Kinh tế toàn cầu năm 2012 “không yên ả”?
Các chuyên gia phân tích, các định chế tài chính quốc tế liên tiếp cảnh báo về tương lai ảm đạm của kinh tế thế giới năm 2012
Những vấn đề của năm 2011 chưa qua, song các chuyên gia phân tích, các định chế tài chính quốc tế đã liên tiếp ra lời cảnh báo về một tương lai ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2012. Dưới góc nhìn này, kinh tế thế giới năm tới thực sự không yên ả.
Hôm qua (5/10), Giám đốc chương trình châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Antonio Borges cảnh báo rằng, nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế trong năm 2012, đặc biệt là tại các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
IMF nhận định, kinh tế châu Âu năm 2012 vẫn tăng trưởng 1,1%, nhưng thừa nhận rằng năm 2011 không khả quan như cơ quan này từng dự báo. Tình trạng kinh tế suy giảm với tốc độ nhanh ở Italy và Tây Ban Nha, cùng với hoạt động trì trệ ở Pháp và Đức, đã cho thấy quá trình phục hồi ở châu Âu đã bị ngưng kết.
Theo định chế này, châu Âu nên hy vọng đạt mức tăng trưởng vừa phải trong năm tới. Về cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực này, lần đầu tiên IMF công khai đề cập đến khả năng trực tiếp can thiệp vào các thị trường trái phiếu ở Italy và Tây Ban Nha nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ nhấn chìm hai nền kinh tế này.
Ngoài ra, IMF cũng có thể dành cho hai quốc gia này những nguồn tín dụng phòng ngừa. Đây được coi là đề nghị bất ngờ vì cho đến nay mặc dù đóng góp tới 105 tỷ USD, chiếm tới 30% trong tổng số tiền cứu trợ dành cho các nền kinh tế châu Âu, song IMF chưa bao giờ can thiệp vào các thị trường tự do.
Ông Borges cho biết, IMF có nhiều sự lựa chọn có thể được đưa ra thảo luận nhằm khôi phục lòng tin cho các nền kinh tế nói trên. IMF sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực của châu Âu nhằm cứu Italy và Tây Ban Nha ngay khi tất cả các quốc gia phê chuẩn những thay đổi trong Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) mà đã được nhất trí hồi tháng 7.
Chuyên gia Borges nhấn mạnh rằng, EFSF cần hành động phối hợp đối với các ngân hàng nhằm khôi phục lòng tin đối với khu vực tài chính. IMF nêu rõ đang xảy ra một cuộc khủng hoảng lòng tin và tình trạng này chỉ có thể giải quyết thông qua hành động ở cấp độ khu vực.
Ngoài ra, IMF cũng đề nghị tăng quyền hạn của EFSF, theo đó cho phép quỹ này trực tiếp tham gia quá trình tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng cũng đang trong tình trạng khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng. Hiện tại, Bỉ và Pháp đang tìm cách cứu Dexia, nhà băng có nguy cơ trở thành nạn nhân phá sản đầu tiên do khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Tuy nhiên, đối với Hy Lạp, IMF lại cho rằng không cần vội vã quyết định thực hiện đợt giải ngân tiếp theo trong khoản cứu trợ dành cho quốc gia này. Nhận định này được cho là gia tăng sức ép đối với Hy Lạp vì Athens đã thông báo chỉ còn đủ tiền trả lương và trợ cấp hưu trí đến giữa tháng 12 nếu như không nhận được đợt giải ngân 11 tỷ USD.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên, IMF lên tiếng cảnh báo về khu vực tài chính châu Âu có khả năng rơi trở lại cục diện nguy hiểm. Hôm 20/9 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 4% cho 2 năm 2011 và 2012, thấp hơn 0,3% so với dự báo đưa ra vào tháng 6.
Trong báo cáo tổng quan kinh tế thế giới công bố hai lần mỗi năm, IMF dự báo mức tăng trưởng sẽ thấp cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Kinh tế thế giới mới chỉ phục hồi chậm chạp vào năm 2010 sau giai đoạn suy thoái trầm trọng 2008-2009, hiện lại đang đối mặt với những thách thức mới như nợ nần, thâm hụt ngân sách...
