Kinh tế Mỹ đã tới lúc dừng tiêm thêm “chất bổ”?
Việc duy trì các chính sách nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang hồi phục có thể gây ra bong bóng tài chính mới
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự đoán rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới này "đã ra khỏi phòng cấp cứu".
Đây là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách nên giảm bớt việc nới lỏng tiền tệ để tránh gây ra một bong bóng tài chính mới, chuyên gia kinh tế Stephen Roach đến từ trường Đại học Yale chia sẻ.
Trả lời phỏng vấn trong một chương trình truyền hình mới đây của hãng tin tài chính Bloomberg, cựu Chủ tịch không điều hành của Morgan Stanley tại châu Á này đã đặt câu hỏi "nếu kinh tế Mỹ đã không cần phao cứu sinh, tại sao chúng ta còn cố bơm chất bổ vào cơ thể người bệnh?".
Theo ông, có một sự mâu thuẫn rất lớn giữa những gì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nói và cái họ đang làm. "Điều họ đang nói là khủng hoảng đã đi qua", Roach nhận xét.
Các thị trường tài chính, chứng khoán vài ngày nay đã chao đảo sau khi FED công bố biên bản cuộc họp ngày 13/3 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho thấy khó có khả năng các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ sẽ tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3), trừ phi nền kinh tế có biến động.
Chỉ 2 trong số 10 thành viên cấp cao của FOMC cho rằng, gói kích thích kinh tế QE3 “có thể cần thiết”. Điều này tương phản với những gì diễn ra trong cuộc họp hồi tháng 1 khi chỉ có một vài thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang nghĩ rằng, thị trường có thể tự điều chỉnh và số người nghĩ tới gói kích thích định lượng chiếm số đông.
Cần phải lưu ý rằng, hồi tháng 1 năm nay, các nhà hoạch định chính sách thuộc FED dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng từ 2,2 cho tới 2,7% trong năm 2012 và tỷ lệ thất nghiệp sẽ kết thúc năm ở mức từ 8,2 cho tới 8,5%. Đến cuối năm 2014, thất nghiệp sẽ còn từ 6,7 cho đến 7,6%, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu tối đa của cơ quan này (5,2 - 6%).
Sự thay đổi giữa hai biên bản cuộc họp tháng 1 và tháng 3 của FOMC cho thấy, FED có khả năng sẽ không khởi động một vòng nới lỏng định lượng mới QE3, trừ khi triển vọng kinh tế yếu đi. Biên bản được công bố đã kích hoạt cho sự tăng mạnh của đồng USD, lượng vàng bán ra và tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Quan điểm của các thành viên cao cấp trong FOMC cũng trái ngược với phát biểu tuần trước của Chủ tịch FED Ben Bernanke. Vào thời điểm đó, ông Bernanke tập trung chú ý vào tỷ lệ thất nghiệp cao khiến giới đầu tư tin rằng, ngân hàng trung ương có thể sẵn sàng đưa ra thêm 1 vòng kích thích tiền tệ nữa.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất về thị trường lao động Mỹ do Hãng phân tích dữ liệu ADP công bố, trong tháng 3 vừa qua, khu vực tư nhân của Mỹ đã tạo thêm được 209.000 việc làm mới, cao hơn so với dự báo 200.000 việc làm của các nhà phân tích. Đây là minh chứng mới nhất củng cố thêm lòng tin về sự phục hồi của thị trường lao động Mỹ.
Chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Private Wealth Management, Anthony Chan khẳng định, dựa trên những tín hiệu và số liệu tích cực liên tiếp thời gian vừa qua có thể khẳng định rằng kịch bản xấu nhất về khả năng kinh tế Mỹ rơi vào vực thẳm sẽ không xảy ra, và thay vào đó là sự phục hồi được duy trì liền mạch.
Nhà kinh tế cao cấp tại ngân hàng Wells Fargo, Sam Bullard thì cho rằng: "Mỹ vẫn phải tiếp bước trên con đường rất dài trước khi thị trường lao động có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước khủng hoảng. Các doanh nghiệp Mỹ vẫn còn tuyển dụng thêm nhiều vị trí để đáp ứng nhu cầu việc làm hiện nay".
