Kinh tế Việt Nam “nguy cơ đi ngang nhiều năm”
HSBC cho rằng bức tranh vĩ mô của kinh tế Việt Nam đã trở nên khả quan hơn, nhưng Việt Nam “không nên hài lòng”
Trong một báo cáo vừa ra, ngân hàng HSBC cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang dần đi vào ổn định, nhưng cảnh báo, nếu không có tiến triển rõ rệt trong xử lý “các nút thắt cổ chai” về cơ cấu, nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ đi ngang trong nhiều năm.
Bản báo cáo đề ngày 2/12 của HSBC về kinh tế Việt Nam mang tựa đề “Not quite there yet” (tạm dịch: “Chưa thực sự tới nơi”) nhận định, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân là chìa khóa để tạo ra nhu cầu mạnh hơn và tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn cho Việt Nam. Tuy nhiên, kỳ họp Quốc hội lần này kết thúc mà không đưa ra tín hiệu cụ thể nào về thay đổi vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh (SOE) trong nền kinh tế.
Theo báo cáo, kết quả như vậy của kỳ họp Quốc hội “phù hợp với quan điểm của HSBC cho rằng, tiến trình cải cách sẽ diễn ra chậm”.
Báo cáo của HSBC cũng nêu, khu vực quốc doanh hiện chiếm 2/3 nền kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân sử dụng tới 86% lực lượng lao động, trong bối cảnh có những “nút thắt cổ chai” của nền kinh tế như chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống năng lượng vào giao thông, chuỗi phân phối, chất lượng sản xuất nông nghiệp, thị trường tài chính…
“Bài học từ các quốc gia khác là sớm muộn gì, những nút thắt như vậy trong nền kinh tế cũng phải được gỡ bỏ”, báo cáo viết.
Đề cập tới chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), HSCB cho biết, chỉ số này của Việt Nam trong tháng 11 cho thấy, nền kinh tế vẫn đang hoạt động ở dưới ngưỡng tiềm năng. Chỉ số này ở mức 50,3 điểm trong tháng trước, cho thấy sự mở rộng của hoạt động sản xuất nhưng với tốc độ chậm chạp. Đây được cho là kết quả của nhu cầu giảm tốc ở thị trường nước ngoài và nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn ở mức thấp.
Theo HSBC, chỉ số PMI cho thấy sự ổn định nhưng không chắc chắn của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo dự báo, sản lượng của khu vực sản xuất sẽ tiếp tục tăng chậm trong những tháng tới.
Thâm hụt thương mại từ đầu năm đến hết tháng 11 giảm còn 95 triệu USD được xem là một tín hiệu của sự ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, chuyên gia Trinh D. Nguyen của HSBC cho rằng, sự giảm xuống của thâm hụt thương mại sẽ không đồng nghĩa với sự gia tăng năng suất lao động trong nước. “Rủi ro trì trệ là cao nếu không có những tiến triển mới trong vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư công”, báo cáo cảnh báo.
Chuyên gia của HSBC cũng cho rằng, bức tranh vĩ mô của kinh tế Việt Nam đã trở nên khả quan hơn, khác biệt với những ký ức gần đây về thâm hụt thương mại cao, đồng tiền mất giá và lạm phát cao, nhưng Việt Nam “không nên hài lòng”.
Bản báo cáo cho rằng, hầu hết sự cải thiện có được đến hiện tại là nhờ nhu cầu tiêu dùng giảm, kéo theo sự đi xuống trong nhu cầu của những hàng hóa nhập khẩu không phải là thiết yếu, và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng. “Sự giảm tốc tiêu dùng và đầu tư là cần thiết để hạ nhiệt một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, nhưng kéo theo hệ lụy là mất mát sản lượng, nhất là sự sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, báo cáo viết.
Lạm phát của Việt Nam giảm tốc từ 5,8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 11 từ mức 5,9% trong thãng 10 được HSBC đánh giá là tích cực, nhưng cũng được ngân hàng này xem là một biểu hiện cho thấy mức nhu cầu thấp.
