại trong nền kinh tế thế giới mà chủ yếu là khủng hoảng nợ công của châu Âu, sự phục hồi của kinh tế Đông Nam Á đang diễn ra vững vàng”, chuyên gia kinh tế cao cấp Lei Lei Song thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát biểu khi trao đổi với New York Times.
GDP của Singapore trong quý 1 đã tăng trưởng ở mức 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Đối với Malaysia và Singapore, con số này là 10,1% và 7,3%. Ngay cả ở Thái Lan, quốc gia phải đương đầu với hàng loạt rắc rối chính trị, GDP quý 1 cũng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.
Sang quý 2, các hoạt động kinh tế tiếp tục diễn ra mạnh mẽ khắp khu vực. Chẳng hạn, xuất khẩu của Singapore đã tăng 2,1% trong tháng 4 so với tháng 3.
“Kinh tế Đông Nam Á đang phục hồi mạnh. Không chỉ các thống kê về GDP mà các con số về xuất khẩu và sản xuất công nghiệp cũng cho thấy điều này”, nhà kinh tế cao cấp Youngesh Khatri thuộc công ty chứng khoán Nomura Securities International nhận định.
Theo New York Times, sự phục hồi này phản ánh sức mạnh kinh tế của Đông Nam Á trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính gần đây. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hồi năm 1997-1998, các nước Đông Nam Á đã thực hiện nhiều cải cách trong hệ thống tài chính. Ông Song cho rằng, nhờ đó, khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, kinh tế châu Á đang ở trong “trạng thái vững vàng”.
“Các chính phủ trong khu vực có đủ tiền và khả năng về phương diện tài khóa để tăng cường thanh khoản và tiếp sức cho nền kinh tế. Các biện pháp kích thích kinh tế cho phép Đông Nam Á chống chọi với khủng hoảng toàn cầu và phục hồi tốt hơn dự kiến, đồng thời tốt hơn nhiều nền kinh tế khác”, ông Song nói.
Theo chuyên gia này, các thống kê về kinh tế khu vực thời gian qua báo hiệu sự phục hồi hình chữ V trong năm 2010 này, mặc dù sự phục hồi tại mỗi nền kinh tế là khác nhau trong 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN).
ADB dự báo, kinh tế Đông Nam Á sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% trong năm nay, vượt xa mức 1,3% của năm ngoái và con số 4,3% đạt được trong năm 2008.
Một động lực quan trọng đối với sự phục hồi của Đông Nam Á chính là nền kinh tế đang tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc, đất nước đang chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Đông Nam Á. Mặc dù nhu cầu nội địa của các nước Đông Nam Á đã tăng, Trung Quốc vẫn là đích đến quan trọng cho hàng hóa của khu vực, bao gồm cả những mặt hàng chờ được tái xuất sang thị trường phương Tây.
Tuy nhiên, kinh tế Đông Nam Á chưa phải đã thuận mọi bề. Ông Sanjay Mathur, một chuyên gia kinh tế về châu Á thuộc ngân hàng Royal Bank of Scotland ở Singapore, cảnh báo rằng, triển vọng kinh tế Trung Quốc đang phát đi một số tín hiệu của sự giảm tốc. Tháng 5 vừa qua, chỉ số quản lý sức mua - một thống kê chủ đạo cho ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, đã giảm xuống 53,9 điểm từ mức 55,7 điểm trong tháng 4.
Ông Mathur cho hay, ông lo ngại về tình hình giá nhà đất leo thang và tăng trưởng tín dụng quá mạnh của Trung Quốc. Nếu các nhà chức trách Trung Quốc mạnh tay trong việc giải quyết những vấn đề này, nhu cầu của thị trường Trung Quốc có thể chịu tác động tiêu cực. Cũng theo ông Mathur, xuất khẩu của Đông Nam Á sắp tới có thể sẽ giảm tốc khi mà nhu cầu của thị trường bên ngoài chững lại.
Mặc dù vậy, phần lớn các chuyên gia kinh tế vẫn giữ thái độ lạc quan, cho rằng, suy thoái kép sẽ không xảy ra ở Đông Nam Á. Bất chấp cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu và đồng Euro suy yếu, xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên minh châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này - trong tháng 5 đã tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là một bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng chỉ ở mức hạn chế của khủng hoảng nợ châu Âu, ít nhất là tới thời điểm này.
