Kinh tế tư nhân Cuba bắt đầu khởi sắc
Hiện đã có hơn 309.000 người Cuba được cấp phép kinh doanh, trong đó hơn 49.000 người kinh doanh dịch vụ ăn uống
Chính phủ Cuba vừa quyết định giảm thuế và cho phép nhiều ngành dịch vụ mở rộng phạm vi hoạt động, nhằm tạo điều kiện khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển.
Đây là quyết định mới nhất đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng mở rộng do có nhiều ý kiến cho rằng việc chính phủ áp thuế cao sẽ cản trở hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Cấp phép kinh doanh cho hơn 300.000 người
Việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển là một trong những giải pháp cơ bản để tái cơ cấu lực lượng sản xuất của Cuba, với kỳ vọng trong 5 năm tới, thành phần kinh tế tư nhân sẽ đem lại việc làm cho 1,8 triệu người Cuba.
Sau khi Chính phủ Cuba thông báo danh sách 178 ngành kinh doanh và dịch vụ mà tư nhân có thể đăng ký tham gia, hiện đã có hơn 309.000 người Cuba được cấp phép kinh doanh, trong đó hơn 49.000 người kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Cuba cho biết, các cửa hàng kinh doanh ăn uống trước đây chỉ được mở 20 bàn ăn, nay sẽ được tăng lên 50 bàn. Các doanh nghiệp tư nhân có từ 1-5 nhân công sẽ được miễn thuế thuê người làm (lên tới 25%) trong năm nay.
Bên cạnh đó, những người kinh doanh taxi, cho thuê nhà hay địa điểm sẽ được quyền không trả thuế từ 3-6 tháng trong trường hợp sửa chữa xe ô tô hay bất động sản, đồng thời được giảm mức thuế thuê nhà đối với cả hai đồng tiền peso và đồng peso chuyển đổi (CUC - đồng tiền giao dịch quốc tế của Cuba).
Chính phủ Cuba cũng sẽ cho phép tư nhân thuê lại các cửa hành kinh doanh ăn uống của nhà nước nếu các cửa hàng đó hoạt động không hiệu quả.
Liên quan tới hệ thống cung ứng với giá bán sỉ, Chính phủ Cuba khẳng định cam kết sẽ cho ra đời các cửa hàng bán buôn trong tương lai khi điều kiện nền kinh tế cho phép. Tuy nhiên trước mắt, những người kinh doanh tư nhân vẫn sẽ tiếp tục phải mua nguyên vật liệu với giá bán lẻ.
Chủ tịch Raul Castro mới đây thông báo Chính phủ Cuba đang xây dựng hệ thống pháp luật cho phép người dân mua bán bất động sản và ôtô. Cuba cũng cam kết sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho nông dân trong việc giao đất hoang và thúc đẩy chính sách khuyến nông được thực hiện từ hai năm nay tại Cuba đã đem lại kết quả tích cực.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Cuba đã quyết định phá giá 8% tỷ giá đồng Peso chuyển đổi so với đồng USD và các ngoại tệ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, Cuba vẫn tiếp tục thu thuế 10% đối với đồng USD để bồi thường cho những thiệt hại và rủi ro bởi chính sách bao vây, cấm vận kinh tế của Mỹ chống lại nước này.
Thu hút đầu tư nước ngoài
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Cuba Jorge Luis Perdomo cho biết, Cuba đang xem xét khả năng bán 27% cổ phần tập đoàn viễn thông duy nhất của nước này Etecsa cho nước ngoài, sau khi đối tác của tập đoàn là công ty Telecom của Italia rút khỏi Cuba.
Ông Perdomo cũng thông báo sau hai năm chuẩn bị, năm nay Cuba sẽ ra luật viễn thông đầu tiên của nước này, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài phát triển lĩnh vực viễn thông.
Với trữ lượng dầu lửa ngoài khơi khổng lồ ước tính lên tới 20 tỷ thùng, Cuba cũng có chính sách hấp dẫn các nguồn vốn từ bên ngoài phát triển ngành dầu khí.
Tập đoàn quốc doanh National Petroleum Corp (CNPC) của Trung Quốc vừa trúng thầu dự án mở rộng một nhà máy lọc dầu ở phía Nam thủ đô Havana, trị giá lên tới 6 tỷ USD. Đây là một trong những dự án đầu tư lớn nhất từ trước tới nay tại Cuba.
Dự kiến, sau khi được mở rộng, nhà máy sẽ có công suất lọc 150.000 thùng dầu mỗi ngày, từ mức 65.000 thùng/ngày hiện nay. Ngoài ra, dự án mở rộng còn đưa nhà máy này trở thành một khu liên hợp hóa dầu và cảng khí hóa lỏng.
Nhà máy lọc dầu nói trên thuộc quyền đồng sở hữu của công ty quốc doanh Cubapetroleo (CUPET) của Cuba và Petroleos de Venezuela (PDVSA) của Venezuela. Dự án này sẽ được cung cấp tài chính chủ yếu bởi các ngân hàng Trung Quốc và đảm bảo bởi nguồn thu từ dầu lửa của phía Venezuela.
