Kinh tế Trung Quốc không ngại xuất khẩu giảm?
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc không phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu như nhiều người vẫn nghĩ
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc không phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu như nhiều người vẫn nghĩ.
Trên thực tế, chi tiêu và tiêu dùng nội địa, cũng như tri thức thu nhận từ hoạt động xuất khẩu, mới là những lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP của quốc gia này.
Có thể nói, vai trò đầu tàu của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ lâu đã bị thổi phồng. Bởi thế, mối lo ngại cho rằng sự giảm tốc trong tăng trưởng xuất khẩu sẽ khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc đình lại cũng là thái quá. Những con số thống kê sẽ chứng minh điều này.
Xét về kim ngạch, lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc có quy mô thực sự lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức 1.220 tỷ USD, tương đương 37% GDP của nước này.
Tuy nhiên, so sánh giữa số liệu về GDP và số liệu về xuất khẩu chẳng khác gì việc so sánh giữa táo và cam. GDP đề cập đến giá trị gia tăng trong nền kinh tế, chứ không phải tổng doanh thu trong nền kinh tế đó. Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, 58% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đến từ hoạt động gia công, trong đó, linh kiện được nhập khẩu từ các quốc gia khác vào Trung Quốc và hàng lắp ráp thành phẩm sau đó lại được xuất đi.
Hãy lấy những sản phẩm điện tử tiêu dùng như iPod và iPhone làm ví dụ. Những thiết bị này của hãng Apple được lắp ráp ở Trung Quốc, nhưng giá trị gia tăng trong biên giới Trung Quốc của chúng chỉ chiếm 10% giá trị xuất khẩu. Trong toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu đi từ Trung Quốc, giá trị gia tăng tại nước này được ước tính dao động trong khoảng 25-50%. Các quan chức cao cấp của Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay, con số ước tính của họ về mức giá trị gia tăng này là vào khoảng 33%.
Nói cách khác, sau hai thập kỷ tăng trưởng bùng nổ, đến năm 2007, xuất khẩu trên thực tế mới chỉ đóng góp khoảng 12% GDP của Trung Quốc, tức là bằng 1/3 so với mức 37% nếu tính theo tổng kim ngạch như đã đề cập ở đoạn trên.
Những năm qua, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân 25% mỗi năm, cao gấp đôi so với tốc độ tăng GDP của nước này. Do giá trị gia tăng của xuất khẩu chỉ đóng góp 12% GDP của Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc, trong những năm gần đây, tăng trưởng xuất khẩu đóng góp khoảng 3% trong mức tăng trưởng 11-13% của GDP nước này.
Đây là một đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, những con số này cũng cho thấy rằng, 3/4 tốc độ tăng trưởng của GDP Trung Quốc những năm qua là kết quả của chi tiêu trong nước và đầu tư nội địa.
Vậy trong tương lai, xu hướng gì có thể xảy ra? Những phân tích đơn giản kiểu ước đoán cho thấy, thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao trong lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc đã kết thúc.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc hiện chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới và gần như ngang bằng với kim ngạch xuất khẩu của Đức ở vị trí số 1. Nếu xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng 25% mỗi năm, trong khi xuất khẩu của toàn thế giới duy trì ở tốc độ 10%/năm, thì tới năm 2020, xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 50% xuất khẩu của toàn thế giới. Xét về cả phương diện kinh tế và chính trị, điều này là không thể xảy ra.
Chí ít, khi Trung Quốc giàu lên, giá nhân công ở nước này cũng sẽ tăng, và khi đó, những ngành gia công đòi hỏi nhiều nhân lực sẽ được chuyển sang những nước có giá nhân công rẻ hơn như Ấn Độ hay Việt Nam. Lý do khác, cho dù thương mại có tự do đến đâu, trên phương diện chính trị, các nền kinh tế lớn khác cũng không thể chấp nhận được mức độ phụ thuộc cao tới như vậy đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn hơn nhiều, ở mức 10%/năm. Để duy trì mức đóng góp của giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu vào GDP ở mức hiện tại, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải tích cực tăng cường giá trị nội địa trong hàng xuất khẩu.
