Kinh tế toàn cầu còn giảm sâu?
Nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ rơi vào tình trạng giảm sút nghiêm trọng ngoài dự đoán
Nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ rơi vào tình trạng giảm sút nghiêm trọng ngoài dự đoán.
Đó là nhận định của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng và giá dầu đã vượt ngưỡng 145 USD/thùng.
Tuy nhiên, BIS cho rằng kinh tế toàn cầu khó có khả năng bị sụt giảm mạnh, song thừa nhận đang có một sự giảm sút "sâu hơn và kéo dài hơn" so với những dự đoán trước đó.
Những nguyên nhân của sự sụt giảm
BIS chỉ rõ “sự tăng tín dụng quá mức và thiếu thận trọng", chứ không phải là cuộc biến động trên thị trường cho vay thứ cấp ở Mỹ, mới là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính đang làm giảm sút tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu hiện nay.
Với những dấu hiệu cụ thể về nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ, tỉ lệ lạm phát tăng mạnh ở nhiều nước, giá dầu mỏ leo thang, người ta ngày càng lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang ở vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Ngay sau khi BIS công bố báo cáo nêu trên, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới ngày 3/7 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 145 USD/thùng, do nguy cơ leo thang căng thẳng giữa Iran, nước sản xuất dầu thô chính, với phương Tây về chương trình hạt nhân của nước này; đồng USD vẫn tiếp tục mất giá...
Các chuyên gia cho rằng những lo ngại của BIS là có cơ sở, khi tình hình kinh tế châu Âu cũng đang xấu đi nghiêm trọng. Theo số liệu công bố ngày 30/6, tỉ lệ lạm phát trung bình hàng năm ở khu vực 15 nước sử dụng đồng EUR tháng 6/2008 đã tăng lên mức kỷ lục 4% so với mức tăng 3,7% tháng 5/2008.
Nhằm đối phó với tình trạng lạm phát đang cao hơn nhiều so với mức trần 3,0% theo quy định của Hiệp ước ổn định và tăng trưởng đối với các nước sử dụng đồng EUR, Ban giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm qua đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25%, lên 4,25%. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cấp cao của Đức, Tây Ban Nha và Pháp đều cảnh báo, việc ECB tăng lãi suất có thể tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng EUR và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Tổng giám đốc BIS Malcolm Knight nhận định, hiện đang tồn tại những nguy cơ lớn ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ. Các nền kinh tế đang nổi lên không còn phát triển mạnh nữa và thậm chí còn bị giảm sút mạnh do phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường xuất khẩu bên ngoài, đặc biệt vào Mỹ.
Tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn
BIS chia cuộc khủng hoảng hiện nay ra làm 6 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 6/2007 khi các ngân hàng ở Mỹ thông báo những khoản thua lỗ lớn trong hệ thống tín dụng cho vay để mua nhà ở. Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm vào tháng 3 và tháng 5 vừa qua và BIS cho rằng mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất có thể đã qua, song kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn lớn.
Đối phó với tình trạng này, BIS cho rằng, về ngắn hạn, chính phủ các nước cần can thiệp để tránh nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng bằng cách kêu gọi họ cắt giảm cổ tức và các khoản tiền thưởng để củng cố nguồn vốn. Còn về lâu dài, cần phải xem xét lại vấn đề về tín dụng giá rẻ (cho vay lãi suất thấp). Mặc dù thời gian gần đây, cuộc khủng hoảng lương thực đã dịu bớt, song giá dầu vẫn không ngừng leo thang, gây lo ngại cho các nền kinh tế và các tổ chức tài chính quốc tế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra một báo cáo nhận định: giá lương thực và dầu thô trên thị trường thế giới tăng cao sẽ đẩy một số quốc gia nghèo vào thảm cảnh mất cân bằng chỉ số tiêu dùng, lạm phát và nạn nghèo đói. Chính phủ các nước nghèo đã phải chi thêm hàng tỷ USD để nhập khẩu lương thực và dầu.
Điều này kéo theo một loạt hệ lụy: ngân sách nhà nước bị thâm thủng, khoản nợ nước ngoài tăng, kinh tế mất ổn định, những thành quả xóa đói giảm nghèo lâu nay đều tiêu tan. Từ tháng 1/2007, bão giá lương thực đã "tiêu tốn" của 33 nước nghèo phải nhập khẩu lương thực số tiền gần 2,3 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP trung bình. Kinh phí mà 59 nước nghèo phải bỏ ra để đáp ứng nhu cầu dầu mỏ trong thời gian này lên tới 35,8 tỷ USD, tương đương 2,2% GDP trung bình.
Giám đốc điều hành IMF Strauss-Kahn nhấn mạnh: "Nếu giá lương thực tăng cao hơn nữa và giá dầu duy trì ở mức hiện nay, chính phủ nhiều nước sẽ không thể cung cấp đủ lương thực cho nhân dân cũng như duy trì ổn định kinh tế".