Cho dù những tranh luận về đà hồi phục thực sự của thị trường lao động vẫn tiếp diễn, nhưng theo nhà kinh tế Roach, việc duy trì các chính sách nới lỏng tiền tệ khi mà nền kinh tế đang trên đà hồi phục, rất có thể sẽ "gieo mầm" cho một bong bóng tài chính tiềm tàng mới. "Khi mọi thứ đang bắt đầu trở nên tốt hơn, bạn cần phải rút chân ra khỏi máy gia tốc", Roach nói.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã buộc Mỹ phải thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ và điều này đã kéo dài quá lâu.
FED đã duy trì lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng ở mức 1%/năm kể từ tháng 6/2003 và lãi suất cơ bản từ 0 - 0,25% kể từ tháng 12/2008 sau sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất. FED cũng đã mua 2.300 tỷ USD trái phiếu trong hai đợt nới lỏng định lượng từ tháng 12/2008 cho tới tháng 6/2011 để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Trên thực tế, nền kinh tế mạnh không chỉ có lợi cho bản thân nước Mỹ mà cũng có lợi cho thế giới. Trong bài thuyết trình mới đây tại Hội nghị hàng năm của hãng tin AP ở Washington, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, khẳng định kinh tế thế giới cần một nền kinh tế Mỹ mạnh cũng như sự lãnh đạo kinh tế mạnh của Mỹ.
Những mối quan hệ sâu rộng gắn nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là kinh tế châu Âu, nên nếu kinh tế toàn cầu hay kinh tế châu Âu khủng hoảng, sự phục hồi của kinh tế Mỹ cũng bị phương hại. Vì vậy, Mỹ có vai trò quan trọng thúc đẩy phục hồi kinh tế châu Âu cũng như kinh tế toàn cầu.
Tổng giám đốc IMF nêu rõ thế giới đương đại đang trong thời kỳ nguy hiểm và nền kinh tế toàn cầu đang phải nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng nhất và đau đớn nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái trong thập niên 30 của thế kỷ 20.
Thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé và ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau nên đổ vỡ kinh tế ở một nước có thể tác động đến mỗi người trên toàn cầu. Tổng giám đốc IMF kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế hơn nữa và nhấn mạnh nếu các nước hợp tác với nhau vì lợi ích chung và hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn, cả thế giới sẽ cùng thịnh vượng.
Đây là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách nên giảm bớt việc nới lỏng tiền tệ để tránh gây ra một bong bóng tài chính mới, chuyên gia kinh tế Stephen Roach đến từ trường Đại học Yale chia sẻ.
Trả lời phỏng vấn trong một chương trình truyền hình mới đây của hãng tin tài chính Bloomberg, cựu Chủ tịch không điều hành của Morgan Stanley tại châu Á này đã đặt câu hỏi "nếu kinh tế Mỹ đã không cần phao cứu sinh, tại sao chúng ta còn cố bơm chất bổ vào cơ thể người bệnh?".
Theo ông, có một sự mâu thuẫn rất lớn giữa những gì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nói và cái họ đang làm. "Điều họ đang nói là khủng hoảng đã đi qua", Roach nhận xét.
Các thị trường tài chính, chứng khoán vài ngày nay đã chao đảo sau khi FED công bố biên bản cuộc họp ngày 13/3 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho thấy khó có khả năng các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ sẽ tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3), trừ phi nền kinh tế có biến động.
Chỉ 2 trong số 10 thành viên cấp cao của FOMC cho rằng, gói kích thích kinh tế QE3 “có thể cần thiết”. Điều này tương phản với những gì diễn ra trong cuộc họp hồi tháng 1 khi chỉ có một vài thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang nghĩ rằng, thị trường có thể tự điều chỉnh và số người nghĩ tới gói kích thích định lượng chiếm số đông.
Cần phải lưu ý rằng, hồi tháng 1 năm nay, các nhà hoạch định chính sách thuộc FED dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng từ 2,2 cho tới 2,7% trong năm 2012 và tỷ lệ thất nghiệp sẽ kết thúc năm ở mức từ 8,2 cho tới 8,5%. Đến cuối năm 2014, thất nghiệp sẽ còn từ 6,7 cho đến 7,6%, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu tối đa của cơ quan này (5,2 - 6%).