Đó là một phần lý do tại sao, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đưa ra năm 2006, Trung Quốc đặt trọng tâm vào việc bắt đầu xây dựng sức mạnh cạnh tranh trong tương lai của nước này ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới, thay vì chỉ vấn đề nâng cao hiệu quả chi phí. Một trong số những sáng kiến chủ chốt trong kế hoạch mới này bao gồm nâng tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển so với GDP từ mức 1,3% trong năm 2005 lên mức 2,5% vào năm 2020. Ngoài ra, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm tăng cường hiệu lực pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đã bắt đầu xuất hiện những bằng chứng đầu tiên về sự đi lên của hàng xuất khẩu Trung Quốc trong chuỗi giá trị. Trong kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Ấn Độ gần đây, các mặt hàng như thiết bị cho nhà máy phát điện hay các thiết bị cơ sở hạ tầng khác chiếm một tỷ trọng lớn. Trong đó, phần nhiều giá trị của những sản phẩm này hình thành ngay trong biên giới của Trung Quốc.
Trở lại với vai trò của xuất khẩu trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tính tới thời điểm hiện nay, đóng góp quan trọng hơn cả không phải đến từ phần đóng góp của giá trị gia tăng hàng xuất khẩu vào GDP, mà từ những tri thức mà Trung Quốc gặt hái được từ kết quả xuất khẩu.
Hoạt động sản xuất gia công khối lượng lớn đã đem tới cho rất nhiều các nhà quản lý Trung Quốc bài học về cách làm thế nào để sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao cho những thị trường khó tính nhất thế giới, làm thế nào để xây dựng được một chuỗi cung cấp hiệu quả cho những khách hàng ở xa hàng ngàn km, và làm thế nào để quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất sử dụng cùng lúc hàng ngàn công nhân ở một địa điểm duy nhất.
Những bí quyết này đã lan dần trong cả nền kinh tế và trở thành một trong những nhân tố hàng đầu giúp tăng sức sản xuất nội địa, đầu tàu lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
(Theo BusinessWeek)
Trên thực tế, chi tiêu và tiêu dùng nội địa, cũng như tri thức thu nhận từ hoạt động xuất khẩu, mới là những lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP của quốc gia này.
Có thể nói, vai trò đầu tàu của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ lâu đã bị thổi phồng. Bởi thế, mối lo ngại cho rằng sự giảm tốc trong tăng trưởng xuất khẩu sẽ khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc đình lại cũng là thái quá. Những con số thống kê sẽ chứng minh điều này.
Xét về kim ngạch, lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc có quy mô thực sự lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức 1.220 tỷ USD, tương đương 37% GDP của nước này.
Tuy nhiên, so sánh giữa số liệu về GDP và số liệu về xuất khẩu chẳng khác gì việc so sánh giữa táo và cam. GDP đề cập đến giá trị gia tăng trong nền kinh tế, chứ không phải tổng doanh thu trong nền kinh tế đó. Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, 58% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đến từ hoạt động gia công, trong đó, linh kiện được nhập khẩu từ các quốc gia khác vào Trung Quốc và hàng lắp ráp thành phẩm sau đó lại được xuất đi.
Hãy lấy những sản phẩm điện tử tiêu dùng như iPod và iPhone làm ví dụ. Những thiết bị này của hãng Apple được lắp ráp ở Trung Quốc, nhưng giá trị gia tăng trong biên giới Trung Quốc của chúng chỉ chiếm 10% giá trị xuất khẩu. Trong toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu đi từ Trung Quốc, giá trị gia tăng tại nước này được ước tính dao động trong khoảng 25-50%. Các quan chức cao cấp của Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay, con số ước tính của họ về mức giá trị gia tăng này là vào khoảng 33%.
Nói cách khác, sau hai thập kỷ tăng trưởng bùng nổ, đến năm 2007, xuất khẩu trên thực tế mới chỉ đóng góp khoảng 12% GDP của Trung Quốc, tức là bằng 1/3 so với mức 37% nếu tính theo tổng kim ngạch như đã đề cập ở đoạn trên.
