Kinh tế thế giới từ góc nhìn công dân thứ 7 tỷ
Sự kiện công dân thứ 7 tỷ của thế giới ra đời là điều đáng mừng, nhưng kèm theo đó còn có vô số hệ lụy
Đêm qua (30/10), công dân thứ 7 tỷ của thế giới đã chào đời tại một bệnh viện công ở Manila, thủ đô của Philippines.
Theo hãng tin AP, bé gái Danica May Camacho đã chào đời lúc 23h58 trong bệnh viện Jose Fabella Memoria tại thủ đô Manila của Philippines trong sự quan tâm theo dõi sát sao của giới truyền thông trong và ngoài Philippines.
Nhiều nhà tài trợ đã có mặt tặng quà cho Danica, trong khi giới truyền thông đổ xô chụp ảnh cô bé. Lorrize Mae Guevarra, công dân thứ 6 tỷ của hành tinh, cũng xuất hiện trong sự kiện chào mừng Danica. Guevarra chào đời vào năm 1999 và hiện đang học lớp 6.
Theo truyền thông Philippines, gia đình của Camacho được nhận rất nhiều quà tặng có giá trị từ các nhà từ thiện trong nước, đặc biệt là quỹ hỗ trợ chi phí học tập dành cho Camacho và khoản trợ giúp cho gia đình cô bé khai trương một cửa hiệu tạp hóa.
Quỹ Dân số Liên hiệp quốc cho biết, Philippines là nước đông dân thứ 12 trên thế giới. Dân số nước này là 94,9 triệu người. Với số dân 1,35 tỷ, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất hành tinh. Vị trí thứ hai thuộc về Ấn Độ với 1,24 tỷ người.
Sự kiện công dân 7 tỷ ra đời là một niềm hạnh phúc của nhân loại nói chung và gia đình bé nói riêng. Nhưng xét trên nhiều khía cạnh từ kinh tế cho tới chính trị xã hội, thế giới đang đứng trước nhiều mối lo, hơn là đáng mừng.
Trước tiên là về khía cạnh lương thực thực phẩm, sự kiện công dân 7 tỷ đã nhắc thế giới nhớ rằng, cuộc chiến chống đói trên toàn cầu đang khó khăn hơn.
Trong một bài viết dưới tựa đề “7 tỷ người” đăng tải mới đây, tờ nhật báo La Croix được RFI dẫn lại cho biết, ước tính, mỗi ngày trái đất có thêm 200.000 thành viên mới, tức mỗi giây có thêm 2,3 người. Sự gia tăng dân số là không đồng đều ở các nước.
Trong khi ở các nước giàu như Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu, dân số giảm dần do tỷ lệ sinh sản giảm, thì tại các nước nghèo, các nước đang phát triển, dân số lại tăng trưởng bùng nổ, trong đó các quốc gia châu Phi dẫn đầu về tỷ lệ sinh cao.
Các chuyên gia dự đoán đến năm 2050, số dân của thế giới sẽ tăng từ 7 tỷ của năm 2011 lên thành 9 tỷ.
Việc dân số ngày càng đông, trong khi quả đất không hề tăng diện tích, đặt ra nhiều thách thức to lớn. Theo La Croix, nếu dân số thế giới là 7 tỷ người, thì sẽ có gần 1 tỷ chịu cảnh đói kém. Như vậy, nếu dân số là 9 tỷ vào năm 2050, thì đói kém càng trầm trọng hơn.
Để đảm bảo nhu cầu lương thực trong tương lai, Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc cho rằng, sản lượng nông nghiệp phải tăng thêm 70%.
Tuy nhiên, nhiệm vụ 70% này không dễ thực hiện, bởi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như chống thất thoát hay lãng phí trong nông nghiệp, hay hiện tượng phung phí thực phẩm ở các nước giàu.
Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp thực phẩm, ngành nông nghiệp trong tương lai còn phải đảm nhận trọng trách đáp ứng nhu cầu năng lượng qua việc sản xuất nhiên liệu sinh học.