Các thị trường mới nổi là động cơ cho sự phục hồi của kinh tế thế giới, như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng sẽ gặp nhiều vấn đề do sự yếu đi của các nền kinh tế phát triển, theo IMF. Những bất ổn kinh tế và tài chính bắt đầu trầm trọng từ tháng 8, với cuộc tranh cãi về trần nợ công ở Mỹ và những lo lắng đối với vấn đề nợ công của Hi Lạp.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã mất 1% điểm tăng trưởng, với dự báo GDP sẽ tăng khoảng 1,5% trong năm nay và 1,8% trong năm 2012. Với Eurozone, tăng trưởng GDP sẽ giảm bớt còn 1,1% vào năm 2012. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại sau thảm họa thiên tai hồi tháng 3, nhưng cũng chỉ ở mức 0,5% trong năm nay, trước khi đạt 2,3% trong năm 2012.
Với các nước đang phát triển, IMF cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ và cầu về hàng hóa xuất khẩu giảm sẽ khiến mức tăng trưởng thấp hơn, vào khoảng 6,1% vào năm 2012. Trung Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu với mức tăng trưởng 9% trong năm tới, nhưng Nga, Mỹ Latin, châu Phi hạ Sahara, Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng trưởng thấp hơn dự báo trước.
Sau tuyên bố của IMF hôm 20/9, liên tiếp những ngày sau đó, các tổ chức tài chính quốc tế như PIMCO, Citigroup, Fitch và Goldman Sachs cũng điều chỉnh mức dự báo cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hôm 26/9, Pacific Investment Management (PIMCO), công ty điều hành quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới, dự báo các nền kinh tế phát triển sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trong năm 2012 do suy thoái tại châu Âu. Ông Mohamed El-Erian, Giám đốc điều hành PIMCO, cho rằng các quốc gia công nghiệp gần như không tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới.
Lý do là kinh tế châu Âu sụt giảm 1-2% còn kinh tế Mỹ đứng yên. Vì vậy, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 2,5%, thấp hơn so với dự báo 4% cho năm 2011 và 2012 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ông cho biết: “Trong vòng 12 tháng tới, kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc đáng kể khi các nền kinh tế phát triển phải vật lộn để đạt được mức tăng trưởng trên 0%".
"Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dù không bằng đà mở rộng trong một năm qua”. Theo ông, kinh tế thế giới sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng từ 4.5-5% trong vòng 12 tháng tới và từ Nhật Bản với tốc độ mở rộng khoảng 1.5%.
Tiếp đó, hôm 29/9, Bộ phận nghiên cứu và phân tích của Citigroup dự báo tăng trưởng GDP thế giới sẽ giảm xuống 3% trong năm nay và 2,9% trong năm 2012. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới cho rằng tăng trưởng 2% là mốc suy thoái toàn cầu. Đây là lần thứ 2 Citigroup hạ dự báo trong chưa đầy 1 tháng.
Citigroup cũng hạ dự báo triển vọng kinh tế với Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Canada và Anh. Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2012 giảm từ 9% xuống 8,7%.
Theo các chuyên gia kinh tế tại Citigroup, lãi suất có thể vẫn ở mức thấp và tiêu cực trong thời gian dài tại các nền kinh tế phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể hạ lãi suất, trong khi Mỹ có thể cần phải giảm các rủi ro suy thoái trước khi thay đổi lãi suất của mình.
Ngoài ra, Citigroup cũng dự báo các nước khu vực đồng Euro có thể sẽ tiếp tục bị hạ xếp hạng nợ công trong 3 -6 tháng tới, bao gồm Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Cyprus.