Những năm qua, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân 25% mỗi năm, cao gấp đôi so với tốc độ tăng GDP của nước này. Do giá trị gia tăng của xuất khẩu chỉ đóng góp 12% GDP của Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc, trong những năm gần đây, tăng trưởng xuất khẩu đóng góp khoảng 3% trong mức tăng trưởng 11-13% của GDP nước này.
Đây là một đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, những con số này cũng cho thấy rằng, 3/4 tốc độ tăng trưởng của GDP Trung Quốc những năm qua là kết quả của chi tiêu trong nước và đầu tư nội địa.
Vậy trong tương lai, xu hướng gì có thể xảy ra? Những phân tích đơn giản kiểu ước đoán cho thấy, thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao trong lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc đã kết thúc.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc hiện chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới và gần như ngang bằng với kim ngạch xuất khẩu của Đức ở vị trí số 1. Nếu xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng 25% mỗi năm, trong khi xuất khẩu của toàn thế giới duy trì ở tốc độ 10%/năm, thì tới năm 2020, xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 50% xuất khẩu của toàn thế giới. Xét về cả phương diện kinh tế và chính trị, điều này là không thể xảy ra.
Chí ít, khi Trung Quốc giàu lên, giá nhân công ở nước này cũng sẽ tăng, và khi đó, những ngành gia công đòi hỏi nhiều nhân lực sẽ được chuyển sang những nước có giá nhân công rẻ hơn như Ấn Độ hay Việt Nam. Lý do khác, cho dù thương mại có tự do đến đâu, trên phương diện chính trị, các nền kinh tế lớn khác cũng không thể chấp nhận được mức độ phụ thuộc cao tới như vậy đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn hơn nhiều, ở mức 10%/năm. Để duy trì mức đóng góp của giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu vào GDP ở mức hiện tại, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải tích cực tăng cường giá trị nội địa trong hàng xuất khẩu.
Đó là một phần lý do tại sao, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đưa ra năm 2006, Trung Quốc đặt trọng tâm vào việc bắt đầu xây dựng sức mạnh cạnh tranh trong tương lai của nước này ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới, thay vì chỉ vấn đề nâng cao hiệu quả chi phí. Một trong số những sáng kiến chủ chốt trong kế hoạch mới này bao gồm nâng tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển so với GDP từ mức 1,3% trong năm 2005 lên mức 2,5% vào năm 2020. Ngoài ra, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm tăng cường hiệu lực pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đã bắt đầu xuất hiện những bằng chứng đầu tiên về sự đi lên của hàng xuất khẩu Trung Quốc trong chuỗi giá trị. Trong kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Ấn Độ gần đây, các mặt hàng như thiết bị cho nhà máy phát điện hay các thiết bị cơ sở hạ tầng khác chiếm một tỷ trọng lớn. Trong đó, phần nhiều giá trị của những sản phẩm này hình thành ngay trong biên giới của Trung Quốc.
Trở lại với vai trò của xuất khẩu trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tính tới thời điểm hiện nay, đóng góp quan trọng hơn cả không phải đến từ phần đóng góp của giá trị gia tăng hàng xuất khẩu vào GDP, mà từ những tri thức mà Trung Quốc gặt hái được từ kết quả xuất khẩu.
Hoạt động sản xuất gia công khối lượng lớn đã đem tới cho rất nhiều các nhà quản lý Trung Quốc bài học về cách làm thế nào để sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao cho những thị trường khó tính nhất thế giới, làm thế nào để xây dựng được một chuỗi cung cấp hiệu quả cho những khách hàng ở xa hàng ngàn km, và làm thế nào để quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất sử dụng cùng lúc hàng ngàn công nhân ở một địa điểm duy nhất.
Những bí quyết này đã lan dần trong cả nền kinh tế và trở thành một trong những nhân tố hàng đầu giúp tăng sức sản xuất nội địa, đầu tàu lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
(Theo BusinessWeek)