Kinh tế Mỹ suy thoái: Nước nào được, nước nào mất?
Những phân tích đáng chú ý về tác động của việc kinh tế Mỹ suy thoái đến từng nhóm nước cụ thể
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khó quốc gia nào có thể tránh được tác động trong trường hợp kinh tế Mỹ “gặp khó”.
Dưới đây là phân tích của giáo sư kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại học New York (Mỹ) về tác động của việc kinh tế Mỹ suy thoái đến từng nhóm nước cụ thể.
Kẻ mất…
Mexico và Canada: Là láng giềng của Mỹ có nhiều mặt lợi nhung cũng có không ít những bất lợi. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 1/4 GDP của mỗi nước này. Do đó, suy thoái ở Mỹ đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế chậm lại tại hai quốc gia này, và lĩnh vực sản xuất tại đây sẽ phải “chịu đựng” nhiều nhất.
Trung Quốc: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này không thể không bị ảnh hưởng một khi nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái, vì xuất khẩu sang Mỹ cũng là một trong những “đầu tàu” chính kéo tốc độ tăng GDP của Trung Quốc đạt mức 2 con số trong những năm gần đây.
Các nhà kinh tế Trung Quốc dự báo kinh tế nước này sẽ giảm tốc độ tăng xuống còn 8 - 9% trong trường hợp kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong vòng khoảng 2 quý. Nhưng nếu kinh tế Mỹ suy thoái nặng và kéo dài tới 4 quý hoặc hơn, tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống còn 6 - 7%, và đây là một cú “tiếp đất’ chẳng hề dễ chịu chút nào.
Indonesia, Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc: Trung Quốc nhập khẩu nguyên vật liệu thô như gỗ và cao su từ các nước Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia. Còn các nước và vùng lãnh thổ Đông Á khác như Đài Loan và Hàn Quốc bán linh kiện điện tử cho Trung Quốc để các nhà sản xuất ở đây lắp ráp thành các thành phẩm xuất khẩu sang Mỹ.
Cả hai nhóm nền kinh tế này chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm xuất khẩu, và giảm rất mạnh là đằng khác, nếu kinh tế Mỹ suy thoái khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm, kéo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện của Trung Quốc giảm theo. Những mặt hàng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh là kim loại, than và lương thực.
Mỹ Latin: Chile xuất khẩu đồng, Brazil xuất khẩu nhiều loại khoáng sản, còn Argentina xuất khẩu gia súc và thức ăn chăn nuôi. Những nước này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường xuất khẩu bổ sung cho hàng hóa của mình nếu cả Mỹ và Trung Quốc giảm nhập khẩu. Giá các loại hàng hóa có thể giảm 20% - 30% nếu kinh tế Mỹ suy thoái, kéo tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại.
Estonia, Latvia, Lithuania, Hungary, Bulgaria và Romania: Những nước này đều có mức thâm hụt thương mại lớn và đang trải qua giai đoạn bùng nổ tín dụng và “bong bóng” địa ốc, cùng với đồng nội tệ tăng giá mạnh. Nếu các nguồn vốn bị “cạn khô” do tình trạng thắt chặt tín dụng toàn cầu, những nước nhỏ bé ở châu Âu này sẽ phải hứng chịu những tác động tài chính rất tiêu cực. Những gia đình vay tiền bằng đồng Franc Thụy Sỹ hay Euro để mua nhà có thể bị vỡ nợ và kết cục là các ngân hàng trong nước cũng phá sản theo.
Anh, Pháp và Đức: Sự sụt giảm nhu cầu tại thị trường Mỹ đồng nghĩa với xuất khẩu, doanh thu và lợi nhuận của các công ty châu Âu như BMW, Unilever… đi xuống. Đồng USD yếu đồng nghĩa với việc giá trị tính theo đồng Euro của các khoản đầu tư mà các doanh nghiệp châu Âu thực hiện tại Mỹ sẽ “co” lại. Giá dầu cao cũng là một bất lợi nữa. Thêm vao đó, sự “nổ tung” của “bong bóng” địa ốc tại Anh, Pháp và Tây Ban Nha sẽ khiến khiến tăng trưởng ở những nước này chậm lại.