Ngay sau Citigroup, những ngày đầu tháng 10, đến lượt Fitch Ratings ra cảnh báo về kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới. Tuy không đề cập đến khả năng suy thoái kép nhưng Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã hạ dự báo tăng trưởng đối với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, kéo theo là tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 nhiều khả năng sẽ chỉ ở mức 2,6%, thay vì 3,1% do chính hãng này đưa ra hồi đầu năm. Tuy nhiên, mức giảm mạnh nhất sẽ đến vào năm 2012 khi tốc độ tăng GDP toàn cầu chỉ ở mức 2,7%, giảm tới 0,7% so với dự báo trước đó. Đến năm 2013, kinh tế thế giới sẽ lại tăng trưởng trên 3%, nhưng không đạt tới 3,4%.
Fitch cho rằng, Mỹ chỉ có thể tăng trưởng 1,5% và 1,8% trong 2 năm 2011 và 2012, giảm gần một nửa so với dự báo trước đó. Dự báo GDP châu Âu không có nhiều thay đổi trong năm 2011, chỉ giảm từ 1,7% xuống 1,6%, do tăng trưởng trong 2 quý đầu năm khá tốt. Tuy nhiên, năm 2012, tăng trưởng khu vực này sẽ giảm tới 1% so với dự báo, xuống còn 0,8%.
Do tác động của thiên tai và suy giảm xuất khẩu, kinh tế Nhật dự kiến sẽ giảm 0,3% trong năm nay, thay vì tăng trưởng 0,5% như dự báo. Fitch cũng đồng thời hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) và cho rằng các quốc gia này đang phải chịu rủi ro khá rõ ràng từ các thị trường xuất khẩu cũng như tình trạng lạm phát.
Nếu không kể đến tuyên bố hôm qua (5/10) của IMF thì Goldman Sachs là định chế tài chính gần nhất góp thêm một cái nhìn thiếu tích cực vào triển vọng kinh tế thế giới. Theo công bố ngày 3/10 của Goldman Sachs, kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 3,8% trong 2011 và 3,5% năm 2012, thấp hơn so với dự đoán trước đó là 3,9% năm 2011 và 4,2% năm 2012.
Goldman Sachs dự báo khu vực châu Âu sẽ tăng trưởng 0,1% trong năm 2012, giảm so với mức dự báo 1,3% trước đó. Dự báo của tổ chức này trong năm 2011 cho khu vực châu Âu là 1,6%. Trong khi đó, kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 1,7% trong năm nay và 1,4% trong năm 2012. Trước đó, dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm tới là 2%.
Hôm qua (5/10), Giám đốc chương trình châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Antonio Borges cảnh báo rằng, nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế trong năm 2012, đặc biệt là tại các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
IMF nhận định, kinh tế châu Âu năm 2012 vẫn tăng trưởng 1,1%, nhưng thừa nhận rằng năm 2011 không khả quan như cơ quan này từng dự báo. Tình trạng kinh tế suy giảm với tốc độ nhanh ở Italy và Tây Ban Nha, cùng với hoạt động trì trệ ở Pháp và Đức, đã cho thấy quá trình phục hồi ở châu Âu đã bị ngưng kết.
Theo định chế này, châu Âu nên hy vọng đạt mức tăng trưởng vừa phải trong năm tới. Về cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực này, lần đầu tiên IMF công khai đề cập đến khả năng trực tiếp can thiệp vào các thị trường trái phiếu ở Italy và Tây Ban Nha nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ nhấn chìm hai nền kinh tế này.
Ngoài ra, IMF cũng có thể dành cho hai quốc gia này những nguồn tín dụng phòng ngừa. Đây được coi là đề nghị bất ngờ vì cho đến nay mặc dù đóng góp tới 105 tỷ USD, chiếm tới 30% trong tổng số tiền cứu trợ dành cho các nền kinh tế châu Âu, song IMF chưa bao giờ can thiệp vào các thị trường tự do.
Ông Borges cho biết, IMF có nhiều sự lựa chọn có thể được đưa ra thảo luận nhằm khôi phục lòng tin cho các nền kinh tế nói trên. IMF sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực của châu Âu nhằm cứu Italy và Tây Ban Nha ngay khi tất cả các quốc gia phê chuẩn những thay đổi trong Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) mà đã được nhất trí hồi tháng 7.
