Kishore Biyani, “vua” bán lẻ của Ấn Độ
Bắt đầu từ một doanh nghiệp may mặc nhỏ thành lập năm 1987, Kishore Biyani đã xây dựng được số tài sản cá nhân 1 tỷ USD
Trên thị trường bán lẻ của Ấn Độ hiện nay, chắc chắn chưa có ai vượt qua được Kishore Biyani, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn bán lẻ Pantaloon Retail India Ltd, được mệnh danh là “vua bán lẻ của Ấn Độ”.
Sau khi vươn lên vị trí là một trong 40 người giàu nhất Ấn Độ với số tài sản cá nhân 1 tỷ USD, năm 2006 và 2007, Kishore Biyani tiếp tục khẳng định tài năng kinh doanh với bộ sưu tập 4 giải thưởng danh giá gồm: Nhà đầu tư của năm do Ernst & Young trao tặng; Nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ của tổ chức Lakshmipat Singhania; Thế hệ những nhà đầu tư đầu tiên của NBC và Giải thưởng Nhà phân phối lẻ quốc tế.
Bắt đầu từ một doanh nghiệp may mặc nhỏ thành lập năm 1987, Kishore Biyani từng bước tiến vào thị trường bán lẻ của Ấn Độ. Bằng phương pháp tổ chức kinh doanh táo bạo nhưng rất độc đáo, Kishore Biyani đã giúp Pantaloon Retail India Ltd vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ. Hiện nay, với tổng số 18.000 nhân viên làm việc trong 450 cửa hiệu và tầm hoạt động trên 30 tỉnh thành từ Bangalore, Belgaum, Bhubaneswar, Chennai cho tới Coimbatore, Darjeeling, Durgapur, Ghaziabad, Pantaloon Retail India Ltd là “Chuỗi Wal-Mart duy nhất của Ấn Độ” thành công từ chiến lược hiện đại hóa lĩnh vực bán lẻ.
Chiến lược gia trong lĩnh vực bán lẻ
Ở một quốc gia với hàng loạt những ông trùm nổi tiếng thế giới như Ấn Độ thì sự góp mặt của Kishore Biyani có thể được coi là bình thường; tuy nhiên, trong lĩnh vực bán lẻ thì đó lại là một trường hợp rất đặc biệt. Năm 2007, không chỉ giới kinh doanh mà đông đảo người dân đều hướng sự chú ý vào Kishore Biyani khi ông cho xuất bản cuốn sách “It happened in India” (tạm dịch: Điều đó xảy ra tại Ấn Độ).
Đây là cuốn tự truyện nói về con đường đi tới thành công của chính Kishore Biyani và thương hiệu công ty Pantaloon Retail India Ltd. Tuy nhiên, khác với mục đích quảng bá hình ảnh cá nhân như nhiều người khác, cuốn “It happend in India” chủ yếu đưa ra những bí quyết kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và những dự báo mang tầm chiến lược. Vì lý do đó, ngay khi được xuất bản, 10.000 ấn bản “It happened in India” đã bán sạch trong ngày đầu và theo dự tính, lần tái bải thứ 2 sẽ là 20.000 bản và lần 3 là 30.000.
Tiếp theo sự kiện trên, không lâu sau đó, Kishore Biyani lại khiến cho những người quan tâm tới lĩnh vực bán lẻ phải giật mình bằng việc hé lộ những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển mới của Pantaloon trên tờ Face2fashion. Theo đó, trên cơ sở những nhận định về tiềm năng khai thác của thị trường bán lẻ sơ khai của Ấn Độ và những trở ngại từ môi trường cạnh tranh ngày càng lớn, Kishore Biyani sẽ hướng doanh nghiệp Pantaloon Retail India Ltd phát triển toàn diện với mục tiêu “Xây dựng thành công môi trường bán lẻ hiện đại tại Ấn Độ”.
