Kinh tế Việt Nam và những khó khăn mới
Standard & Poor’s cảnh báo xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể sẽ giảm nếu tốc độ lạm phát tại đây không hạ xuống
Mới đây, tờ Financial Times của Anh có đăng bài viết của tác giả Amy Kazmin về những khó khăn mới mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt vào thời điểm hiện nay. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch bài viết này.
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những “ngôi sao” của châu Á xét về mặt tăng trưởng kinh tế.
Được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và tiêu thụ nội địa, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,5%/năm trong suốt thập kỷ vừa qua. Thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng và kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước lớn đã thu hút mạnh mẽ sự ý của giới đầu tư trực tiếp và gián tiếp ngoài nước.
Lạm phát kỷ lục
Nhưng tình hình đang trở nên mỗi lúc một khó khăn hơn cho các nhà hoạch định chính sách khi Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8 - 9% trong năm nay, giữa bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và giá hàng hóa tăng cao.
Việt Nam hiện ra sức kiềm chế tỷ lệ lạm phát đang trên đà gia tăng nhanh chóng. Tháng 2 vừa qua, lạm phát của Việt Nam trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái là 15,7%, mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá cả tăng cao, đặc biệt là giá thực phẩm, đã khiến đời sống của tầng lớp lao động, nhất là công nhân trong các nhà máy, trở nên khó khăn hơn.
Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng, xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể sẽ giảm nếu tốc độ lạm phát tại đây không hạ xuống trong vòng một hoặc hai năm tới.
“Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã duy trì tốt ổn định tính ổn định vĩ mô và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao”, chuyên gia kinh tế trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội, ông Jonathan Pincus, nhận xét. Tuy nhiên, chuyên gia này nói thêm: “Năm qua, thế giới trở nên phức tạp hơn và Việt Nam đang phải nỗ lực để đối phó với những khó khăn này”.
Tình hình đang trở nên khó khăn hơn vì Chính phủ Việt Nam từ trước tới nay vẫn phụ thuộc nhiều vào các giải pháp tiền tệ mà không áp dụng các hạn chế khác đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mà nhiều doanh nghiệp trong số đó đã đầu tư thái quá.
Chuyên gia Pincus nói: “Chính sách tài khóa của Việt Nam không hỗ trợ cho việc thắt chặt tiền tệ. Ở đây có sự mâu thuẫn lớn còn chưa được giải quyết vì không có sự phối hợp tốt trong hoạt động hoạch định chính sách”.
Tuy nhiên, trong khi đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, Việt Nam hiên tại vẫn chưa hạ thấp mục tiêu tăng trưởng.
Nhà đầu tư thận trọng
Tính đến thời điểm này, những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát dựa trên các biện pháp tiền tệ đã gây ra những khó khăn không lường trước. Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chủ yếu và việc hút bớt thanh khoản ra khỏi hệ thống tài chính thông qua các mục tiêu về lượng cung tiền, thay vì dùng công cụ lãi suất để khiến VND lên giá.
Tuy nhiên, những chính sách này đã tạo ra tình trạng khan hiếm VND, khiến các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn ở Việt Nam phải “đau đầu” vì không biết kiếm đâu cho đủ nội tệ để đầu tư.
Những động thái “rắn” để hút tiền khỏi lưu thông cũng khiến thị trường chứng khoán vốn đã ảm đạm lại càng ảm đạm hơn. So với mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái đến nay, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm mất 43%. Trong tình hình này, kế hoạch IPO của các công ty Nhà nước cũng bị trì hoãn lại.
“Đã có thời, cứ cái gì liên qua đến Việt Nam là ai cũng muốn nhảy vào. Lúc này chưa phải những gì tốt đẹp đã qua đi, nhưng người ta đã cân nhắc thận trọng hơn”, Giám đốc điều hành Indochina Capital, ông Peter Ryder, nói.
Việt Nam hiện vẫn là một địa điểm đầu tư được nhiều công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty Nhật Bản, lựa chọn. Những tập đoàn này muốn tận dụng ưu thế của Việt Nam với lực lượng lao động trẻ và có tiếng là chăm chỉ. Nhưng chuyên gia Pincus cũng cảnh báo rằng, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam có thể bị xói mòn nếu Chính phủ không tạo ra được sự phối hợp tốt hơn trong chính sách kinh tế để chống lạm phát và đảm bảo sự ổn định dài hạn.