Bàn về giải pháp, giới chuyên gia cho rằng có thể tăng thêm diện tích đất canh tác như việc cải tạo đất cần cổi, hay lấn rừng. Bên cạnh, cần phải tăng năng suất bằng kỷ thuật hiện đại và tăng cường hổ trợ kỷ thuật cho những nước nghèo.
Thế nhưng, viễn cảnh cho thấy, trong tương lai, nông dân phải sản suất nhiều hơn với ít phương tiện hơn do nguồn nước và phân bón khan hiếm. Bên cạnh đó, để hướng đến một mô hình nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp cần phải giảm thâm canh, sản xuất ít chí phí hơn và phải “sinh thái” hơn.
Ngoài thách thức hàng đầu về thực phẩm, tình trạng dân số tăng nhanh còn là nguyên nhân dẫn tới nạn thất nghiệp cao, chênh lệch giàu nghèo, chất lượng đời sống thấp và đặc biệt là xu hướng mất cân bằng giới tính, trong đó nam nhiều hơn nữ.
Các chuyên gia dân số học ước tính hiện thế giới thiếu tới hơn 160 triệu phụ nữ. Điều này cho thấy trong hàng chục năm tới, vấn đề lập gia đình sẽ là hóc búa đối với nam giới ở nhiều nước, chẳng hạn như ở Trung Quốc.
Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy thế giới đang chật chội hơn, một trong những hệ quả nhãn tiền từ việc dân số tăng chóng mặt:
Một hồ bơi ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) chật như nêm - Ảnh: Reuters.
Khu dân cư Bảo Lâm, Hồng Kông, nổi tiếng với những tòa chung cư cao tầng và dày đặc - Ảnh: Reuters.
Nghĩa trang của người Hoa ở Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: Reuters.
Bãi biển trên vịnh Travemuende gần thành phố phía bắc Luebeck, Đức - Ảnh: Reuters.
Hành khách chờ xe lửa tại một nhà ga xe lửa ở Dhaka, Bangladesh - Ảnh: Reuters.
Một con đường dày đặc xe cộ ở Lagos, Nigeria - Ảnh: Reuters.
Một hội chợ việc làm tổ chức tại Nam Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.
Theo hãng tin AP, bé gái Danica May Camacho đã chào đời lúc 23h58 trong bệnh viện Jose Fabella Memoria tại thủ đô Manila của Philippines trong sự quan tâm theo dõi sát sao của giới truyền thông trong và ngoài Philippines.
Nhiều nhà tài trợ đã có mặt tặng quà cho Danica, trong khi giới truyền thông đổ xô chụp ảnh cô bé. Lorrize Mae Guevarra, công dân thứ 6 tỷ của hành tinh, cũng xuất hiện trong sự kiện chào mừng Danica. Guevarra chào đời vào năm 1999 và hiện đang học lớp 6.
Theo truyền thông Philippines, gia đình của Camacho được nhận rất nhiều quà tặng có giá trị từ các nhà từ thiện trong nước, đặc biệt là quỹ hỗ trợ chi phí học tập dành cho Camacho và khoản trợ giúp cho gia đình cô bé khai trương một cửa hiệu tạp hóa.
Quỹ Dân số Liên hiệp quốc cho biết, Philippines là nước đông dân thứ 12 trên thế giới. Dân số nước này là 94,9 triệu người. Với số dân 1,35 tỷ, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất hành tinh. Vị trí thứ hai thuộc về Ấn Độ với 1,24 tỷ người.
Sự kiện công dân 7 tỷ ra đời là một niềm hạnh phúc của nhân loại nói chung và gia đình bé nói riêng. Nhưng xét trên nhiều khía cạnh từ kinh tế cho tới chính trị xã hội, thế giới đang đứng trước nhiều mối lo, hơn là đáng mừng.
Trước tiên là về khía cạnh lương thực thực phẩm, sự kiện công dân 7 tỷ đã nhắc thế giới nhớ rằng, cuộc chiến chống đói trên toàn cầu đang khó khăn hơn.