Theo các dự báo mà bản báo cáo đưa ra, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,2% trong năm nay và 5,4% trong năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2013 được dự báo ở mức 6,6%, từ mức 9,3% trong năm 2012, và tăng lên 8,3% trong năm tới.Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ ở mức 21.250 đồng vào cuối năm nay và 21.500 đồng vào cuối năm sau.
Bản báo cáo đề ngày 2/12 của HSBC về kinh tế Việt Nam mang tựa đề “Not quite there yet” (tạm dịch: “Chưa thực sự tới nơi”) nhận định, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân là chìa khóa để tạo ra nhu cầu mạnh hơn và tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn cho Việt Nam. Tuy nhiên, kỳ họp Quốc hội lần này kết thúc mà không đưa ra tín hiệu cụ thể nào về thay đổi vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh (SOE) trong nền kinh tế.
Theo báo cáo, kết quả như vậy của kỳ họp Quốc hội “phù hợp với quan điểm của HSBC cho rằng, tiến trình cải cách sẽ diễn ra chậm”.
Báo cáo của HSBC cũng nêu, khu vực quốc doanh hiện chiếm 2/3 nền kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân sử dụng tới 86% lực lượng lao động, trong bối cảnh có những “nút thắt cổ chai” của nền kinh tế như chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống năng lượng vào giao thông, chuỗi phân phối, chất lượng sản xuất nông nghiệp, thị trường tài chính…
“Bài học từ các quốc gia khác là sớm muộn gì, những nút thắt như vậy trong nền kinh tế cũng phải được gỡ bỏ”, báo cáo viết.
Đề cập tới chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), HSCB cho biết, chỉ số này của Việt Nam trong tháng 11 cho thấy, nền kinh tế vẫn đang hoạt động ở dưới ngưỡng tiềm năng. Chỉ số này ở mức 50,3 điểm trong tháng trước, cho thấy sự mở rộng của hoạt động sản xuất nhưng với tốc độ chậm chạp. Đây được cho là kết quả của nhu cầu giảm tốc ở thị trường nước ngoài và nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn ở mức thấp.
Theo HSBC, chỉ số PMI cho thấy sự ổn định nhưng không chắc chắn của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo dự báo, sản lượng của khu vực sản xuất sẽ tiếp tục tăng chậm trong những tháng tới.
Thâm hụt thương mại từ đầu năm đến hết tháng 11 giảm còn 95 triệu USD được xem là một tín hiệu của sự ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, chuyên gia Trinh D. Nguyen của HSBC cho rằng, sự giảm xuống của thâm hụt thương mại sẽ không đồng nghĩa với sự gia tăng năng suất lao động trong nước. “Rủi ro trì trệ là cao nếu không có những tiến triển mới trong vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư công”, báo cáo cảnh báo.
Chuyên gia của HSBC cũng cho rằng, bức tranh vĩ mô của kinh tế Việt Nam đã trở nên khả quan hơn, khác biệt với những ký ức gần đây về thâm hụt thương mại cao, đồng tiền mất giá và lạm phát cao, nhưng Việt Nam “không nên hài lòng”.
Bản báo cáo cho rằng, hầu hết sự cải thiện có được đến hiện tại là nhờ nhu cầu tiêu dùng giảm, kéo theo sự đi xuống trong nhu cầu của những hàng hóa nhập khẩu không phải là thiết yếu, và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng. “Sự giảm tốc tiêu dùng và đầu tư là cần thiết để hạ nhiệt một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, nhưng kéo theo hệ lụy là mất mát sản lượng, nhất là sự sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, báo cáo viết.
Lạm phát của Việt Nam giảm tốc từ 5,8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 11 từ mức 5,9% trong thãng 10 được HSBC đánh giá là tích cực, nhưng cũng được ngân hàng này xem là một biểu hiện cho thấy mức nhu cầu thấp.
Theo các dự báo mà bản báo cáo đưa ra, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,2% trong năm nay và 5,4% trong năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2013 được dự báo ở mức 6,6%, từ mức 9,3% trong năm 2012, và tăng lên 8,3% trong năm tới.Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ ở mức 21.250 đồng vào cuối năm nay và 21.500 đồng vào cuối năm sau.