"Kinh tế thế giới không suy thoái kép"
Theo Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn, mặc dù còn nhiều rủi ro, nhưng kinh tế toàn cầu sẽ không rơi vào suy thoái lần hai
Theo Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn, mặc dù còn nhiều rủi ro, nhưng kinh tế toàn cầu sẽ không rơi vào suy thoái lần hai.
“Đà hồi phục vẫn tiếp tục và không thể rơi vào suy thoái kép”, nhà lãnh đạo IMF cho biết tại một diễn đàn do Viện kinh tế quốc tế Peterson đăng cai tại Washington.
Hôm 29/6, thị trường toàn cầu đã bổ nhào sau thông tin đáng thất vọng về niềm tin người tiêu dùng Mỹ, triển vọng kinh tế Trung Quốc yếu và các vấn đề tài chính châu Âu, đã làm tái diễn những nỗi lo về sự hồi phục kinh tế toàn cầu sẽ gặp trắc trở.
Mỹ và nhiều nền kinh tế chủ chốt khác trên thế giới đã rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ, sau khi thị trường nhà đất Mỹ bị đổ vỡ năm 2007, dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính và hàng loạt cú sốc đối với khắp toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Strauss-Kahn nói rằng, “IMF không thay đổi quan điểm” về việc tăng trưởng toàn cầu sau suy thoái vẫn tiếp tục được duy trì.
Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều rủi ro cao, ông nhắc tới tình hình tài chính ở một số nước và những vấn đề do dòng tín dụng lớn đang chảy vào các nền kinh tế châu Á cùng một số quốc gia mới nổi khác.
"Vẫn có nhiều khả năng gây ra suy thoái kép”, ông nói. “Sẽ thật là hài hước, nếu nói là không có bất cứ rủi ro nào”.
Trong khi đó, hồi đầu tuần, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã đưa ra cảnh báo rằng, kinh tế toàn cầu có nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, do nợ công khổng lồ ở châu Âu và việc Mỹ đang thay thế các khoản nợ khu vực tư nhân, điều đã gây ra tình trạng đổ vỡ tín dụng ha năm trước.
Theo hãng tin AP, bản báo cáo do BIS đưa ra cho rằng, việc giảm bớt các gói kích thích kinh tế, tăng lãi suất cơ bản và cải tổ hệ thống tài chính, sẽ giúp ngăn chặn những cú sốc bất ngờ có thể gây ra sự đổ vỡ thị trường trên diện rộng như đã từng xảy ra 2 năm trước
“Việc hỗ trợ kinh tế vĩ mô cũng cần có giới hạn. Phản ứng của thị trường gần đây cho thấy giới hạn kích thích tài khóa của nhiều nước gần như đã vượt quá”, báo cáo có đoạn.
Theo BIS, tổ chức tài chính của nhiều nước công nghiệp cần được cải thiện nhanh chóng. Sự cải tổ của hệ thống tài chính là cần thiết để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chương trình cải tổ cần phải được thực hiện toàn diện, trên cả phương diện chính sách điều tiết, giám sát và điều hành kinh tế vĩ mô.
BIS cho rằng, việc hạ lãi suất và đưa ra kế hoạch kích thích tài khóa là cần thiết khi khủng hoảng tài khóa bắt đầu để ngăn kinh tế đi xuống, nhưng điều gì cũng phải có giới hạn của nó. Các ngân hàng trung ương cần đánh giá lại rủi ro từ việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp trong thời gian quá dài.
“Đà hồi phục vẫn tiếp tục và không thể rơi vào suy thoái kép”, nhà lãnh đạo IMF cho biết tại một diễn đàn do Viện kinh tế quốc tế Peterson đăng cai tại Washington.
Hôm 29/6, thị trường toàn cầu đã bổ nhào sau thông tin đáng thất vọng về niềm tin người tiêu dùng Mỹ, triển vọng kinh tế Trung Quốc yếu và các vấn đề tài chính châu Âu, đã làm tái diễn những nỗi lo về sự hồi phục kinh tế toàn cầu sẽ gặp trắc trở.
Mỹ và nhiều nền kinh tế chủ chốt khác trên thế giới đã rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ, sau khi thị trường nhà đất Mỹ bị đổ vỡ năm 2007, dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính và hàng loạt cú sốc đối với khắp toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Strauss-Kahn nói rằng, “IMF không thay đổi quan điểm” về việc tăng trưởng toàn cầu sau suy thoái vẫn tiếp tục được duy trì.
Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều rủi ro cao, ông nhắc tới tình hình tài chính ở một số nước và những vấn đề do dòng tín dụng lớn đang chảy vào các nền kinh tế châu Á cùng một số quốc gia mới nổi khác.
"Vẫn có nhiều khả năng gây ra suy thoái kép”, ông nói. “Sẽ thật là hài hước, nếu nói là không có bất cứ rủi ro nào”.
Trong khi đó, hồi đầu tuần, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã đưa ra cảnh báo rằng, kinh tế toàn cầu có nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, do nợ công khổng lồ ở châu Âu và việc Mỹ đang thay thế các khoản nợ khu vực tư nhân, điều đã gây ra tình trạng đổ vỡ tín dụng ha năm trước.
Theo hãng tin AP, bản báo cáo do BIS đưa ra cho rằng, việc giảm bớt các gói kích thích kinh tế, tăng lãi suất cơ bản và cải tổ hệ thống tài chính, sẽ giúp ngăn chặn những cú sốc bất ngờ có thể gây ra sự đổ vỡ thị trường trên diện rộng như đã từng xảy ra 2 năm trước
“Việc hỗ trợ kinh tế vĩ mô cũng cần có giới hạn. Phản ứng của thị trường gần đây cho thấy giới hạn kích thích tài khóa của nhiều nước gần như đã vượt quá”, báo cáo có đoạn.
Theo BIS, tổ chức tài chính của nhiều nước công nghiệp cần được cải thiện nhanh chóng. Sự cải tổ của hệ thống tài chính là cần thiết để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chương trình cải tổ cần phải được thực hiện toàn diện, trên cả phương diện chính sách điều tiết, giám sát và điều hành kinh tế vĩ mô.
BIS cho rằng, việc hạ lãi suất và đưa ra kế hoạch kích thích tài khóa là cần thiết khi khủng hoảng tài khóa bắt đầu để ngăn kinh tế đi xuống, nhưng điều gì cũng phải có giới hạn của nó. Các ngân hàng trung ương cần đánh giá lại rủi ro từ việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp trong thời gian quá dài.