Trong một bài viết dưới tựa đề “7 tỷ người” đăng tải mới đây, tờ nhật báo La Croix được RFI dẫn lại cho biết, ước tính, mỗi ngày trái đất có thêm 200.000 thành viên mới, tức mỗi giây có thêm 2,3 người. Sự gia tăng dân số là không đồng đều ở các nước.
Trong khi ở các nước giàu như Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu, dân số giảm dần do tỷ lệ sinh sản giảm, thì tại các nước nghèo, các nước đang phát triển, dân số lại tăng trưởng bùng nổ, trong đó các quốc gia châu Phi dẫn đầu về tỷ lệ sinh cao.
Các chuyên gia dự đoán đến năm 2050, số dân của thế giới sẽ tăng từ 7 tỷ của năm 2011 lên thành 9 tỷ.
Việc dân số ngày càng đông, trong khi quả đất không hề tăng diện tích, đặt ra nhiều thách thức to lớn. Theo La Croix, nếu dân số thế giới là 7 tỷ người, thì sẽ có gần 1 tỷ chịu cảnh đói kém. Như vậy, nếu dân số là 9 tỷ vào năm 2050, thì đói kém càng trầm trọng hơn.
Để đảm bảo nhu cầu lương thực trong tương lai, Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc cho rằng, sản lượng nông nghiệp phải tăng thêm 70%.
Tuy nhiên, nhiệm vụ 70% này không dễ thực hiện, bởi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như chống thất thoát hay lãng phí trong nông nghiệp, hay hiện tượng phung phí thực phẩm ở các nước giàu.
Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp thực phẩm, ngành nông nghiệp trong tương lai còn phải đảm nhận trọng trách đáp ứng nhu cầu năng lượng qua việc sản xuất nhiên liệu sinh học.
Bàn về giải pháp, giới chuyên gia cho rằng có thể tăng thêm diện tích đất canh tác như việc cải tạo đất cần cổi, hay lấn rừng. Bên cạnh, cần phải tăng năng suất bằng kỷ thuật hiện đại và tăng cường hổ trợ kỷ thuật cho những nước nghèo.
Thế nhưng, viễn cảnh cho thấy, trong tương lai, nông dân phải sản suất nhiều hơn với ít phương tiện hơn do nguồn nước và phân bón khan hiếm. Bên cạnh đó, để hướng đến một mô hình nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp cần phải giảm thâm canh, sản xuất ít chí phí hơn và phải “sinh thái” hơn.
Ngoài thách thức hàng đầu về thực phẩm, tình trạng dân số tăng nhanh còn là nguyên nhân dẫn tới nạn thất nghiệp cao, chênh lệch giàu nghèo, chất lượng đời sống thấp và đặc biệt là xu hướng mất cân bằng giới tính, trong đó nam nhiều hơn nữ.
Các chuyên gia dân số học ước tính hiện thế giới thiếu tới hơn 160 triệu phụ nữ. Điều này cho thấy trong hàng chục năm tới, vấn đề lập gia đình sẽ là hóc búa đối với nam giới ở nhiều nước, chẳng hạn như ở Trung Quốc.
Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy thế giới đang chật chội hơn, một trong những hệ quả nhãn tiền từ việc dân số tăng chóng mặt:
Một hồ bơi ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) chật như nêm - Ảnh: Reuters.
Khu dân cư Bảo Lâm, Hồng Kông, nổi tiếng với những tòa chung cư cao tầng và dày đặc - Ảnh: Reuters.
Nghĩa trang của người Hoa ở Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: Reuters.
Bãi biển trên vịnh Travemuende gần thành phố phía bắc Luebeck, Đức - Ảnh: Reuters.
Hành khách chờ xe lửa tại một nhà ga xe lửa ở Dhaka, Bangladesh - Ảnh: Reuters.
Một con đường dày đặc xe cộ ở Lagos, Nigeria - Ảnh: Reuters.
Một hội chợ việc làm tổ chức tại Nam Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.