Kinh tế Mỹ u ám trước ngày bầu cử tổng thống
Trước thềm sự kiện bầu cử tổng thống, nền kinh tế lớn nhất thế giới là cả một bức tranh màu xám
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa, vào ngày 4/11 tới, người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để chọn vị tổng thống tiếp theo của mình.
Trước thềm sự kiện lớn này, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn là cả một bức tranh màu xám.
Theo số liệu công bố ngày 30/10, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng âm 0,3% trong quý 3. Một báo cáo khác của Chính phủ cho thấy, chi tiêu của người Mỹ đã lần đầu tiên sụt giảm trong vòng hơn 17 năm trở lại đây.
Bất lợi lớn cho ông McCain
Các nhà kinh tế học cho rằng, sự sụt giảm của các hoạt động kinh tế ở Mỹ là “điềm báo” cho những gì điều tồi tệ mới sắp xảy ra trong những tháng tới. Của cuộc khủng hoảng tài chính đang tiếp tục là “gọng kìm” xiết chặt các công ty của Mỹ và đẩy hoạt động đầu tư sụt giảm, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng và buộc người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng. Thực tế này đang buộc Quốc hội Mỹ phải cân nhắc một kế hoạch kích thích kinh tế thứ hai cho nước này trong năm nay.
”Nền kinh tế đã chuyển hướng sang trạng thái xấu hơn. Trong vòng một hai quý tới đây, tình hình sẽ còn tồi tệ nữa. Người tiêu dùng đang gặp phải khó khăn từ mọi phía, trong khi những tin tức hỗ trợ hoàn toàn vắng bóng”, kinh tế gia trưởng Allen Sinai của tổ chức dự báo và tư vấn Decision Economics nhận xét.
Với tình hình hiện nay, kinh tế đã trở thành vấn đề quan trọng nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Loạt thông tin ảm đạm vừa công bố, vì thế, thực sự là thực tế không hề dễ chịu đối với ứng cử viên của đảng Cộng hòa, Thượng nghị Sỹ John McCain của bang Arizona. Trong các cuộc điều tra dư luận thời gian qua, ông McCain đang bị đối thủ bên phía đảng Dân chủ, Thượng nghị sỹ Barack Obama của bang Illinois, dẫn trước.
Hôm 31/10 vừa rồi, ông Obama đã sử dụng ngay những bằng chứng về sự trượt dốc của kinh tế Mỹ để cảnh báo với cử tri rằng, ông McCain có thể đem đến cho nước Mỹ những điều còn dở hơn thế.
“GDP của nước Mỹ sụt giảm là kết quả trực tiếp của 8 năm áp dụng chính sách đặt ngành tài chính lên trên lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Nền kinh tế của chúng ta đã bị lái tới bên bờ vực vì chính sách này”, ông Obama phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử diễn ra tại Florida. “Nếu các bạn muốn Thượng nghị sỹ McCain chèo lái nền kinh tế của chúng ta, các bạn hãy nhìn vào những gì đã xảy ra. Bởi vì, xét về chính sách kinh tế, ông McCain và Tổng thống Bush gần như là một”, ông Obama nói.
Về phần mình, ông McCain cho rằng, những nỗ lực của ông Obama trong việc tăng thuế đối với tầng lớp người giàu có ở Mỹ sẽ khiến những rắc rối kinh tế mà nước này phải đối mặt thêm phầm nghiêm trọng. “Kế hoạch của ông Obama trong việc phân bổ lại thu nhập sẽ đem tới mức thuế cao hơn đối với các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và các nhà đầu tư”, cố vấn kinh tế Douglas Holtz-Eakin của ông McCain tuyên bố.
Lịch sử cho thấy, sự đi xuống của kinh tế luôn gây bất lợi cho đảng cầm quyền trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, mà ông McCain thì lại cùng thuộc đảng Cộng hòa với đương kim Tổng thống George W. Bush.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, thời kỳ suy thoái 1990 - 1991 đã lấy đi của Tổng thống George H. W. Bush (tức Bush cha) một cơ hội tái đắc cử vào năm 1992. Tổng thống Jimmy Carter của đảng Dân chủ cũng không tái đắc cử năm 1980 và mất ghế tổng thống vào tay đối thủ Ronald Reagan sau khi kinh tế Mỹ trải qua một giai đoạn suy thoái khá nghiêm trọng vào năm đó.
