Kinh tế Mỹ đã bước qua cơn bĩ cực?
Phong vũ biểu của nền kinh tế Mỹ đang bứt phá qua các ngưỡng cao trước giai đoạn khủng hoảng 2007 - 2009
Với những bước tiến vững chắc của thị trường chứng khoán, "phong vũ biểu" của nền kinh tế, nhiều người tin rằng Mỹ đang qua cơn bĩ cực và chuẩn bị bước vào một thời kỳ mới sáng sủa hơn.
Tuần qua, mặc dù cũng có những lúc lên xuống thất thường, song nhìn chung, thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước tiến khá vững chắc và trong tuần qua đã leo lên gần các mức cao nhất trong 3 năm qua, bất chấp những lo ngại về giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Mở đầu tuần mới (21/2), thị trường tăng điểm mạnh ở cả ba chỉ số sau khi các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng Eurp nhất trí kế hoạch giải cứu Hy Lạp lần hai với gói tài chính mới 130 tỷ Euro và mục tiêu cắt giảm tỷ lệ nợ công của Hy Lạp trên tổng sản phẩm quốc nội xuống 121% vào năm 2020.
Tuy nhiên, cũng ngay trong phiên này, đà tăng của thị trường chững lại và bắt đầu biến động trái chiều khi có những ý kiến cho rằng, Hy Lạp còn khuya mới hồi phục được kinh tế. Trong khi đó giá dầu thô tăng vọt lên cao nhất 9 tháng và nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời đã gây sức ép lên thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch đầy biến động này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 15,82 điểm, tương ứng 0,12%, lên 12.965,69 điểm. S&P 500 tăng 0,98 điểm, tương ứng 0,07%, lên 1.362,21 điểm. Nasdaq hạ 3,21 điểm, tương ứng 0,11%, xuống 2.948,57 điểm. Khối lượng giao dịch khá thấp.
Thị trường chuyển sang phiên giao dịch thứ hai trong tuần với đà đi xuống của cả ba chỉ số chính, do phải đón nhận một loạt yếu tố bất lợi như kinh doanh, sản xuất tại Khu vực đồng Euro và Trung Quốc đồng loạt giảm, giữa lúc có nhiều ý kiến cho rằng, Hy Lạp chỉ cầm cự được thêm vài tháng.
Thêm vào đó, như một động thái đổ thêm dầu vào lửa, để khẳng định thêm rằng Hy Lạp có thể xảy ra tình trạng vỡ nợ ngay trong ngắn hạn, ngay trong ngày 22/2, một trong ba tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín thế giới, Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm nợ của Hy Lạp xuống sát mức "vỡ nợ", hạng C.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 27,02 điểm (-0,21%) còn 12.938,67 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 4,55 điểm (-0,33%) xuống 1.357,66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm15,4 điểm (-0,52%) xuống 2.933,17 điểm. Khối lượng giao dịch thấp hơn phiên trước đó.
Bước vào phiên 23/2, một số thông tin kinh tế lạc quan về điều kiện kinh doanh của Đức tăng tháng thứ 4 liên tiếp và số người thất nghiệp lần đầu của Mỹ xuống thấp nhất từ đầu khủng hoảng 2007 - 2009 đã giúp Phố Wall quay đầu tăng điểm. Chỉ số đo lường bất ổn của nhà đầu tư Mỹ giảm mạnh.
Chốt ngày, chỉ số Dow Jones tiến 46,02 điểm (+0,36%) lên 12.984,69 điểm, cao nhất kể từ 5/2008. S&P 500 tiến 5,8 điểm (+0,43%) lên 1.363,46 điểm. Nasdaq Composite tiến 23,81 điểm (+0,81%) lên 2.956,98 điểm. Từ đầu năm tới nay, Dow Jones tăng 6%, S&P tăng 8,4%, Nasdaq cộng 13%.
Sự lạc quan tới từ Đức và Mỹ đã giúp nhà đầu tư phấn chấn, bất chấp những lo lắng về Hy Lạp vẫn chưa được xua tan và dự báo của Ủy ban châu Âu về khả năng suy thoái nhẹ của Khu vực đồng tiền chung, do Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cùng một số quốc gia khác bị tăng trưởng âm.