Đối với lĩnh vực thế mạnh là phân phối, bán lẻ mặt hàng thời trang và thực phẩm, Kishore Biyani sẽ tập trung vào củng cố và mở rộng thêm cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các hình thức phân phối và hoàn thành bằng được chỉ tiêu mức độ tăng trưởng từ 20% - 30% trong năm 2008. Các lĩnh vực mới như tài chính, điện tử, truyền thông và giải trí cũng sẽ được chú trọng và đầu tư mạnh hơn, sẽ có vai trò hỗ trợ quan trọng cho mạng lưới bán lẻ. Đặc biệt, các chương trình đầu tư vào các tổ chức tài chính sẽ là một trong những mắt xích quan trọng giúp doanh nghiệp có được những khoản tài chính dồi dào phục vụ cho các kế hoạch phát triển trọng điểm.
Giữ vai trò chủ chốt của cả doanh nghiệp, bước vào thời kỳ toàn cầu hóa, hàng thời trang và thực phẩm sẽ phải chịu sức ép mạnh từ các tên tuổi lớn như: Shoppers Stop, Trent and Lifestyle, RPG (Spencers), Trent (Star India Bazaar), Subhiksha, Food World. Để giải quyết những khó khăn đó, doanh nghiệp sẽ phải xác định khách hàng là yếu tố quyết định tới sự sống còn của toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, Kishore Biyani sẽ đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử trên mạng Internet, thiết lập những kênh giao dịch riêng, phủ mạng lưới trên hầu khắp các tỉnh thành để phục vụ khách hàng.
Cùng với đó, các chương trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng sẽ được thực hiện một cách đồng loạt với mục đích đảm bảo đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp vừa có trình độ chuyên môn tốt, vừa có khả năng phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp. Theo đánh giá của cá nhân Kishore Biyani: “Khi những khâu chuẩn bị đều được hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra, Pantaloon sẽ có khả năng giành được 30% thị trường bán lẻ hàng thời trang của Ấn Độ”.
Táo bạo, không ngại khó
Sở hữu những thương hiệu nổi tiếng gồm Pantaloon và Big Bazaar, Kishore Biyani là ông trùm bán lẻ của Ấn Độ trong thời điểm hiện tại. Sinh năm 1961 trong một gia đình tiểu thương, từ khi còn nhỏ, Kishore Biyani may mắn được làm quen với công việc buôn bán. Sau khi được thừa kế cửa hiệu tạp hóa của gia đình, với quyết tâm sẽ mở rộng kinh doanh, năm 1987, Kishore thành lập công ty may Pantaloon. Từ hoạt động chính là may mặc và phân phối ra thị trường, Pantaloon từng bước tiến vào thị trường bán lẻ thông qua các hợp đồng nhập quần áo may sẵn từ doanh nghiệp khác.
Do sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen mua sắm của người dân Ấn Độ, năm 1997, Kishore Biyani quyết định chuyển hẳn sang lĩnh vực bán lẻ. Một điều mà hầu như mọi người chưa biết tới là trước khi đưa ra quyết định chuyển hướng kinh doanh, Kishore Biyani đã học được những bí quyết kinh doanh và nghệ thuật quản lý trong lĩnh vực bán lẻ trong những cuốn sách viết do tác giả Stephen Covey, Robert Kaplan và James Collins viết về những doanh nhân Sam Walton, Macy’s và Marks & Spencer. “Quá say mê, tôi đã đọc đi lại những cuốn sách này nhiều đêm liền và cuối cùng quyết tâm áp dụng những lý thuyết trong những cuốn sách vào công việc kinh doanh của mình”, Kishore Biyani tâm sự.
Đặt chân vào lĩnh vực bán lẻ hoàn toàn mới mẻ tại Ấn Độ, điều thuận lợi nhất đối với Kishore Biyani là chưa phải chịu quá nhiều sức ép cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng lại là vấn đề khó khăn nhất đối với Kishore Biyani, vì ý tưởng xây dựng các chuỗi cửa hiệu bán lẻ ban đầu đã không nhận được sự ủng hộ của nhiều người do họ chưa tin vào khả năng thành công. Không ít đối tác từng có mối quan hệ mật thiết trước đây cũng không còn dám ký hợp đồng liên kết phân phối sản phẩm với Kishore Biyaini. Những khó khăn chồng chất này đã đưa những tính toán của Kishore Biyani rơi vào thế bế tắc, tưởng chừng như sẽ không thể vượt qua.