Nhật Bản: Nền kinh tế Nhật luôn ở ranh giới giữa tăng trưởng và suy thoái, giữa lạm phát và thiểu phát. Một giai đoạn suy thoái sâu của kinh tế Mỹ có thể sẽ đẩy kinh tế Nhật vào suy thoái. Tăng trưởng của Nhật trong vài năm trở lại đây chủ yếu dựa vào nhu cầu của thị trường bên ngoài đối với các hàng hóa của nước này, như hàng điện tử tiêu dùng, ôtô…
Nhật Bản hiện vẫn xuất khẩu ròng nhờ đồng Yên yếu, trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa ở mức thấp do lương của người Nhật không tăng trong những năm gần đây. Cũng do Nhật là một trong những nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, mức giá dầu trên 100 USD/thùng hiện nay đang khiến kinh tế Nhật “mệt nhoài”.
…và người được
Nước Mỹ: Trớ trêu thay, một vài khu vực trong nền kinh tế Mỹ lại là những đối tượng được hưởng nhiều “quả ngọt” nhất từ sự suy thoái của chính nền kinh tế này. Đồng USD yếu đồng nghĩa với sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ xuất khẩu tăng lên trên thị trường thế giới, trong khi khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác suy giảm.
Giá nhà liên tục đi xuống ở Mỹ là tin xấu đối với những ai đang có nhà, nhưng lại là tin rất tốt đối với những người đang muốn tìm mua một ngôi nhà có giá phải chăng để ở.
Các nhà nhập khẩu ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc: Kinh tế Mỹ suy thoái và kinh tế toàn cầu tăng chậm lại rốt cục sẽ khiến giá dầu và các loại hàng hóa khác sụt giảm. Bởi thế, những nhà nhập khẩu lớn những mặt hàng này, đặc biệt là ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ sự suy thoái kinh tế Mỹ.
Người tiêu dùng châu Âu: Hàng hóa Mỹ có lẽ chưa bao giờ rẻ như thế này đối với người dân châu Âu, với đồng Euro trong ví. Nếu tới New York vào những ngày này, người ta có thể gặp rất rất nhiều khách du lịch châu Âu đang mua sắm và vui chơi ở đây, tận dụng cơ hội “lên ngôi” của Euro. Xu thế này được dự báo là sẽ còn tiếp diễn, đem lại sự lạc quan nhất định cho các nhà bán lẻ Mỹ.
(Theo Foreign Policy)
Dưới đây là phân tích của giáo sư kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại học New York (Mỹ) về tác động của việc kinh tế Mỹ suy thoái đến từng nhóm nước cụ thể.
Kẻ mất…
Mexico và Canada: Là láng giềng của Mỹ có nhiều mặt lợi nhung cũng có không ít những bất lợi. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 1/4 GDP của mỗi nước này. Do đó, suy thoái ở Mỹ đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế chậm lại tại hai quốc gia này, và lĩnh vực sản xuất tại đây sẽ phải “chịu đựng” nhiều nhất.
Trung Quốc: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này không thể không bị ảnh hưởng một khi nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái, vì xuất khẩu sang Mỹ cũng là một trong những “đầu tàu” chính kéo tốc độ tăng GDP của Trung Quốc đạt mức 2 con số trong những năm gần đây.
Các nhà kinh tế Trung Quốc dự báo kinh tế nước này sẽ giảm tốc độ tăng xuống còn 8 - 9% trong trường hợp kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong vòng khoảng 2 quý. Nhưng nếu kinh tế Mỹ suy thoái nặng và kéo dài tới 4 quý hoặc hơn, tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống còn 6 - 7%, và đây là một cú “tiếp đất’ chẳng hề dễ chịu chút nào.
Indonesia, Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc: Trung Quốc nhập khẩu nguyên vật liệu thô như gỗ và cao su từ các nước Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia. Còn các nước và vùng lãnh thổ Đông Á khác như Đài Loan và Hàn Quốc bán linh kiện điện tử cho Trung Quốc để các nhà sản xuất ở đây lắp ráp thành các thành phẩm xuất khẩu sang Mỹ.
Cả hai nhóm nền kinh tế này chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm xuất khẩu, và giảm rất mạnh là đằng khác, nếu kinh tế Mỹ suy thoái khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm, kéo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện của Trung Quốc giảm theo. Những mặt hàng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh là kim loại, than và lương thực.