Vào năm 1960, cũng do suy thoái xảy ra, Tổng thống John F. Kennedy của đảng Dân chủ đã vượt lên đối thủ Richard M. Nixon - người trước đó đã giữ chức Phó tổng thống dưới thời Tổng thống Eisenhower.
Từ khi Tổng thống William McKinley của đảng Cộng hòa tái đắc cử tổng thống vào năm 1990 tới nay, chưa có một tổng thống Mỹ nào tiếp tục được ở lại trong Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa trong bối cảnh kinh tế Mỹ suy thoái hoặc vừa trải qua suy thoái cách đó vài tháng.
Thách thức chờ tân Tổng thống
Trong một tuyên bố phát đi hôm 30/10, Nhà Trắng thừa nhận sự suy yếu của nền kinh tế, nhưng lại đổ lỗi sự suy yếu này cho một loạt những sự kiện bất thường xảy ra thời gian qua, đồng thời cho rằng, gói giải cứu 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính sẽ sớm giúp nước Mỹ “tai qua nạn khỏi”.
Người phát ngôn của Nhà Trắng Dana Perino nói: “Báo cáo về GDP hôm nay thật đáng buồn, nhưng đó là điều mà điều mà chúng ta không mong muốn. Đã có một số lý do dẫn tới sự đi xuống của kinh tế Mỹ trong quý 3, bao gồm giá năng lượng cao, những mối lo trên thị trường địa ốc và tín dụng, hai cơn bão lớn và cuộc biểu tình kéo dài ở Boeing. Tổng thống đang có những hành động quyết liệt để đưa nền kinh tế trở lại với tăng trưởng và tạo việc làm vào đầu năm tới”.
Cho dù là ai trong số hai ứng cử viên Obama và McCain, “ông chủ” tiếp theo của Nhà Trắng sẽ phải đối mặt với một bức tranh kinh tế đầy thử thách. Quý 4/2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu trượt dốc với mức sụt giảm 0,2%. Sau đó, trong quý 1 và 2/2008, kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn nhờ kế hoạch hoàn thuế cho dân. Nhưng tới quý 3, sự sụt giảm đã trở lại với nền kinh tế này.
Chiếm 70% GDP của Mỹ, lĩnh vực tiêu dùng đã sụt giảm 3,1% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã tăng 1,2% trong quý 2 trước đó. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong một quý của hoạt động tiêu dùng tại Mỹ từ quý 2/1980 tới nay.
Cần lưu ý thêm, vào quý 2/1980, tiêu dùng ở Mỹ giảm là do sự can thiệp của chính quyền Tổng thống Carter nhằm chống lạm phát, trong đó có các biện pháp như áp dụng giới hạn vay tiền từ ngân hàng. Nếu không tính tới quý sụt giảm của năm 1980 này, quý 3 năm nay là quý sụt giảm mạnh nhất của lĩnh vực tiêu dùng Mỹ kể từ năm 1974 tới nay.
Nhìn vào những số liệu này, các nhà kinh tế học thậm chí còn cho rằng, các hộ gia đình ở Mỹ hiện đang kẹt tiền tới mức văn hóa tiêu dùng của họ đã bị biến đổi.
Sau nhiều năm hưởng “trái ngọt” từ thị trường chứng khoán tăng liên tục và quen với việc vay tiền bằng cách cầm cố nhà ở, cũng như sử dụng thoải mái thẻ tín dụng, người Mỹ lúc này nhận thấy những nguồn tài chính quen thuộc trên của họ đang thắt lại mỗi lúc một chặt.
“Cuối cùng, sau 17 năm tiêu xài thoải mái, người tiêu dùng Mỹ đã bị dồn vào góc tường. Những gì mà chúng ta chứng kiến ở đây là tác động của những sự kiện bất lợi khiến mọi nguồn tiền mà người tiêu dùng sử dụng trong nhiều năm qua bị đóng lại. Người Mỹ lúc này chỉ còn một hai nguồn tiền để tiêu. Đó là tiền lương hoặc trợ cấp thất nghiệp, nhưng cả hai nguồn tiền này đều quá ít ỏi”, kinh tế gia cao cấp Jared Bernstein của Viện nghiên cứu Chính sách kinh tế có trụ sở ở Washington nhận xét.
Từ đầu năm tới nay, kinh tế Mỹ đã mất 760.000 việc làm, với số người mất việc diễn biến theo chiều hướng tăng trong những tháng gần đây. Nhiều công ty đã cắt giảm giờ làm của số công nhân đang làm việc cho họ, khiến tiền lương càng thêm ảm đạm.
Giá nhà ở Mỹ, cho tới lúc này, vẫn chưa tìm thấy đáy, khiến nhà đất không còn là thứ tài sản thế chấp đáng tin cậy cho người Mỹ đi vay tiền nữa. Các ngân hàng vẫn đang “toát mồ hôi hột” vì lo cho những khoản cho vay địa ốc đầy rủi ro, nên đã cắt giảm hoạt động cho vay thậm chí cả đối với những người có điểm tín dụng cao.
Cũng trong tháng 10 này, niềm tin tiêu dùng - một chỉ số được theo dõi rộng rãi ở Mỹ từ năm 1967 tới nay - đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, cho thấy tâm lý lo ngại đang bao trùm khắp nước Mỹ.
Tìm hiểu sâu hơn những dữ liệu xấu công bố ngày 30/10, điều có thể cảm nhận là một dấu hiệu đáng lo khác về một giai đoạn mới, có khả năng tồi tệ hơn của kinh tế Mỹ.
Các khoản đầu tư cơ bản của các doanh nghiệp vào các mặt hàng như máy móc, xe cộ, máy tính và phần mềm đã sụt giảm 1% trong quý 3. Theo kinh nghiệp lịch sử từ những lần suy thoái trước, sự sụt giảm này có thể sẽ tăng tốc rất nhanh chóng do các công ty nhận thấy sự biến mất của các cơ hội kinh doanh, và vì thế, dừng lại các hoạt động mua sắm, đầu tư.
Trong lần suy thoái mới đây nhất của kinh tế Mỹ vào năm 2001, đầu tư cơ bản của doanh nghiệp đã giảm với tốc độ 14% trong quý tồi tệ nhất của giai đoạn suy thoái đó. Cùng với số lượng đơn đặt hàng sụt giảm, tốc độ cắt giảm nhân lực gia tăng gia tăng theo, đẩy sức chi tiêu và hoạt động kinh doanh đi xuống theo hình trôn ốc.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện là 6,1% và được dự báo sẽ vọt lên mức 8% vào giữa năm sau - mức thất nghiệp xuất hiện lần gần đây nhất ở Mỹ cách đây 1/4 thế kỷ. Dự báo này khiến các nhà phân tích tin rằng, trong vòng 6 tháng tới, các hoạt động kinh tế Mỹ sẽ còn co lại mạnh mẽ hơn - khi mà nền kinh tế này rơi vào thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể từ thập niên 1980, thậm chí là từ thập niên 1970 sau cú sốc dầu lửa.
"Chúng ta đang bước vào thời kỳ đen tối nhất của giai đoạn suy thoái này”, Kinh tế gia trưởng Nigel Gault của công ty nghiên cứu IHS Global Insight nhận xét.
Điểm sáng hiếm hoi
Điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế Mỹ lúc này có lẽ là lĩnh vực xuất khẩu. Quý 3 vừa qua, xuất khẩu của Mỹ tiếp tục tăng, với tốc độ 5,9%. Mặc dù vậy, tốc độ tăng này đã giảm mạnh so với mức 12,3% của quý 2.
Các nhà kinh tế cho rằng xuất khẩu của Mỹ giảm tốc trong thời gian tới là điều tất yếu, vì các nền kinh tế toàn cầu cùng theo chân kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái sụt giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ tới giờ phút này đã tấn công vào châu Âu, châu Á, Mỹ Latin và Trung Đông. Nhiều quốc gia nhập khẩu hàng Mỹ giờ đây đang bị khủng hoảng làm cho điêu đứng.
Một nguồn khác hỗ trợ cho kinh tế Mỹ là chi tiêu của Chính phủ. Trong quý 3, chi tiêu ngân sách của Mỹ tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. “Vào những lúc như thế này, tăng trưởng GDP phụ thuộc nhiều hơn vào Chính phủ”, nhà kinh tế Bernstein của Viện Chính sách kinh tế nhận xét.
(Theo IHT)
Trước thềm sự kiện lớn này, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn là cả một bức tranh màu xám.
Theo số liệu công bố ngày 30/10, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng âm 0,3% trong quý 3. Một báo cáo khác của Chính phủ cho thấy, chi tiêu của người Mỹ đã lần đầu tiên sụt giảm trong vòng hơn 17 năm trở lại đây.
Bất lợi lớn cho ông McCain
Các nhà kinh tế học cho rằng, sự sụt giảm của các hoạt động kinh tế ở Mỹ là “điềm báo” cho những gì điều tồi tệ mới sắp xảy ra trong những tháng tới. Của cuộc khủng hoảng tài chính đang tiếp tục là “gọng kìm” xiết chặt các công ty của Mỹ và đẩy hoạt động đầu tư sụt giảm, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng và buộc người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng. Thực tế này đang buộc Quốc hội Mỹ phải cân nhắc một kế hoạch kích thích kinh tế thứ hai cho nước này trong năm nay.
”Nền kinh tế đã chuyển hướng sang trạng thái xấu hơn. Trong vòng một hai quý tới đây, tình hình sẽ còn tồi tệ nữa. Người tiêu dùng đang gặp phải khó khăn từ mọi phía, trong khi những tin tức hỗ trợ hoàn toàn vắng bóng”, kinh tế gia trưởng Allen Sinai của tổ chức dự báo và tư vấn Decision Economics nhận xét.
Với tình hình hiện nay, kinh tế đã trở thành vấn đề quan trọng nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Loạt thông tin ảm đạm vừa công bố, vì thế, thực sự là thực tế không hề dễ chịu đối với ứng cử viên của đảng Cộng hòa, Thượng nghị Sỹ John McCain của bang Arizona. Trong các cuộc điều tra dư luận thời gian qua, ông McCain đang bị đối thủ bên phía đảng Dân chủ, Thượng nghị sỹ Barack Obama của bang Illinois, dẫn trước.
Hôm 31/10 vừa rồi, ông Obama đã sử dụng ngay những bằng chứng về sự trượt dốc của kinh tế Mỹ để cảnh báo với cử tri rằng, ông McCain có thể đem đến cho nước Mỹ những điều còn dở hơn thế.
“GDP của nước Mỹ sụt giảm là kết quả trực tiếp của 8 năm áp dụng chính sách đặt ngành tài chính lên trên lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Nền kinh tế của chúng ta đã bị lái tới bên bờ vực vì chính sách này”, ông Obama phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử diễn ra tại Florida. “Nếu các bạn muốn Thượng nghị sỹ McCain chèo lái nền kinh tế của chúng ta, các bạn hãy nhìn vào những gì đã xảy ra. Bởi vì, xét về chính sách kinh tế, ông McCain và Tổng thống Bush gần như là một”, ông Obama nói.
Về phần mình, ông McCain cho rằng, những nỗ lực của ông Obama trong việc tăng thuế đối với tầng lớp người giàu có ở Mỹ sẽ khiến những rắc rối kinh tế mà nước này phải đối mặt thêm phầm nghiêm trọng. “Kế hoạch của ông Obama trong việc phân bổ lại thu nhập sẽ đem tới mức thuế cao hơn đối với các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và các nhà đầu tư”, cố vấn kinh tế Douglas Holtz-Eakin của ông McCain tuyên bố.
Lịch sử cho thấy, sự đi xuống của kinh tế luôn gây bất lợi cho đảng cầm quyền trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, mà ông McCain thì lại cùng thuộc đảng Cộng hòa với đương kim Tổng thống George W. Bush.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, thời kỳ suy thoái 1990 - 1991 đã lấy đi của Tổng thống George H. W. Bush (tức Bush cha) một cơ hội tái đắc cử vào năm 1992. Tổng thống Jimmy Carter của đảng Dân chủ cũng không tái đắc cử năm 1980 và mất ghế tổng thống vào tay đối thủ Ronald Reagan sau khi kinh tế Mỹ trải qua một giai đoạn suy thoái khá nghiêm trọng vào năm đó.