Bất chấp những khó khăn đó, với quyết tâm chinh phục bằng được thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Ấn Độ, Kishore Biyani tập trung tạo điểm nhấn trong phân phối sản phẩm để từng bước thu hút khách hàng và đối tác.
Dựa trên thế mạnh về thời trang, Kishore Biyani đưa vào sản xuất và phân phối sản phẩm may mặc mới mang nhãn hiệu John Miller and Bare, đồng thời nhận độc quyền phân phối thương hiệu Zara của Tây Ban Nha. Kiểu dáng thiết kế hiện đại theo phong cách phương Tây trên chất liệu cotton với mức giá cạnh tranh, sau một thời gian không lâu, một lượng lớn sản phẩm đã được tiêu thụ. Nhờ vậy, ngoài việc mang về cho Pantaloon một số đối tác quan trọng, tạo được dấu ấn trên thị trường bán lẻ, Kishore Biyani còn thu về những khoản lợi nhuận lớn.
Nghệ thuật lãnh đạo là chìa khóa của thành công
Trên cơ sở những thành công ban đầu, một thời gian dài sau đó, Kishore Biyani tiến tới đẩy mạnh các chương trình đa dạng hóa sản phẩm thời trang. Cùng với đó, thông qua các bản hợp đồng franchise, Kishore Biyani đồng loạt mở rộng mạng lưới cửa hiệu bán lẻ thuộc hệ thống Pantaloon ra các tỉnh thành của Ấn Độ. Nhằm đảm bảo tốt khâu quản lý kinh doanh, Kishore Biyani đã trực tiếp tuyển chọn một đội ngũ các nhà quản lý tài năng, sau đó phân về đảm trách các đầu mối bán lẻ.
Điều khác biệt của Pantaloon với các doanh nghiệp khác là trong khâu tổ chức quản lý, Kishore Biyani áp dụng cách thức của phương Tây; nhưng khi thực hiện các bước khai thác thị trường, ông lại tuân thủ theo phong tục tập quán của người dân Ấn Độ. Sự vận dụng sáng tạo này của Kishore Biyani vừa giúp thương hiệu Pantaloon nhanh chóng tiếp cận được với nguồn khách hàng vốn rất truyền thống của Ấn Độ, vừa có được mô hình quản lý hiện đại và hiệu quả.
Là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ, Kishore Biyani cũng được biết tới như một mẫu doanh nhân tiêu biểu tiến tới thành công từ nghệ thuật lãnh đạo. Không chỉ tài năng trong thu hút nhân tài, Kishore còn là “một nghệ thuật gia” trong việc khuyến khích các nhà quản lý phát huy những ý tưởng sáng tạo về kinh doanh và phương pháp tổ chức. Nhận định về điều này, Kishore cho biết: “Những ý tưởng sáng tạo là vấn đề vô cùng quan trọng trong kinh doanh, và nếu ý tưởng sáng tạo đó được một tập thể những nhà quản lý giỏi đưa ra thì đó lại là chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp”.
Ví dụ điển hình nhất cho những nhận định của Kishore là trường hợp của cựu giám đốc Anand Jadhav. Sau khi được mời về làm việc cho Pantaloon, Anand Jadhav đã được giao chỉ đạo một nhóm các nhà quản lý chuyên nghiệp, chuyên nghiên cứu và đưa vào thực hiện chương trình đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ. Nhờ sự phối hợp hoàn hảo ý tưởng của cả nhóm, kết quả đạt được vượt chỉ tiêu đặt ra, Pantaloon đã có được thêm nhiều mặt hàng mới như đồ tử điện gia dụng và phụ tùng ô tô. Tới thời điểm hiện tại, với số lượng nhân viên quản lý tài năng lên tới 300, Pantaloon là một trong những doanh nghiệp có cơ cấu hoạt động hiệu quả nhất tại Ấn Độ.
Trong cuộc sống thường nhật, Kishore rất vui tính và có lối sống vô cùng giản dị; tuy nhiên, trong công việc, ông lại là một người nghiêm khắc và tỉ mỉ tới từng chi tiết. Ấp ủ giấc mơ “Cải tạo và hiện đại hóa môi trường kinh doanh bán lẻ của Ấn Độ”, bên cạnh các chiến lược phát triển doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, Kishore Biyani luôn theo sát những hoạt động kinh doanh vi mô của doanh nghiệp.
Ông thường xuyên có những chuyến kiểm tra tại các cửa hiệu để xây dựng những chương trình điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh mục tiêu mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, Kishore Biyani còn rất chú trọng tới việc tạo dựng một môi trường làm việc thực sự thoải mái song cũng rất nề nếp để đội ngũ nhân viên cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp, từ đó họ sẽ đưa ra được nhiều ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp.
Dựa trên nền móng vững chắc của thương hiệu Pantaloon, Kishore tiếp tục mở rộng sang khai thác thị trường thực phẩm. Khi tiến vào thị trường đầy tiềm năng này, vẫn giữ vẻ tự tin vốn có, Kishore đã không ngần ngại tuyên bố: “Tôi sẽ làm thay đổi bộ mặt thị trường bán lẻ thực phẩm của Ấn Độ”.
Và đúng như cam kết, với phương châm “Vì lợi ích của người tiêu dùng”, Kishore Biyani đã mời không ít những chuyên gia về dinh dưỡng về tư vấn cho các loại thực phẩm của Big Bazaar, đồng thời đầu tư những khoản tài chính khổng lồ vào xây dựng hàng loạt các địa điểm bán lẻ thực phẩm. Big Bazaar, nhờ vậy, nhanh chóng trở thành mạng lưới phân phối lẻ thực phẩm hàng đầu tại Ấn Độ.
Tới thời điểm hiện nay, bên cạnh lĩnh vực bán lẻ thời trang, thực phẩm, Kishore Biyani còn gây dựng được tên tuổi trong nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, giải trí, điện tử và truyền thông với những khoản đầu tư lớn vào các doanh nghiệp ETAM group, Gini & Jony, Liberty Shoes and Planet Sports, Marks & Spencer và Debenhams.
Sau khi vươn lên vị trí là một trong 40 người giàu nhất Ấn Độ với số tài sản cá nhân 1 tỷ USD, năm 2006 và 2007, Kishore Biyani tiếp tục khẳng định tài năng kinh doanh với bộ sưu tập 4 giải thưởng danh giá gồm: Nhà đầu tư của năm do Ernst & Young trao tặng; Nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ của tổ chức Lakshmipat Singhania; Thế hệ những nhà đầu tư đầu tiên của NBC và Giải thưởng Nhà phân phối lẻ quốc tế.
Bắt đầu từ một doanh nghiệp may mặc nhỏ thành lập năm 1987, Kishore Biyani từng bước tiến vào thị trường bán lẻ của Ấn Độ. Bằng phương pháp tổ chức kinh doanh táo bạo nhưng rất độc đáo, Kishore Biyani đã giúp Pantaloon Retail India Ltd vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ. Hiện nay, với tổng số 18.000 nhân viên làm việc trong 450 cửa hiệu và tầm hoạt động trên 30 tỉnh thành từ Bangalore, Belgaum, Bhubaneswar, Chennai cho tới Coimbatore, Darjeeling, Durgapur, Ghaziabad, Pantaloon Retail India Ltd là “Chuỗi Wal-Mart duy nhất của Ấn Độ” thành công từ chiến lược hiện đại hóa lĩnh vực bán lẻ.
Chiến lược gia trong lĩnh vực bán lẻ
Ở một quốc gia với hàng loạt những ông trùm nổi tiếng thế giới như Ấn Độ thì sự góp mặt của Kishore Biyani có thể được coi là bình thường; tuy nhiên, trong lĩnh vực bán lẻ thì đó lại là một trường hợp rất đặc biệt. Năm 2007, không chỉ giới kinh doanh mà đông đảo người dân đều hướng sự chú ý vào Kishore Biyani khi ông cho xuất bản cuốn sách “It happened in India” (tạm dịch: Điều đó xảy ra tại Ấn Độ).
Đây là cuốn tự truyện nói về con đường đi tới thành công của chính Kishore Biyani và thương hiệu công ty Pantaloon Retail India Ltd. Tuy nhiên, khác với mục đích quảng bá hình ảnh cá nhân như nhiều người khác, cuốn “It happend in India” chủ yếu đưa ra những bí quyết kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và những dự báo mang tầm chiến lược. Vì lý do đó, ngay khi được xuất bản, 10.000 ấn bản “It happened in India” đã bán sạch trong ngày đầu và theo dự tính, lần tái bải thứ 2 sẽ là 20.000 bản và lần 3 là 30.000.
Tiếp theo sự kiện trên, không lâu sau đó, Kishore Biyani lại khiến cho những người quan tâm tới lĩnh vực bán lẻ phải giật mình bằng việc hé lộ những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển mới của Pantaloon trên tờ Face2fashion. Theo đó, trên cơ sở những nhận định về tiềm năng khai thác của thị trường bán lẻ sơ khai của Ấn Độ và những trở ngại từ môi trường cạnh tranh ngày càng lớn, Kishore Biyani sẽ hướng doanh nghiệp Pantaloon Retail India Ltd phát triển toàn diện với mục tiêu “Xây dựng thành công môi trường bán lẻ hiện đại tại Ấn Độ”.
Đối với lĩnh vực thế mạnh là phân phối, bán lẻ mặt hàng thời trang và thực phẩm, Kishore Biyani sẽ tập trung vào củng cố và mở rộng thêm cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các hình thức phân phối và hoàn thành bằng được chỉ tiêu mức độ tăng trưởng từ 20% - 30% trong năm 2008. Các lĩnh vực mới như tài chính, điện tử, truyền thông và giải trí cũng sẽ được chú trọng và đầu tư mạnh hơn, sẽ có vai trò hỗ trợ quan trọng cho mạng lưới bán lẻ. Đặc biệt, các chương trình đầu tư vào các tổ chức tài chính sẽ là một trong những mắt xích quan trọng giúp doanh nghiệp có được những khoản tài chính dồi dào phục vụ cho các kế hoạch phát triển trọng điểm.
Giữ vai trò chủ chốt của cả doanh nghiệp, bước vào thời kỳ toàn cầu hóa, hàng thời trang và thực phẩm sẽ phải chịu sức ép mạnh từ các tên tuổi lớn như: Shoppers Stop, Trent and Lifestyle, RPG (Spencers), Trent (Star India Bazaar), Subhiksha, Food World. Để giải quyết những khó khăn đó, doanh nghiệp sẽ phải xác định khách hàng là yếu tố quyết định tới sự sống còn của toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, Kishore Biyani sẽ đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử trên mạng Internet, thiết lập những kênh giao dịch riêng, phủ mạng lưới trên hầu khắp các tỉnh thành để phục vụ khách hàng.
Cùng với đó, các chương trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng sẽ được thực hiện một cách đồng loạt với mục đích đảm bảo đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp vừa có trình độ chuyên môn tốt, vừa có khả năng phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp. Theo đánh giá của cá nhân Kishore Biyani: “Khi những khâu chuẩn bị đều được hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra, Pantaloon sẽ có khả năng giành được 30% thị trường bán lẻ hàng thời trang của Ấn Độ”.
Táo bạo, không ngại khó
Sở hữu những thương hiệu nổi tiếng gồm Pantaloon và Big Bazaar, Kishore Biyani là ông trùm bán lẻ của Ấn Độ trong thời điểm hiện tại. Sinh năm 1961 trong một gia đình tiểu thương, từ khi còn nhỏ, Kishore Biyani may mắn được làm quen với công việc buôn bán. Sau khi được thừa kế cửa hiệu tạp hóa của gia đình, với quyết tâm sẽ mở rộng kinh doanh, năm 1987, Kishore thành lập công ty may Pantaloon. Từ hoạt động chính là may mặc và phân phối ra thị trường, Pantaloon từng bước tiến vào thị trường bán lẻ thông qua các hợp đồng nhập quần áo may sẵn từ doanh nghiệp khác.
Do sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen mua sắm của người dân Ấn Độ, năm 1997, Kishore Biyani quyết định chuyển hẳn sang lĩnh vực bán lẻ. Một điều mà hầu như mọi người chưa biết tới là trước khi đưa ra quyết định chuyển hướng kinh doanh, Kishore Biyani đã học được những bí quyết kinh doanh và nghệ thuật quản lý trong lĩnh vực bán lẻ trong những cuốn sách viết do tác giả Stephen Covey, Robert Kaplan và James Collins viết về những doanh nhân Sam Walton, Macy’s và Marks & Spencer. “Quá say mê, tôi đã đọc đi lại những cuốn sách này nhiều đêm liền và cuối cùng quyết tâm áp dụng những lý thuyết trong những cuốn sách vào công việc kinh doanh của mình”, Kishore Biyani tâm sự.
Đặt chân vào lĩnh vực bán lẻ hoàn toàn mới mẻ tại Ấn Độ, điều thuận lợi nhất đối với Kishore Biyani là chưa phải chịu quá nhiều sức ép cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng lại là vấn đề khó khăn nhất đối với Kishore Biyani, vì ý tưởng xây dựng các chuỗi cửa hiệu bán lẻ ban đầu đã không nhận được sự ủng hộ của nhiều người do họ chưa tin vào khả năng thành công. Không ít đối tác từng có mối quan hệ mật thiết trước đây cũng không còn dám ký hợp đồng liên kết phân phối sản phẩm với Kishore Biyaini. Những khó khăn chồng chất này đã đưa những tính toán của Kishore Biyani rơi vào thế bế tắc, tưởng chừng như sẽ không thể vượt qua.
Bất chấp những khó khăn đó, với quyết tâm chinh phục bằng được thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Ấn Độ, Kishore Biyani tập trung tạo điểm nhấn trong phân phối sản phẩm để từng bước thu hút khách hàng và đối tác.
Dựa trên thế mạnh về thời trang, Kishore Biyani đưa vào sản xuất và phân phối sản phẩm may mặc mới mang nhãn hiệu John Miller and Bare, đồng thời nhận độc quyền phân phối thương hiệu Zara của Tây Ban Nha. Kiểu dáng thiết kế hiện đại theo phong cách phương Tây trên chất liệu cotton với mức giá cạnh tranh, sau một thời gian không lâu, một lượng lớn sản phẩm đã được tiêu thụ. Nhờ vậy, ngoài việc mang về cho Pantaloon một số đối tác quan trọng, tạo được dấu ấn trên thị trường bán lẻ, Kishore Biyani còn thu về những khoản lợi nhuận lớn.
Nghệ thuật lãnh đạo là chìa khóa của thành công
Trên cơ sở những thành công ban đầu, một thời gian dài sau đó, Kishore Biyani tiến tới đẩy mạnh các chương trình đa dạng hóa sản phẩm thời trang. Cùng với đó, thông qua các bản hợp đồng franchise, Kishore Biyani đồng loạt mở rộng mạng lưới cửa hiệu bán lẻ thuộc hệ thống Pantaloon ra các tỉnh thành của Ấn Độ. Nhằm đảm bảo tốt khâu quản lý kinh doanh, Kishore Biyani đã trực tiếp tuyển chọn một đội ngũ các nhà quản lý tài năng, sau đó phân về đảm trách các đầu mối bán lẻ.
Điều khác biệt của Pantaloon với các doanh nghiệp khác là trong khâu tổ chức quản lý, Kishore Biyani áp dụng cách thức của phương Tây; nhưng khi thực hiện các bước khai thác thị trường, ông lại tuân thủ theo phong tục tập quán của người dân Ấn Độ. Sự vận dụng sáng tạo này của Kishore Biyani vừa giúp thương hiệu Pantaloon nhanh chóng tiếp cận được với nguồn khách hàng vốn rất truyền thống của Ấn Độ, vừa có được mô hình quản lý hiện đại và hiệu quả.
Là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ, Kishore Biyani cũng được biết tới như một mẫu doanh nhân tiêu biểu tiến tới thành công từ nghệ thuật lãnh đạo. Không chỉ tài năng trong thu hút nhân tài, Kishore còn là “một nghệ thuật gia” trong việc khuyến khích các nhà quản lý phát huy những ý tưởng sáng tạo về kinh doanh và phương pháp tổ chức. Nhận định về điều này, Kishore cho biết: “Những ý tưởng sáng tạo là vấn đề vô cùng quan trọng trong kinh doanh, và nếu ý tưởng sáng tạo đó được một tập thể những nhà quản lý giỏi đưa ra thì đó lại là chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp”.
Ví dụ điển hình nhất cho những nhận định của Kishore là trường hợp của cựu giám đốc Anand Jadhav. Sau khi được mời về làm việc cho Pantaloon, Anand Jadhav đã được giao chỉ đạo một nhóm các nhà quản lý chuyên nghiệp, chuyên nghiên cứu và đưa vào thực hiện chương trình đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ. Nhờ sự phối hợp hoàn hảo ý tưởng của cả nhóm, kết quả đạt được vượt chỉ tiêu đặt ra, Pantaloon đã có được thêm nhiều mặt hàng mới như đồ tử điện gia dụng và phụ tùng ô tô. Tới thời điểm hiện tại, với số lượng nhân viên quản lý tài năng lên tới 300, Pantaloon là một trong những doanh nghiệp có cơ cấu hoạt động hiệu quả nhất tại Ấn Độ.
Trong cuộc sống thường nhật, Kishore rất vui tính và có lối sống vô cùng giản dị; tuy nhiên, trong công việc, ông lại là một người nghiêm khắc và tỉ mỉ tới từng chi tiết. Ấp ủ giấc mơ “Cải tạo và hiện đại hóa môi trường kinh doanh bán lẻ của Ấn Độ”, bên cạnh các chiến lược phát triển doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, Kishore Biyani luôn theo sát những hoạt động kinh doanh vi mô của doanh nghiệp.
Ông thường xuyên có những chuyến kiểm tra tại các cửa hiệu để xây dựng những chương trình điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh mục tiêu mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, Kishore Biyani còn rất chú trọng tới việc tạo dựng một môi trường làm việc thực sự thoải mái song cũng rất nề nếp để đội ngũ nhân viên cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp, từ đó họ sẽ đưa ra được nhiều ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp.
Dựa trên nền móng vững chắc của thương hiệu Pantaloon, Kishore tiếp tục mở rộng sang khai thác thị trường thực phẩm. Khi tiến vào thị trường đầy tiềm năng này, vẫn giữ vẻ tự tin vốn có, Kishore đã không ngần ngại tuyên bố: “Tôi sẽ làm thay đổi bộ mặt thị trường bán lẻ thực phẩm của Ấn Độ”.
Và đúng như cam kết, với phương châm “Vì lợi ích của người tiêu dùng”, Kishore Biyani đã mời không ít những chuyên gia về dinh dưỡng về tư vấn cho các loại thực phẩm của Big Bazaar, đồng thời đầu tư những khoản tài chính khổng lồ vào xây dựng hàng loạt các địa điểm bán lẻ thực phẩm. Big Bazaar, nhờ vậy, nhanh chóng trở thành mạng lưới phân phối lẻ thực phẩm hàng đầu tại Ấn Độ.
Tới thời điểm hiện nay, bên cạnh lĩnh vực bán lẻ thời trang, thực phẩm, Kishore Biyani còn gây dựng được tên tuổi trong nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, giải trí, điện tử và truyền thông với những khoản đầu tư lớn vào các doanh nghiệp ETAM group, Gini & Jony, Liberty Shoes and Planet Sports, Marks & Spencer và Debenhams.