Theo chuyên gia Song, nếu các nền kinh tế hàng đầu thế giới phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng mới, Đông Nam Á chắc chắn sẽ chịu sự sụt giảm của nhu cầu bên ngoài, đồng thời tâm lý ngại rủi ro sẽ khiến các dòng vốn đầu tư thoái lui khỏi khu vực. “Tuy nhiên, những thiệt hại từ bất kỳ một cuộc khủng hoảng mới bên ngoài châu Á nào gây ra cho Đông Nam Á cũng sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tác động của suy thoái 2008-2009”, ông Song phát biểu.
Với năng lực tài khóa tốt và quản lý kinh tế vĩ mô hợp lý, cùng với dự trữ ngoại hối chung của khu vực (theo Sáng kiến Chiangmai đưa ra vào năm 2000), “kinh tế Đông Nam Á hiện có khả năng vượt qua một cuộc khủng hoảng mới tốt hơn châu ÂU”, ông Song nhận định.
Chuyên gia Khatri cũng cho rằng, Đông Nam Á sẽ nhanh chóng phục hồi nếu bất kỳ một cuộc khủng hoảng mới nào xảy ra. “Các chính phủ trong khu vực đã trải qua khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương đều đã từng sẵn sàng cho việc bơm vốn khẩn cấp và cơ chế này có thể được kích hoạt lại. Các gói kích thích tài khóa đã được thực thi, và nhiều quốc gia thậm chí không phải thực hiện đầy đủ chương trình kích thích của họ trong lần giải ngân đầu tiên”, ông Khatri nói.
Chẳng hạn, Indonesia có sức tiêu dùng nội địa rất tốt và Chính phủ nước này đã được đánh giá cao nhờ thực thi chính sách tài khóa thận trọng. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của nước này chỉ ở mức 1,6% GDP so với mức dự kiến 2%. Thái Lan cũng có nhiều khả năng để tăng chi tiêu công sau khi hạn chế vì lý do bất ổn chính trị trong mấy năm gần đây.
Tờ New York Times cho hay, các số liệu thống kê về kinh tế của Đông Nam Á thời gian qua đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên, đồng thời cho thấy sự phục hồi theo hình chữ V.
“Những con số thống kê chủ chốt, chẳng hạn như chỉ số quản lý sức mua, của các nền kinh tế trong khu vực chỉ ra rằng, các hoạt động kinh tế sẽ còn mạnh trong những tháng tới. Bất chấp những rủi ro còn tồn tại trong nền kinh tế thế giới mà chủ yếu là khủng hoảng nợ công của châu Âu, sự phục hồi của kinh tế Đông Nam Á đang diễn ra vững vàng”, chuyên gia kinh tế cao cấp Lei Lei Song thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát biểu khi trao đổi với New York Times.
GDP của Singapore trong quý 1 đã tăng trưởng ở mức 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Đối với Malaysia và Singapore, con số này là 10,1% và 7,3%. Ngay cả ở Thái Lan, quốc gia phải đương đầu với hàng loạt rắc rối chính trị, GDP quý 1 cũng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.
Sang quý 2, các hoạt động kinh tế tiếp tục diễn ra mạnh mẽ khắp khu vực. Chẳng hạn, xuất khẩu của Singapore đã tăng 2,1% trong tháng 4 so với tháng 3.
“Kinh tế Đông Nam Á đang phục hồi mạnh. Không chỉ các thống kê về GDP mà các con số về xuất khẩu và sản xuất công nghiệp cũng cho thấy điều này”, nhà kinh tế cao cấp Youngesh Khatri thuộc công ty chứng khoán Nomura Securities International nhận định.
Theo New York Times, sự phục hồi này phản ánh sức mạnh kinh tế của Đông Nam Á trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính gần đây. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hồi năm 1997-1998, các nước Đông Nam Á đã thực hiện nhiều cải cách trong hệ thống tài chính. Ông Song cho rằng, nhờ đó, khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, kinh tế châu Á đang ở trong “trạng thái vững vàng”.
“Các chính phủ trong khu vực có đủ tiền và khả năng về phương diện tài khóa để tăng cường thanh khoản và tiếp sức cho nền kinh tế. Các biện pháp kích thích kinh tế cho phép Đông Nam Á chống chọi với khủng hoảng toàn cầu và phục hồi tốt hơn dự kiến, đồng thời tốt hơn nhiều nền kinh tế khác”, ông Song nói.