Vào năm 1960, cũng do suy thoái xảy ra, Tổng thống John F. Kennedy của đảng Dân chủ đã vượt lên đối thủ Richard M. Nixon - người trước đó đã giữ chức Phó tổng thống dưới thời Tổng thống Eisenhower.
Từ khi Tổng thống William McKinley của đảng Cộng hòa tái đắc cử tổng thống vào năm 1990 tới nay, chưa có một tổng thống Mỹ nào tiếp tục được ở lại trong Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa trong bối cảnh kinh tế Mỹ suy thoái hoặc vừa trải qua suy thoái cách đó vài tháng.
Thách thức chờ tân Tổng thống
Trong một tuyên bố phát đi hôm 30/10, Nhà Trắng thừa nhận sự suy yếu của nền kinh tế, nhưng lại đổ lỗi sự suy yếu này cho một loạt những sự kiện bất thường xảy ra thời gian qua, đồng thời cho rằng, gói giải cứu 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính sẽ sớm giúp nước Mỹ “tai qua nạn khỏi”.
Người phát ngôn của Nhà Trắng Dana Perino nói: “Báo cáo về GDP hôm nay thật đáng buồn, nhưng đó là điều mà điều mà chúng ta không mong muốn. Đã có một số lý do dẫn tới sự đi xuống của kinh tế Mỹ trong quý 3, bao gồm giá năng lượng cao, những mối lo trên thị trường địa ốc và tín dụng, hai cơn bão lớn và cuộc biểu tình kéo dài ở Boeing. Tổng thống đang có những hành động quyết liệt để đưa nền kinh tế trở lại với tăng trưởng và tạo việc làm vào đầu năm tới”.
Cho dù là ai trong số hai ứng cử viên Obama và McCain, “ông chủ” tiếp theo của Nhà Trắng sẽ phải đối mặt với một bức tranh kinh tế đầy thử thách. Quý 4/2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu trượt dốc với mức sụt giảm 0,2%. Sau đó, trong quý 1 và 2/2008, kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn nhờ kế hoạch hoàn thuế cho dân. Nhưng tới quý 3, sự sụt giảm đã trở lại với nền kinh tế này.
Chiếm 70% GDP của Mỹ, lĩnh vực tiêu dùng đã sụt giảm 3,1% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã tăng 1,2% trong quý 2 trước đó. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong một quý của hoạt động tiêu dùng tại Mỹ từ quý 2/1980 tới nay.
Cần lưu ý thêm, vào quý 2/1980, tiêu dùng ở Mỹ giảm là do sự can thiệp của chính quyền Tổng thống Carter nhằm chống lạm phát, trong đó có các biện pháp như áp dụng giới hạn vay tiền từ ngân hàng. Nếu không tính tới quý sụt giảm của năm 1980 này, quý 3 năm nay là quý sụt giảm mạnh nhất của lĩnh vực tiêu dùng Mỹ kể từ năm 1974 tới nay.
Nhìn vào những số liệu này, các nhà kinh tế học thậm chí còn cho rằng, các hộ gia đình ở Mỹ hiện đang kẹt tiền tới mức văn hóa tiêu dùng của họ đã bị biến đổi.
Sau nhiều năm hưởng “trái ngọt” từ thị trường chứng khoán tăng liên tục và quen với việc vay tiền bằng cách cầm cố nhà ở, cũng như sử dụng thoải mái thẻ tín dụng, người Mỹ lúc này nhận thấy những nguồn tài chính quen thuộc trên của họ đang thắt lại mỗi lúc một chặt.
“Cuối cùng, sau 17 năm tiêu xài thoải mái, người tiêu dùng Mỹ đã bị dồn vào góc tường. Những gì mà chúng ta chứng kiến ở đây là tác động của những sự kiện bất lợi khiến mọi nguồn tiền mà người tiêu dùng sử dụng trong nhiều năm qua bị đóng lại. Người Mỹ lúc này chỉ còn một hai nguồn tiền để tiêu. Đó là tiền lương hoặc trợ cấp thất nghiệp, nhưng cả hai nguồn tiền này đều quá ít ỏi”, kinh tế gia cao cấp Jared Bernstein của Viện nghiên cứu Chính sách kinh tế có trụ sở ở Washington nhận xét.