Sự thay đổi giữa hai biên bản cuộc họp tháng 1 và tháng 3 của FOMC cho thấy, FED có khả năng sẽ không khởi động một vòng nới lỏng định lượng mới QE3, trừ khi triển vọng kinh tế yếu đi. Biên bản được công bố đã kích hoạt cho sự tăng mạnh của đồng USD, lượng vàng bán ra và tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Quan điểm của các thành viên cao cấp trong FOMC cũng trái ngược với phát biểu tuần trước của Chủ tịch FED Ben Bernanke. Vào thời điểm đó, ông Bernanke tập trung chú ý vào tỷ lệ thất nghiệp cao khiến giới đầu tư tin rằng, ngân hàng trung ương có thể sẵn sàng đưa ra thêm 1 vòng kích thích tiền tệ nữa.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất về thị trường lao động Mỹ do Hãng phân tích dữ liệu ADP công bố, trong tháng 3 vừa qua, khu vực tư nhân của Mỹ đã tạo thêm được 209.000 việc làm mới, cao hơn so với dự báo 200.000 việc làm của các nhà phân tích. Đây là minh chứng mới nhất củng cố thêm lòng tin về sự phục hồi của thị trường lao động Mỹ.
Chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Private Wealth Management, Anthony Chan khẳng định, dựa trên những tín hiệu và số liệu tích cực liên tiếp thời gian vừa qua có thể khẳng định rằng kịch bản xấu nhất về khả năng kinh tế Mỹ rơi vào vực thẳm sẽ không xảy ra, và thay vào đó là sự phục hồi được duy trì liền mạch.
Nhà kinh tế cao cấp tại ngân hàng Wells Fargo, Sam Bullard thì cho rằng: "Mỹ vẫn phải tiếp bước trên con đường rất dài trước khi thị trường lao động có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước khủng hoảng. Các doanh nghiệp Mỹ vẫn còn tuyển dụng thêm nhiều vị trí để đáp ứng nhu cầu việc làm hiện nay".
Cho dù những tranh luận về đà hồi phục thực sự của thị trường lao động vẫn tiếp diễn, nhưng theo nhà kinh tế Roach, việc duy trì các chính sách nới lỏng tiền tệ khi mà nền kinh tế đang trên đà hồi phục, rất có thể sẽ "gieo mầm" cho một bong bóng tài chính tiềm tàng mới. "Khi mọi thứ đang bắt đầu trở nên tốt hơn, bạn cần phải rút chân ra khỏi máy gia tốc", Roach nói.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã buộc Mỹ phải thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ và điều này đã kéo dài quá lâu.
FED đã duy trì lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng ở mức 1%/năm kể từ tháng 6/2003 và lãi suất cơ bản từ 0 - 0,25% kể từ tháng 12/2008 sau sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất. FED cũng đã mua 2.300 tỷ USD trái phiếu trong hai đợt nới lỏng định lượng từ tháng 12/2008 cho tới tháng 6/2011 để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Trên thực tế, nền kinh tế mạnh không chỉ có lợi cho bản thân nước Mỹ mà cũng có lợi cho thế giới. Trong bài thuyết trình mới đây tại Hội nghị hàng năm của hãng tin AP ở Washington, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, khẳng định kinh tế thế giới cần một nền kinh tế Mỹ mạnh cũng như sự lãnh đạo kinh tế mạnh của Mỹ.
Những mối quan hệ sâu rộng gắn nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là kinh tế châu Âu, nên nếu kinh tế toàn cầu hay kinh tế châu Âu khủng hoảng, sự phục hồi của kinh tế Mỹ cũng bị phương hại. Vì vậy, Mỹ có vai trò quan trọng thúc đẩy phục hồi kinh tế châu Âu cũng như kinh tế toàn cầu.
Tổng giám đốc IMF nêu rõ thế giới đương đại đang trong thời kỳ nguy hiểm và nền kinh tế toàn cầu đang phải nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng nhất và đau đớn nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái trong thập niên 30 của thế kỷ 20.
Thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé và ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau nên đổ vỡ kinh tế ở một nước có thể tác động đến mỗi người trên toàn cầu. Tổng giám đốc IMF kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế hơn nữa và nhấn mạnh nếu các nước hợp tác với nhau vì lợi ích chung và hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn, cả thế giới sẽ cùng thịnh vượng.