Theo chuyên gia này, nếu Chính phủ và các công ty Nhà nước của Việt Nam không hạn chế chi tiêu, các ngân hàng, người dân và doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực lớn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu vốn, trong khi vẫn không thể giải quyết tình trạng “bong bóng” tài sản.
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những “ngôi sao” của châu Á xét về mặt tăng trưởng kinh tế.
Được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và tiêu thụ nội địa, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,5%/năm trong suốt thập kỷ vừa qua. Thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng và kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước lớn đã thu hút mạnh mẽ sự ý của giới đầu tư trực tiếp và gián tiếp ngoài nước.
Lạm phát kỷ lục
Nhưng tình hình đang trở nên mỗi lúc một khó khăn hơn cho các nhà hoạch định chính sách khi Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8 - 9% trong năm nay, giữa bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và giá hàng hóa tăng cao.
Việt Nam hiện ra sức kiềm chế tỷ lệ lạm phát đang trên đà gia tăng nhanh chóng. Tháng 2 vừa qua, lạm phát của Việt Nam trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái là 15,7%, mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá cả tăng cao, đặc biệt là giá thực phẩm, đã khiến đời sống của tầng lớp lao động, nhất là công nhân trong các nhà máy, trở nên khó khăn hơn.
Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng, xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể sẽ giảm nếu tốc độ lạm phát tại đây không hạ xuống trong vòng một hoặc hai năm tới.
“Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã duy trì tốt ổn định tính ổn định vĩ mô và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao”, chuyên gia kinh tế trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội, ông Jonathan Pincus, nhận xét. Tuy nhiên, chuyên gia này nói thêm: “Năm qua, thế giới trở nên phức tạp hơn và Việt Nam đang phải nỗ lực để đối phó với những khó khăn này”.
Tình hình đang trở nên khó khăn hơn vì Chính phủ Việt Nam từ trước tới nay vẫn phụ thuộc nhiều vào các giải pháp tiền tệ mà không áp dụng các hạn chế khác đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mà nhiều doanh nghiệp trong số đó đã đầu tư thái quá.
Chuyên gia Pincus nói: “Chính sách tài khóa của Việt Nam không hỗ trợ cho việc thắt chặt tiền tệ. Ở đây có sự mâu thuẫn lớn còn chưa được giải quyết vì không có sự phối hợp tốt trong hoạt động hoạch định chính sách”.
Tuy nhiên, trong khi đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, Việt Nam hiên tại vẫn chưa hạ thấp mục tiêu tăng trưởng.
Nhà đầu tư thận trọng
Tính đến thời điểm này, những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát dựa trên các biện pháp tiền tệ đã gây ra những khó khăn không lường trước. Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chủ yếu và việc hút bớt thanh khoản ra khỏi hệ thống tài chính thông qua các mục tiêu về lượng cung tiền, thay vì dùng công cụ lãi suất để khiến VND lên giá.
Tuy nhiên, những chính sách này đã tạo ra tình trạng khan hiếm VND, khiến các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn ở Việt Nam phải “đau đầu” vì không biết kiếm đâu cho đủ nội tệ để đầu tư.
Những động thái “rắn” để hút tiền khỏi lưu thông cũng khiến thị trường chứng khoán vốn đã ảm đạm lại càng ảm đạm hơn. So với mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái đến nay, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm mất 43%. Trong tình hình này, kế hoạch IPO của các công ty Nhà nước cũng bị trì hoãn lại.
“Đã có thời, cứ cái gì liên qua đến Việt Nam là ai cũng muốn nhảy vào. Lúc này chưa phải những gì tốt đẹp đã qua đi, nhưng người ta đã cân nhắc thận trọng hơn”, Giám đốc điều hành Indochina Capital, ông Peter Ryder, nói.
Việt Nam hiện vẫn là một địa điểm đầu tư được nhiều công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty Nhật Bản, lựa chọn. Những tập đoàn này muốn tận dụng ưu thế của Việt Nam với lực lượng lao động trẻ và có tiếng là chăm chỉ. Nhưng chuyên gia Pincus cũng cảnh báo rằng, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam có thể bị xói mòn nếu Chính phủ không tạo ra được sự phối hợp tốt hơn trong chính sách kinh tế để chống lạm phát và đảm bảo sự ổn định dài hạn.
Theo chuyên gia này, nếu Chính phủ và các công ty Nhà nước của Việt Nam không hạn chế chi tiêu, các ngân hàng, người dân và doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực lớn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu vốn, trong khi vẫn không thể giải quyết tình trạng “bong bóng” tài sản.