KMR tăng nóng: Cú hích từ lợi nhuận và... quân trang Hàn Quốc
KMR là công ty chuyên cung cấp nguyên liệu sản xuất các loại quân trang cho quân đội Hàn Quốc
Các cổ phiếu nhỏ đã tạo nên những cơn sốt giá mạnh trong thời gian gần đây mặc cho các cổ phiếu lớn vẫn lình xình. Cổ phiếu KMR của Công ty TNHH Mirae Fiber Việt Nam là một ví dụ. KMR bỗng dưng tăng mạnh trở lại sau khi bị bán tháo dữ dội hồi cuối tháng 8/2013. Điều gì đã xảy ra?
Vượt kế hoạch lợi nhuận
Tính từ đầu tháng 9/2013 đến nay, cổ phiếu KMR đã tăng gần 150% lên mức 7.000 đồng/cổ phiếu. Sự tăng trưởng của cổ phiếu này được cho là nhờ mới 9 tháng đầu năm, KMR đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế riêng quý 3/2013 đạt gần 12 tỉ đồng, tăng 433% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được công ty giải trình là do doanh thu bán hàng quý 3/2013 tăng 20% so với cùng kỳ. Quan trọng hơn, quý 3 năm nay, cổ đông lớn của công ty là Mirae Fiber Tech đã thanh toán bớt một phần công nợ phải thu khó đòi đã được trích lập dự phòng. Do đó, công ty hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi một khoản tương ứng vào thu nhập khác.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, KMR lãi ròng hơn 14 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ gần 30 tỉ đồng cùng kỳ. Với kết quả này, công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế được đại hội cổ đông giao phó cho cả năm 2013 là 12,35 tỉ đồng.
Hồi tháng 9/2013, KMR vẫn còn số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 23 tỉ đồng. Trước đó, cũng chính vì khoản nợ này đã khiến cổ phiếu KMR bị bán tháo khá mạnh. Gần nhất là phiên 13/8/2013, KMR bất ngờ bị bán tháo mạnh gần 1,5 triệu cổ phiếu, gần gấp đôi khối lượng vài phiên giao dịch mạnh nhất liền trước.
Sự tháo chạy này được cho là hệ quả của công bố bất thường trích lập dự phòng với khoản nợ hơn 47 tỉ đồng của cổ đông lớn KMR trong năm 2012. Theo đó, từ lãi 3,5 tỉ đồng năm 2012, kết quả kinh doanh KMR chuyển sang lỗ một khoản đáng kể. Cổ phiếu KMR sau đó cũng đứng giá trong 3 phiên liên tiếp trước khi tăng mạnh trở lại.
KMR tiền thân là Công ty TNHH Mirae Fiber Việt Nam được thành lập ngày 15/11/2001. KMR chuyên sản xuất, gia công, kinh doanh sản phẩm gòn (bông), tấm chằng gòn (tấm bông chần), gòn kim (tấm bông xâm kim), vải địa kỹ thuật, nguyên phụ liệu ngành may mặc… Cổ đông lớn nhất của KMR là Công ty TNHH Mirae Fiber Technology Co., Ltd (Hàn Quốc).
Thông tin mới nhất, theo KMR, đầu tháng 11/2013, cổ đông lớn này đã trả được thêm 20 tỷ đồng và cam kết sẽ hoàn trả hết các khoản nợ quá hạn trong năm 2013.
Lợi thế từ chu kì... quân trang Hàn Quốc
Đỉnh điểm tăng giá gần nhất của cổ phiếu KMR là vào giữa tháng 5/2012 cũng chỉ ở mức khoảng 5.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, mức tăng hiện nay đã vượt đỉnh cũ.
Hồi đầu năm 2013, KMR dự tính sẽ phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu, chào bán với giá 10.000 đồng cho hai cổ đông chiến lược là công ty mẹ Mirae Fiber và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KMR. