“Kinh tế xanh”, lợi thế nhìn từ doanh nghiệp sản xuất
Chiến lược “kinh tế xanh” đang mở ra hướng tiếp cận mới đối với nhiều doanh nghiệp
Chiến lược “kinh tế xanh” đang thực sự mở ra hướng tiếp cận mới đối với mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, mà doanh nghiệp chính là những hạt nhân quan trọng. Các chuyên gia kinh tế còn cho rằng, đây thậm chí không còn là nhu cầu mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết khi những thách thức mang tính toàn cầu đang ngày càng gia tăng.
Tại Việt Nam, có 4 điểm nhấn mà mỗi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất, luôn chú trọng khi quyết tâm phát triển kinh tế xanh là chiến lược sản phẩm, chiến lược sản xuất, chiến lược công nghệ và chiến lược nguồn nguyên liệu.
Mở đầu đợt khảo sát, tìm hiểu thực tế về các doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh 2013, nhóm công tác Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tiếp cận một số doanh nghiệp hoạt động trong hai ngành sản xuất là thép và dược phẩm.
Đối với đa số người tiêu dùng trong nước, Hòa Phát là thương hiệu được biết đến nhiều hơn với ngành hàng nội thất. Tuy nhiên, chủ lực của tập đoàn kinh tế tư nhân này lại là sản xuất thép.
Năm 2012, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt mức tổng doanh thu 17.122 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2011 song mức lợi nhuận sau thuế lại tăng 14% khi đạt mức 1.031 tỷ đồng. Trong đó, 80% doanh thu và lợi nhuận có được từ ngành hàng thép. Thông tin mới nhất là tính đến hết quý 3/2013, mức lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát đã đã 1.520 tỷ đồng, vượt sớm so với mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng cho cả năm mà đại hội cổ đông đặt ra hồi đầu năm.
Bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phó tổng giám đốc HPG, cho rằng điểm tựa đem lại những bước phát triển vững chắc của công ty trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành thép nói riêng chính là việc chủ động được nguồn đầu vào, áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất và bảo vệ môi trường.
Điển hình là khi đưa khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn (Hải Dương) vào hoạt động, Hòa Phát đã đầu tư xây dựng nhà máy than coke từ than mỡ và than gầy theo công nghệ sạch. Với công nghệ này, ngoài việc cho ra lò sản phẩm than sạch, Hòa Phát còn tận dụng nguồn khí dư để sản xuất lượng điện đáp ứng được 40% tổng nhu cầu của cả khu liên hợp, qua đó cũng giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.
Tại Việt Nam, Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp thép mang lợi thế rất lớn ở khâu chủ động nguyên liệu đầu vào với hệ thống các mỏ quặng sắt (tại Hà Giang), sơ chế và nung phôi để sản xuất thép thành phẩm.
Trong “quy trình khép kín”, tập đoàn tư nhân này đã thay đổi công nghệ nung phôi dùng dầu FO sang dùng sinh khí than từ 3 cụm lò. Từ đó, chi phí nhiên liệu cho việc nung phôi đã giảm được 45%, đồng thời cải thiện đáng kể môi trường xung quanh...
Trong khi đó, chiến lược “kinh tế xanh” tại ngành dược Việt Nam lại có sự khác biệt đáng kể.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Cổ phần Traphaco thừa nhận khả năng cạnh tranh trong nhóm sản phẩm tân dược là rất khó khăn, nhất là trước lực lượng hùng hậu của tân dược nhập khẩu. Do đó, dược phẩm từ dược liệu đã trở thành một lựa chọn gần như bắt buộc để cạnh tranh song vô hình trung lại trở thành một thế mạnh đặc biệt.
“Việt Nam vốn dĩ có lợi thế rất lớn về nguồn dược liệu với hơn 4.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc, nhiều loại cây đặc hữu có kỳ vọng trong phát triển thuốc mới. Do vậy, việc chuyển hướng, tập trung nghiên cứu và sản xuất các loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên đang được xem là một bước đột phá lớn trong công nghiệp dược phẩm”, ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Traphaco nhận định.
Từ lợi thế này, từ năm 2009 Traphaco đã bắt đầu triển khai dự án Green Plan. Sau hơn 3 năm thực hiện, Traphaco đã có hơn 70ha Đinh lăng được triển khai trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tây, Đắk Nông, Đắc Lắc.
Ngoài ra còn có hơn 120ha Actiso được trồng tại Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Mường La (Sơn La), Sìn Hồ (Lai Châu), hàng chục ha rau đắng đất được quy hoạch vùng thu hái tại Tây Ninh, Long An. Nhiều dược liệu khác đang được quy hoạch vùng trồng và phát triển như đương quy, bìm bìm, gừng, hoài sơn, hà thủ ô đỏ…
Năm 2013, đại hội cổ đông Traphaco đã thông qua một số chỉ tiêu chính như đạt mức doanh thu 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 147 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng tiền mặt trên vốn điều lệ. Trên thị trường chứng khoán, với lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu (EPS) ở mức 9.432 đồng, TRA (mã cổ phiếu của Traphaco) là cổ phiếu có chỉ số EPS cao nhất trong ngành dược. Lợi nhuận gộp của công ty là 579 tỷ đồng, chiếm 41,3% trên doanh thu, là tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất từ trước đến nay.
Từ thế mạnh đầu tư trồng và khai thác dược liệu, tại thị trường Việt Nam, Traphaco đã trở thành thương hiệu số 1 về các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thảo dược.
Tại Việt Nam, có 4 điểm nhấn mà mỗi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất, luôn chú trọng khi quyết tâm phát triển kinh tế xanh là chiến lược sản phẩm, chiến lược sản xuất, chiến lược công nghệ và chiến lược nguồn nguyên liệu.
Mở đầu đợt khảo sát, tìm hiểu thực tế về các doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh 2013, nhóm công tác Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tiếp cận một số doanh nghiệp hoạt động trong hai ngành sản xuất là thép và dược phẩm.
Đối với đa số người tiêu dùng trong nước, Hòa Phát là thương hiệu được biết đến nhiều hơn với ngành hàng nội thất. Tuy nhiên, chủ lực của tập đoàn kinh tế tư nhân này lại là sản xuất thép.
Năm 2012, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt mức tổng doanh thu 17.122 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2011 song mức lợi nhuận sau thuế lại tăng 14% khi đạt mức 1.031 tỷ đồng. Trong đó, 80% doanh thu và lợi nhuận có được từ ngành hàng thép. Thông tin mới nhất là tính đến hết quý 3/2013, mức lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát đã đã 1.520 tỷ đồng, vượt sớm so với mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng cho cả năm mà đại hội cổ đông đặt ra hồi đầu năm.
Bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phó tổng giám đốc HPG, cho rằng điểm tựa đem lại những bước phát triển vững chắc của công ty trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành thép nói riêng chính là việc chủ động được nguồn đầu vào, áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất và bảo vệ môi trường.
Điển hình là khi đưa khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn (Hải Dương) vào hoạt động, Hòa Phát đã đầu tư xây dựng nhà máy than coke từ than mỡ và than gầy theo công nghệ sạch. Với công nghệ này, ngoài việc cho ra lò sản phẩm than sạch, Hòa Phát còn tận dụng nguồn khí dư để sản xuất lượng điện đáp ứng được 40% tổng nhu cầu của cả khu liên hợp, qua đó cũng giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.
Tại Việt Nam, Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp thép mang lợi thế rất lớn ở khâu chủ động nguyên liệu đầu vào với hệ thống các mỏ quặng sắt (tại Hà Giang), sơ chế và nung phôi để sản xuất thép thành phẩm.
Trong “quy trình khép kín”, tập đoàn tư nhân này đã thay đổi công nghệ nung phôi dùng dầu FO sang dùng sinh khí than từ 3 cụm lò. Từ đó, chi phí nhiên liệu cho việc nung phôi đã giảm được 45%, đồng thời cải thiện đáng kể môi trường xung quanh...
Trong khi đó, chiến lược “kinh tế xanh” tại ngành dược Việt Nam lại có sự khác biệt đáng kể.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Cổ phần Traphaco thừa nhận khả năng cạnh tranh trong nhóm sản phẩm tân dược là rất khó khăn, nhất là trước lực lượng hùng hậu của tân dược nhập khẩu. Do đó, dược phẩm từ dược liệu đã trở thành một lựa chọn gần như bắt buộc để cạnh tranh song vô hình trung lại trở thành một thế mạnh đặc biệt.
“Việt Nam vốn dĩ có lợi thế rất lớn về nguồn dược liệu với hơn 4.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc, nhiều loại cây đặc hữu có kỳ vọng trong phát triển thuốc mới. Do vậy, việc chuyển hướng, tập trung nghiên cứu và sản xuất các loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên đang được xem là một bước đột phá lớn trong công nghiệp dược phẩm”, ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Traphaco nhận định.
Từ lợi thế này, từ năm 2009 Traphaco đã bắt đầu triển khai dự án Green Plan. Sau hơn 3 năm thực hiện, Traphaco đã có hơn 70ha Đinh lăng được triển khai trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tây, Đắk Nông, Đắc Lắc.
Ngoài ra còn có hơn 120ha Actiso được trồng tại Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Mường La (Sơn La), Sìn Hồ (Lai Châu), hàng chục ha rau đắng đất được quy hoạch vùng thu hái tại Tây Ninh, Long An. Nhiều dược liệu khác đang được quy hoạch vùng trồng và phát triển như đương quy, bìm bìm, gừng, hoài sơn, hà thủ ô đỏ…
Năm 2013, đại hội cổ đông Traphaco đã thông qua một số chỉ tiêu chính như đạt mức doanh thu 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 147 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng tiền mặt trên vốn điều lệ. Trên thị trường chứng khoán, với lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu (EPS) ở mức 9.432 đồng, TRA (mã cổ phiếu của Traphaco) là cổ phiếu có chỉ số EPS cao nhất trong ngành dược. Lợi nhuận gộp của công ty là 579 tỷ đồng, chiếm 41,3% trên doanh thu, là tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất từ trước đến nay.
Từ thế mạnh đầu tư trồng và khai thác dược liệu, tại thị trường Việt Nam, Traphaco đã trở thành thương hiệu số 1 về các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thảo dược.