Phiên cuối tuần (24/2), số liệu niềm tin tiêu dùng và doanh số bán nhà lạc quan hơn dự báo của giới phân tích đã đẩy chỉ số S&P 500 lên mức cao nhất kể từ ngày 6/6/2008, thời điểm chỉ còn vài tháng nữa là Lehman Brothers phá sản khi cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, đà tiến của thị trường không đều, khi Dow Jones hạ nhẹ trong phiên này. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 1,74 điểm xuống 12.982,95 điểm, nhưng chỉ số S&P 500 tăng 2,28 điểm lên 1.365,74 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 6,77 điểm lên mức 2.963,75 điểm.
Dẫu vậy, mức giảm nhẹ trong phiên này không kéo lùi đà đi lên chung trong tuần của cả ba chỉ số, trong đó Dow Jones và S&P 500 đều tăng 0,3%, Nasdaq Composite tăng 0,4%. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng 6,26%, S&P 500 tiến 8,6% và Nasdaq cộng 13,77%.
Riêng với S&P 500, tuần qua chỉ số này đã cố gắng vượt qua ngưỡng kháng cự 1.370 điểm. Nhiều nhà phân tích dự báo rằng, S&P 500 sẽ trải qua một đợt rút lui mạnh hơn nhưng mối lo lắng này đã thuyên giảm do một loạt báo cáo kinh tế lạc quan của Mỹ được công bố trong phiên giao dịch cuối tuần.
Những thông tin này bao gồm chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2 do Đại học Michigan khảo sát tăng lên 75,3 điểm, cao nhất trong một năm và vượt dự báo. Trong khi đó, doanh số bán nhà mới tháng 1 đạt 321.000 đơn vị, cao hơn dự báo. Doanh số bán nhà mới tháng trước cũng được điều chỉnh tăng.
Với đà tăng hiện nay của thị trường chứng khoán Mỹ, nhiều nhà phân tích cho rằng, những bóng đen cả trong, ngoài Mỹ đang dần bị xua tan. Tuy nhiên, một vấn đề đáng ngại là nếu giá dầu vẫn duy trì ở mức cao hay tiếp tục tăng lên thêm thì các dự báo về tăng trưởng có thể sẽ bị điều chỉnh giảm xuống.
Tuần qua, mặc dù cũng có những lúc lên xuống thất thường, song nhìn chung, thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước tiến khá vững chắc và trong tuần qua đã leo lên gần các mức cao nhất trong 3 năm qua, bất chấp những lo ngại về giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Mở đầu tuần mới (21/2), thị trường tăng điểm mạnh ở cả ba chỉ số sau khi các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng Eurp nhất trí kế hoạch giải cứu Hy Lạp lần hai với gói tài chính mới 130 tỷ Euro và mục tiêu cắt giảm tỷ lệ nợ công của Hy Lạp trên tổng sản phẩm quốc nội xuống 121% vào năm 2020.
Tuy nhiên, cũng ngay trong phiên này, đà tăng của thị trường chững lại và bắt đầu biến động trái chiều khi có những ý kiến cho rằng, Hy Lạp còn khuya mới hồi phục được kinh tế. Trong khi đó giá dầu thô tăng vọt lên cao nhất 9 tháng và nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời đã gây sức ép lên thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch đầy biến động này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 15,82 điểm, tương ứng 0,12%, lên 12.965,69 điểm. S&P 500 tăng 0,98 điểm, tương ứng 0,07%, lên 1.362,21 điểm. Nasdaq hạ 3,21 điểm, tương ứng 0,11%, xuống 2.948,57 điểm. Khối lượng giao dịch khá thấp.
Thị trường chuyển sang phiên giao dịch thứ hai trong tuần với đà đi xuống của cả ba chỉ số chính, do phải đón nhận một loạt yếu tố bất lợi như kinh doanh, sản xuất tại Khu vực đồng Euro và Trung Quốc đồng loạt giảm, giữa lúc có nhiều ý kiến cho rằng, Hy Lạp chỉ cầm cự được thêm vài tháng.