Hiện phía Trung Quốc đã bắt đầu đưa thiết bị xây dựng phục vụ cho dự án này tới khu vực nhà máy, với mục tiêu khởi động dự án vào năm tới.
Đây là quyết định mới nhất đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng mở rộng do có nhiều ý kiến cho rằng việc chính phủ áp thuế cao sẽ cản trở hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Cấp phép kinh doanh cho hơn 300.000 người
Việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển là một trong những giải pháp cơ bản để tái cơ cấu lực lượng sản xuất của Cuba, với kỳ vọng trong 5 năm tới, thành phần kinh tế tư nhân sẽ đem lại việc làm cho 1,8 triệu người Cuba.
Sau khi Chính phủ Cuba thông báo danh sách 178 ngành kinh doanh và dịch vụ mà tư nhân có thể đăng ký tham gia, hiện đã có hơn 309.000 người Cuba được cấp phép kinh doanh, trong đó hơn 49.000 người kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Cuba cho biết, các cửa hàng kinh doanh ăn uống trước đây chỉ được mở 20 bàn ăn, nay sẽ được tăng lên 50 bàn. Các doanh nghiệp tư nhân có từ 1-5 nhân công sẽ được miễn thuế thuê người làm (lên tới 25%) trong năm nay.
Bên cạnh đó, những người kinh doanh taxi, cho thuê nhà hay địa điểm sẽ được quyền không trả thuế từ 3-6 tháng trong trường hợp sửa chữa xe ô tô hay bất động sản, đồng thời được giảm mức thuế thuê nhà đối với cả hai đồng tiền peso và đồng peso chuyển đổi (CUC - đồng tiền giao dịch quốc tế của Cuba).
Chính phủ Cuba cũng sẽ cho phép tư nhân thuê lại các cửa hành kinh doanh ăn uống của nhà nước nếu các cửa hàng đó hoạt động không hiệu quả.
Liên quan tới hệ thống cung ứng với giá bán sỉ, Chính phủ Cuba khẳng định cam kết sẽ cho ra đời các cửa hàng bán buôn trong tương lai khi điều kiện nền kinh tế cho phép. Tuy nhiên trước mắt, những người kinh doanh tư nhân vẫn sẽ tiếp tục phải mua nguyên vật liệu với giá bán lẻ.
Chủ tịch Raul Castro mới đây thông báo Chính phủ Cuba đang xây dựng hệ thống pháp luật cho phép người dân mua bán bất động sản và ôtô. Cuba cũng cam kết sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho nông dân trong việc giao đất hoang và thúc đẩy chính sách khuyến nông được thực hiện từ hai năm nay tại Cuba đã đem lại kết quả tích cực.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Cuba đã quyết định phá giá 8% tỷ giá đồng Peso chuyển đổi so với đồng USD và các ngoại tệ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, Cuba vẫn tiếp tục thu thuế 10% đối với đồng USD để bồi thường cho những thiệt hại và rủi ro bởi chính sách bao vây, cấm vận kinh tế của Mỹ chống lại nước này.
Thu hút đầu tư nước ngoài
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Cuba Jorge Luis Perdomo cho biết, Cuba đang xem xét khả năng bán 27% cổ phần tập đoàn viễn thông duy nhất của nước này Etecsa cho nước ngoài, sau khi đối tác của tập đoàn là công ty Telecom của Italia rút khỏi Cuba.
Ông Perdomo cũng thông báo sau hai năm chuẩn bị, năm nay Cuba sẽ ra luật viễn thông đầu tiên của nước này, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài phát triển lĩnh vực viễn thông.
Với trữ lượng dầu lửa ngoài khơi khổng lồ ước tính lên tới 20 tỷ thùng, Cuba cũng có chính sách hấp dẫn các nguồn vốn từ bên ngoài phát triển ngành dầu khí.
Tập đoàn quốc doanh National Petroleum Corp (CNPC) của Trung Quốc vừa trúng thầu dự án mở rộng một nhà máy lọc dầu ở phía Nam thủ đô Havana, trị giá lên tới 6 tỷ USD. Đây là một trong những dự án đầu tư lớn nhất từ trước tới nay tại Cuba.
Dự kiến, sau khi được mở rộng, nhà máy sẽ có công suất lọc 150.000 thùng dầu mỗi ngày, từ mức 65.000 thùng/ngày hiện nay. Ngoài ra, dự án mở rộng còn đưa nhà máy này trở thành một khu liên hợp hóa dầu và cảng khí hóa lỏng.
Nhà máy lọc dầu nói trên thuộc quyền đồng sở hữu của công ty quốc doanh Cubapetroleo (CUPET) của Cuba và Petroleos de Venezuela (PDVSA) của Venezuela. Dự án này sẽ được cung cấp tài chính chủ yếu bởi các ngân hàng Trung Quốc và đảm bảo bởi nguồn thu từ dầu lửa của phía Venezuela.
Hiện phía Trung Quốc đã bắt đầu đưa thiết bị xây dựng phục vụ cho dự án này tới khu vực nhà máy, với mục tiêu khởi động dự án vào năm tới.