Từ đầu năm tới nay, kinh tế Mỹ đã mất 760.000 việc làm, với số người mất việc diễn biến theo chiều hướng tăng trong những tháng gần đây. Nhiều công ty đã cắt giảm giờ làm của số công nhân đang làm việc cho họ, khiến tiền lương càng thêm ảm đạm.
Giá nhà ở Mỹ, cho tới lúc này, vẫn chưa tìm thấy đáy, khiến nhà đất không còn là thứ tài sản thế chấp đáng tin cậy cho người Mỹ đi vay tiền nữa. Các ngân hàng vẫn đang “toát mồ hôi hột” vì lo cho những khoản cho vay địa ốc đầy rủi ro, nên đã cắt giảm hoạt động cho vay thậm chí cả đối với những người có điểm tín dụng cao.
Cũng trong tháng 10 này, niềm tin tiêu dùng - một chỉ số được theo dõi rộng rãi ở Mỹ từ năm 1967 tới nay - đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, cho thấy tâm lý lo ngại đang bao trùm khắp nước Mỹ.
Tìm hiểu sâu hơn những dữ liệu xấu công bố ngày 30/10, điều có thể cảm nhận là một dấu hiệu đáng lo khác về một giai đoạn mới, có khả năng tồi tệ hơn của kinh tế Mỹ.
Các khoản đầu tư cơ bản của các doanh nghiệp vào các mặt hàng như máy móc, xe cộ, máy tính và phần mềm đã sụt giảm 1% trong quý 3. Theo kinh nghiệp lịch sử từ những lần suy thoái trước, sự sụt giảm này có thể sẽ tăng tốc rất nhanh chóng do các công ty nhận thấy sự biến mất của các cơ hội kinh doanh, và vì thế, dừng lại các hoạt động mua sắm, đầu tư.
Trong lần suy thoái mới đây nhất của kinh tế Mỹ vào năm 2001, đầu tư cơ bản của doanh nghiệp đã giảm với tốc độ 14% trong quý tồi tệ nhất của giai đoạn suy thoái đó. Cùng với số lượng đơn đặt hàng sụt giảm, tốc độ cắt giảm nhân lực gia tăng gia tăng theo, đẩy sức chi tiêu và hoạt động kinh doanh đi xuống theo hình trôn ốc.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện là 6,1% và được dự báo sẽ vọt lên mức 8% vào giữa năm sau - mức thất nghiệp xuất hiện lần gần đây nhất ở Mỹ cách đây 1/4 thế kỷ. Dự báo này khiến các nhà phân tích tin rằng, trong vòng 6 tháng tới, các hoạt động kinh tế Mỹ sẽ còn co lại mạnh mẽ hơn - khi mà nền kinh tế này rơi vào thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể từ thập niên 1980, thậm chí là từ thập niên 1970 sau cú sốc dầu lửa.
"Chúng ta đang bước vào thời kỳ đen tối nhất của giai đoạn suy thoái này”, Kinh tế gia trưởng Nigel Gault của công ty nghiên cứu IHS Global Insight nhận xét.
Điểm sáng hiếm hoi
Điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế Mỹ lúc này có lẽ là lĩnh vực xuất khẩu. Quý 3 vừa qua, xuất khẩu của Mỹ tiếp tục tăng, với tốc độ 5,9%. Mặc dù vậy, tốc độ tăng này đã giảm mạnh so với mức 12,3% của quý 2.
Các nhà kinh tế cho rằng xuất khẩu của Mỹ giảm tốc trong thời gian tới là điều tất yếu, vì các nền kinh tế toàn cầu cùng theo chân kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái sụt giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ tới giờ phút này đã tấn công vào châu Âu, châu Á, Mỹ Latin và Trung Đông. Nhiều quốc gia nhập khẩu hàng Mỹ giờ đây đang bị khủng hoảng làm cho điêu đứng.
Một nguồn khác hỗ trợ cho kinh tế Mỹ là chi tiêu của Chính phủ. Trong quý 3, chi tiêu ngân sách của Mỹ tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. “Vào những lúc như thế này, tăng trưởng GDP phụ thuộc nhiều hơn vào Chính phủ”, nhà kinh tế Bernstein của Viện Chính sách kinh tế nhận xét.
(Theo IHT)