Thêm vào đó, như một động thái đổ thêm dầu vào lửa, để khẳng định thêm rằng Hy Lạp có thể xảy ra tình trạng vỡ nợ ngay trong ngắn hạn, ngay trong ngày 22/2, một trong ba tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín thế giới, Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm nợ của Hy Lạp xuống sát mức "vỡ nợ", hạng C.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 27,02 điểm (-0,21%) còn 12.938,67 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 4,55 điểm (-0,33%) xuống 1.357,66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm15,4 điểm (-0,52%) xuống 2.933,17 điểm. Khối lượng giao dịch thấp hơn phiên trước đó.
Bước vào phiên 23/2, một số thông tin kinh tế lạc quan về điều kiện kinh doanh của Đức tăng tháng thứ 4 liên tiếp và số người thất nghiệp lần đầu của Mỹ xuống thấp nhất từ đầu khủng hoảng 2007 - 2009 đã giúp Phố Wall quay đầu tăng điểm. Chỉ số đo lường bất ổn của nhà đầu tư Mỹ giảm mạnh.
Chốt ngày, chỉ số Dow Jones tiến 46,02 điểm (+0,36%) lên 12.984,69 điểm, cao nhất kể từ 5/2008. S&P 500 tiến 5,8 điểm (+0,43%) lên 1.363,46 điểm. Nasdaq Composite tiến 23,81 điểm (+0,81%) lên 2.956,98 điểm. Từ đầu năm tới nay, Dow Jones tăng 6%, S&P tăng 8,4%, Nasdaq cộng 13%.
Sự lạc quan tới từ Đức và Mỹ đã giúp nhà đầu tư phấn chấn, bất chấp những lo lắng về Hy Lạp vẫn chưa được xua tan và dự báo của Ủy ban châu Âu về khả năng suy thoái nhẹ của Khu vực đồng tiền chung, do Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cùng một số quốc gia khác bị tăng trưởng âm.
Phiên cuối tuần (24/2), số liệu niềm tin tiêu dùng và doanh số bán nhà lạc quan hơn dự báo của giới phân tích đã đẩy chỉ số S&P 500 lên mức cao nhất kể từ ngày 6/6/2008, thời điểm chỉ còn vài tháng nữa là Lehman Brothers phá sản khi cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, đà tiến của thị trường không đều, khi Dow Jones hạ nhẹ trong phiên này. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 1,74 điểm xuống 12.982,95 điểm, nhưng chỉ số S&P 500 tăng 2,28 điểm lên 1.365,74 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 6,77 điểm lên mức 2.963,75 điểm.
Dẫu vậy, mức giảm nhẹ trong phiên này không kéo lùi đà đi lên chung trong tuần của cả ba chỉ số, trong đó Dow Jones và S&P 500 đều tăng 0,3%, Nasdaq Composite tăng 0,4%. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng 6,26%, S&P 500 tiến 8,6% và Nasdaq cộng 13,77%.
Riêng với S&P 500, tuần qua chỉ số này đã cố gắng vượt qua ngưỡng kháng cự 1.370 điểm. Nhiều nhà phân tích dự báo rằng, S&P 500 sẽ trải qua một đợt rút lui mạnh hơn nhưng mối lo lắng này đã thuyên giảm do một loạt báo cáo kinh tế lạc quan của Mỹ được công bố trong phiên giao dịch cuối tuần.
Những thông tin này bao gồm chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2 do Đại học Michigan khảo sát tăng lên 75,3 điểm, cao nhất trong một năm và vượt dự báo. Trong khi đó, doanh số bán nhà mới tháng 1 đạt 321.000 đơn vị, cao hơn dự báo. Doanh số bán nhà mới tháng trước cũng được điều chỉnh tăng.
Với đà tăng hiện nay của thị trường chứng khoán Mỹ, nhiều nhà phân tích cho rằng, những bóng đen cả trong, ngoài Mỹ đang dần bị xua tan. Tuy nhiên, một vấn đề đáng ngại là nếu giá dầu vẫn duy trì ở mức cao hay tiếp tục tăng lên thêm thì các dự báo về tăng trưởng có thể sẽ bị điều chỉnh giảm xuống.