Chuyên gia Borges nhấn mạnh rằng, EFSF cần hành động phối hợp đối với các ngân hàng nhằm khôi phục lòng tin đối với khu vực tài chính. IMF nêu rõ đang xảy ra một cuộc khủng hoảng lòng tin và tình trạng này chỉ có thể giải quyết thông qua hành động ở cấp độ khu vực.
Ngoài ra, IMF cũng đề nghị tăng quyền hạn của EFSF, theo đó cho phép quỹ này trực tiếp tham gia quá trình tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng cũng đang trong tình trạng khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng. Hiện tại, Bỉ và Pháp đang tìm cách cứu Dexia, nhà băng có nguy cơ trở thành nạn nhân phá sản đầu tiên do khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Tuy nhiên, đối với Hy Lạp, IMF lại cho rằng không cần vội vã quyết định thực hiện đợt giải ngân tiếp theo trong khoản cứu trợ dành cho quốc gia này. Nhận định này được cho là gia tăng sức ép đối với Hy Lạp vì Athens đã thông báo chỉ còn đủ tiền trả lương và trợ cấp hưu trí đến giữa tháng 12 nếu như không nhận được đợt giải ngân 11 tỷ USD.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên, IMF lên tiếng cảnh báo về khu vực tài chính châu Âu có khả năng rơi trở lại cục diện nguy hiểm. Hôm 20/9 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 4% cho 2 năm 2011 và 2012, thấp hơn 0,3% so với dự báo đưa ra vào tháng 6.
Trong báo cáo tổng quan kinh tế thế giới công bố hai lần mỗi năm, IMF dự báo mức tăng trưởng sẽ thấp cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Kinh tế thế giới mới chỉ phục hồi chậm chạp vào năm 2010 sau giai đoạn suy thoái trầm trọng 2008-2009, hiện lại đang đối mặt với những thách thức mới như nợ nần, thâm hụt ngân sách...
Các thị trường mới nổi là động cơ cho sự phục hồi của kinh tế thế giới, như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng sẽ gặp nhiều vấn đề do sự yếu đi của các nền kinh tế phát triển, theo IMF. Những bất ổn kinh tế và tài chính bắt đầu trầm trọng từ tháng 8, với cuộc tranh cãi về trần nợ công ở Mỹ và những lo lắng đối với vấn đề nợ công của Hi Lạp.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã mất 1% điểm tăng trưởng, với dự báo GDP sẽ tăng khoảng 1,5% trong năm nay và 1,8% trong năm 2012. Với Eurozone, tăng trưởng GDP sẽ giảm bớt còn 1,1% vào năm 2012. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại sau thảm họa thiên tai hồi tháng 3, nhưng cũng chỉ ở mức 0,5% trong năm nay, trước khi đạt 2,3% trong năm 2012.
Với các nước đang phát triển, IMF cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ và cầu về hàng hóa xuất khẩu giảm sẽ khiến mức tăng trưởng thấp hơn, vào khoảng 6,1% vào năm 2012. Trung Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu với mức tăng trưởng 9% trong năm tới, nhưng Nga, Mỹ Latin, châu Phi hạ Sahara, Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng trưởng thấp hơn dự báo trước.
Sau tuyên bố của IMF hôm 20/9, liên tiếp những ngày sau đó, các tổ chức tài chính quốc tế như PIMCO, Citigroup, Fitch và Goldman Sachs cũng điều chỉnh mức dự báo cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hôm 26/9, Pacific Investment Management (PIMCO), công ty điều hành quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới, dự báo các nền kinh tế phát triển sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trong năm 2012 do suy thoái tại châu Âu. Ông Mohamed El-Erian, Giám đốc điều hành PIMCO, cho rằng các quốc gia công nghiệp gần như không tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới.
Lý do là kinh tế châu Âu sụt giảm 1-2% còn kinh tế Mỹ đứng yên. Vì vậy, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 2,5%, thấp hơn so với dự báo 4% cho năm 2011 và 2012 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ông cho biết: “Trong vòng 12 tháng tới, kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc đáng kể khi các nền kinh tế phát triển phải vật lộn để đạt được mức tăng trưởng trên 0%".
"Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dù không bằng đà mở rộng trong một năm qua”. Theo ông, kinh tế thế giới sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng từ 4.5-5% trong vòng 12 tháng tới và từ Nhật Bản với tốc độ mở rộng khoảng 1.5%.
Tiếp đó, hôm 29/9, Bộ phận nghiên cứu và phân tích của Citigroup dự báo tăng trưởng GDP thế giới sẽ giảm xuống 3% trong năm nay và 2,9% trong năm 2012. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới cho rằng tăng trưởng 2% là mốc suy thoái toàn cầu. Đây là lần thứ 2 Citigroup hạ dự báo trong chưa đầy 1 tháng.
Citigroup cũng hạ dự báo triển vọng kinh tế với Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Canada và Anh. Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2012 giảm từ 9% xuống 8,7%.
Theo các chuyên gia kinh tế tại Citigroup, lãi suất có thể vẫn ở mức thấp và tiêu cực trong thời gian dài tại các nền kinh tế phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể hạ lãi suất, trong khi Mỹ có thể cần phải giảm các rủi ro suy thoái trước khi thay đổi lãi suất của mình.
Ngoài ra, Citigroup cũng dự báo các nước khu vực đồng Euro có thể sẽ tiếp tục bị hạ xếp hạng nợ công trong 3 -6 tháng tới, bao gồm Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Cyprus.
Ngay sau Citigroup, những ngày đầu tháng 10, đến lượt Fitch Ratings ra cảnh báo về kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới. Tuy không đề cập đến khả năng suy thoái kép nhưng Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã hạ dự báo tăng trưởng đối với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, kéo theo là tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 nhiều khả năng sẽ chỉ ở mức 2,6%, thay vì 3,1% do chính hãng này đưa ra hồi đầu năm. Tuy nhiên, mức giảm mạnh nhất sẽ đến vào năm 2012 khi tốc độ tăng GDP toàn cầu chỉ ở mức 2,7%, giảm tới 0,7% so với dự báo trước đó. Đến năm 2013, kinh tế thế giới sẽ lại tăng trưởng trên 3%, nhưng không đạt tới 3,4%.
Fitch cho rằng, Mỹ chỉ có thể tăng trưởng 1,5% và 1,8% trong 2 năm 2011 và 2012, giảm gần một nửa so với dự báo trước đó. Dự báo GDP châu Âu không có nhiều thay đổi trong năm 2011, chỉ giảm từ 1,7% xuống 1,6%, do tăng trưởng trong 2 quý đầu năm khá tốt. Tuy nhiên, năm 2012, tăng trưởng khu vực này sẽ giảm tới 1% so với dự báo, xuống còn 0,8%.
Do tác động của thiên tai và suy giảm xuất khẩu, kinh tế Nhật dự kiến sẽ giảm 0,3% trong năm nay, thay vì tăng trưởng 0,5% như dự báo. Fitch cũng đồng thời hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) và cho rằng các quốc gia này đang phải chịu rủi ro khá rõ ràng từ các thị trường xuất khẩu cũng như tình trạng lạm phát.
Nếu không kể đến tuyên bố hôm qua (5/10) của IMF thì Goldman Sachs là định chế tài chính gần nhất góp thêm một cái nhìn thiếu tích cực vào triển vọng kinh tế thế giới. Theo công bố ngày 3/10 của Goldman Sachs, kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 3,8% trong 2011 và 3,5% năm 2012, thấp hơn so với dự đoán trước đó là 3,9% năm 2011 và 4,2% năm 2012.
Goldman Sachs dự báo khu vực châu Âu sẽ tăng trưởng 0,1% trong năm 2012, giảm so với mức dự báo 1,3% trước đó. Dự báo của tổ chức này trong năm 2011 cho khu vực châu Âu là 1,6%. Trong khi đó, kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 1,7% trong năm nay và 1,4% trong năm 2012. Trước đó, dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm tới là 2%.