Mỹ Latin: Chile xuất khẩu đồng, Brazil xuất khẩu nhiều loại khoáng sản, còn Argentina xuất khẩu gia súc và thức ăn chăn nuôi. Những nước này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường xuất khẩu bổ sung cho hàng hóa của mình nếu cả Mỹ và Trung Quốc giảm nhập khẩu. Giá các loại hàng hóa có thể giảm 20% - 30% nếu kinh tế Mỹ suy thoái, kéo tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại.
Estonia, Latvia, Lithuania, Hungary, Bulgaria và Romania: Những nước này đều có mức thâm hụt thương mại lớn và đang trải qua giai đoạn bùng nổ tín dụng và “bong bóng” địa ốc, cùng với đồng nội tệ tăng giá mạnh. Nếu các nguồn vốn bị “cạn khô” do tình trạng thắt chặt tín dụng toàn cầu, những nước nhỏ bé ở châu Âu này sẽ phải hứng chịu những tác động tài chính rất tiêu cực. Những gia đình vay tiền bằng đồng Franc Thụy Sỹ hay Euro để mua nhà có thể bị vỡ nợ và kết cục là các ngân hàng trong nước cũng phá sản theo.
Anh, Pháp và Đức: Sự sụt giảm nhu cầu tại thị trường Mỹ đồng nghĩa với xuất khẩu, doanh thu và lợi nhuận của các công ty châu Âu như BMW, Unilever… đi xuống. Đồng USD yếu đồng nghĩa với việc giá trị tính theo đồng Euro của các khoản đầu tư mà các doanh nghiệp châu Âu thực hiện tại Mỹ sẽ “co” lại. Giá dầu cao cũng là một bất lợi nữa. Thêm vao đó, sự “nổ tung” của “bong bóng” địa ốc tại Anh, Pháp và Tây Ban Nha sẽ khiến khiến tăng trưởng ở những nước này chậm lại.
Nhật Bản: Nền kinh tế Nhật luôn ở ranh giới giữa tăng trưởng và suy thoái, giữa lạm phát và thiểu phát. Một giai đoạn suy thoái sâu của kinh tế Mỹ có thể sẽ đẩy kinh tế Nhật vào suy thoái. Tăng trưởng của Nhật trong vài năm trở lại đây chủ yếu dựa vào nhu cầu của thị trường bên ngoài đối với các hàng hóa của nước này, như hàng điện tử tiêu dùng, ôtô…
Nhật Bản hiện vẫn xuất khẩu ròng nhờ đồng Yên yếu, trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa ở mức thấp do lương của người Nhật không tăng trong những năm gần đây. Cũng do Nhật là một trong những nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, mức giá dầu trên 100 USD/thùng hiện nay đang khiến kinh tế Nhật “mệt nhoài”.
…và người được
Nước Mỹ: Trớ trêu thay, một vài khu vực trong nền kinh tế Mỹ lại là những đối tượng được hưởng nhiều “quả ngọt” nhất từ sự suy thoái của chính nền kinh tế này. Đồng USD yếu đồng nghĩa với sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ xuất khẩu tăng lên trên thị trường thế giới, trong khi khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác suy giảm.
Giá nhà liên tục đi xuống ở Mỹ là tin xấu đối với những ai đang có nhà, nhưng lại là tin rất tốt đối với những người đang muốn tìm mua một ngôi nhà có giá phải chăng để ở.
Các nhà nhập khẩu ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc: Kinh tế Mỹ suy thoái và kinh tế toàn cầu tăng chậm lại rốt cục sẽ khiến giá dầu và các loại hàng hóa khác sụt giảm. Bởi thế, những nhà nhập khẩu lớn những mặt hàng này, đặc biệt là ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ sự suy thoái kinh tế Mỹ.
Người tiêu dùng châu Âu: Hàng hóa Mỹ có lẽ chưa bao giờ rẻ như thế này đối với người dân châu Âu, với đồng Euro trong ví. Nếu tới New York vào những ngày này, người ta có thể gặp rất rất nhiều khách du lịch châu Âu đang mua sắm và vui chơi ở đây, tận dụng cơ hội “lên ngôi” của Euro. Xu thế này được dự báo là sẽ còn tiếp diễn, đem lại sự lạc quan nhất định cho các nhà bán lẻ Mỹ.
(Theo Foreign Policy)