Đó là nhận định của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng và giá dầu đã vượt ngưỡng 145 USD/thùng.
Tuy nhiên, BIS cho rằng kinh tế toàn cầu khó có khả năng bị sụt giảm mạnh, song thừa nhận đang có một sự giảm sút "sâu hơn và kéo dài hơn" so với những dự đoán trước đó.
Những nguyên nhân của sự sụt giảm
BIS chỉ rõ “sự tăng tín dụng quá mức và thiếu thận trọng", chứ không phải là cuộc biến động trên thị trường cho vay thứ cấp ở Mỹ, mới là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính đang làm giảm sút tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu hiện nay.
Với những dấu hiệu cụ thể về nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ, tỉ lệ lạm phát tăng mạnh ở nhiều nước, giá dầu mỏ leo thang, người ta ngày càng lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang ở vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Ngay sau khi BIS công bố báo cáo nêu trên, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới ngày 3/7 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 145 USD/thùng, do nguy cơ leo thang căng thẳng giữa Iran, nước sản xuất dầu thô chính, với phương Tây về chương trình hạt nhân của nước này; đồng USD vẫn tiếp tục mất giá...
Các chuyên gia cho rằng những lo ngại của BIS là có cơ sở, khi tình hình kinh tế châu Âu cũng đang xấu đi nghiêm trọng. Theo số liệu công bố ngày 30/6, tỉ lệ lạm phát trung bình hàng năm ở khu vực 15 nước sử dụng đồng EUR tháng 6/2008 đã tăng lên mức kỷ lục 4% so với mức tăng 3,7% tháng 5/2008.
Nhằm đối phó với tình trạng lạm phát đang cao hơn nhiều so với mức trần 3,0% theo quy định của Hiệp ước ổn định và tăng trưởng đối với các nước sử dụng đồng EUR, Ban giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm qua đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25%, lên 4,25%. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cấp cao của Đức, Tây Ban Nha và Pháp đều cảnh báo, việc ECB tăng lãi suất có thể tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng EUR và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Tổng giám đốc BIS Malcolm Knight nhận định, hiện đang tồn tại những nguy cơ lớn ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ. Các nền kinh tế đang nổi lên không còn phát triển mạnh nữa và thậm chí còn bị giảm sút mạnh do phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường xuất khẩu bên ngoài, đặc biệt vào Mỹ.
Tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn
BIS chia cuộc khủng hoảng hiện nay ra làm 6 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 6/2007 khi các ngân hàng ở Mỹ thông báo những khoản thua lỗ lớn trong hệ thống tín dụng cho vay để mua nhà ở. Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm vào tháng 3 và tháng 5 vừa qua và BIS cho rằng mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất có thể đã qua, song kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn lớn.
Đối phó với tình trạng này, BIS cho rằng, về ngắn hạn, chính phủ các nước cần can thiệp để tránh nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng bằng cách kêu gọi họ cắt giảm cổ tức và các khoản tiền thưởng để củng cố nguồn vốn. Còn về lâu dài, cần phải xem xét lại vấn đề về tín dụng giá rẻ (cho vay lãi suất thấp). Mặc dù thời gian gần đây, cuộc khủng hoảng lương thực đã dịu bớt, song giá dầu vẫn không ngừng leo thang, gây lo ngại cho các nền kinh tế và các tổ chức tài chính quốc tế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra một báo cáo nhận định: giá lương thực và dầu thô trên thị trường thế giới tăng cao sẽ đẩy một số quốc gia nghèo vào thảm cảnh mất cân bằng chỉ số tiêu dùng, lạm phát và nạn nghèo đói. Chính phủ các nước nghèo đã phải chi thêm hàng tỷ USD để nhập khẩu lương thực và dầu.
Điều này kéo theo một loạt hệ lụy: ngân sách nhà nước bị thâm thủng, khoản nợ nước ngoài tăng, kinh tế mất ổn định, những thành quả xóa đói giảm nghèo lâu nay đều tiêu tan. Từ tháng 1/2007, bão giá lương thực đã "tiêu tốn" của 33 nước nghèo phải nhập khẩu lương thực số tiền gần 2,3 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP trung bình. Kinh phí mà 59 nước nghèo phải bỏ ra để đáp ứng nhu cầu dầu mỏ trong thời gian này lên tới 35,8 tỷ USD, tương đương 2,2% GDP trung bình.
Giám đốc điều hành IMF Strauss-Kahn nhấn mạnh: "Nếu giá lương thực tăng cao hơn nữa và giá dầu duy trì ở mức hiện nay, chính phủ nhiều nước sẽ không thể cung cấp đủ lương thực cho nhân dân cũng như duy trì ổn định kinh tế".