Theo chuyên gia này, các thống kê về kinh tế khu vực thời gian qua báo hiệu sự phục hồi hình chữ V trong năm 2010 này, mặc dù sự phục hồi tại mỗi nền kinh tế là khác nhau trong 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN).
ADB dự báo, kinh tế Đông Nam Á sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% trong năm nay, vượt xa mức 1,3% của năm ngoái và con số 4,3% đạt được trong năm 2008.
Một động lực quan trọng đối với sự phục hồi của Đông Nam Á chính là nền kinh tế đang tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc, đất nước đang chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Đông Nam Á. Mặc dù nhu cầu nội địa của các nước Đông Nam Á đã tăng, Trung Quốc vẫn là đích đến quan trọng cho hàng hóa của khu vực, bao gồm cả những mặt hàng chờ được tái xuất sang thị trường phương Tây.
Tuy nhiên, kinh tế Đông Nam Á chưa phải đã thuận mọi bề. Ông Sanjay Mathur, một chuyên gia kinh tế về châu Á thuộc ngân hàng Royal Bank of Scotland ở Singapore, cảnh báo rằng, triển vọng kinh tế Trung Quốc đang phát đi một số tín hiệu của sự giảm tốc. Tháng 5 vừa qua, chỉ số quản lý sức mua - một thống kê chủ đạo cho ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, đã giảm xuống 53,9 điểm từ mức 55,7 điểm trong tháng 4.
Ông Mathur cho hay, ông lo ngại về tình hình giá nhà đất leo thang và tăng trưởng tín dụng quá mạnh của Trung Quốc. Nếu các nhà chức trách Trung Quốc mạnh tay trong việc giải quyết những vấn đề này, nhu cầu của thị trường Trung Quốc có thể chịu tác động tiêu cực. Cũng theo ông Mathur, xuất khẩu của Đông Nam Á sắp tới có thể sẽ giảm tốc khi mà nhu cầu của thị trường bên ngoài chững lại.
Mặc dù vậy, phần lớn các chuyên gia kinh tế vẫn giữ thái độ lạc quan, cho rằng, suy thoái kép sẽ không xảy ra ở Đông Nam Á. Bất chấp cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu và đồng Euro suy yếu, xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên minh châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này - trong tháng 5 đã tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là một bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng chỉ ở mức hạn chế của khủng hoảng nợ châu Âu, ít nhất là tới thời điểm này.
Theo chuyên gia Song, nếu các nền kinh tế hàng đầu thế giới phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng mới, Đông Nam Á chắc chắn sẽ chịu sự sụt giảm của nhu cầu bên ngoài, đồng thời tâm lý ngại rủi ro sẽ khiến các dòng vốn đầu tư thoái lui khỏi khu vực. “Tuy nhiên, những thiệt hại từ bất kỳ một cuộc khủng hoảng mới bên ngoài châu Á nào gây ra cho Đông Nam Á cũng sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tác động của suy thoái 2008-2009”, ông Song phát biểu.
Với năng lực tài khóa tốt và quản lý kinh tế vĩ mô hợp lý, cùng với dự trữ ngoại hối chung của khu vực (theo Sáng kiến Chiangmai đưa ra vào năm 2000), “kinh tế Đông Nam Á hiện có khả năng vượt qua một cuộc khủng hoảng mới tốt hơn châu ÂU”, ông Song nhận định.
Chuyên gia Khatri cũng cho rằng, Đông Nam Á sẽ nhanh chóng phục hồi nếu bất kỳ một cuộc khủng hoảng mới nào xảy ra. “Các chính phủ trong khu vực đã trải qua khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương đều đã từng sẵn sàng cho việc bơm vốn khẩn cấp và cơ chế này có thể được kích hoạt lại. Các gói kích thích tài khóa đã được thực thi, và nhiều quốc gia thậm chí không phải thực hiện đầy đủ chương trình kích thích của họ trong lần giải ngân đầu tiên”, ông Khatri nói.
Chẳng hạn, Indonesia có sức tiêu dùng nội địa rất tốt và Chính phủ nước này đã được đánh giá cao nhờ thực thi chính sách tài khóa thận trọng. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của nước này chỉ ở mức 1,6% GDP so với mức dự kiến 2%. Thái Lan cũng có nhiều khả năng để tăng chi tiêu công sau khi hạn chế vì lý do bất ổn chính trị trong mấy năm gần đây.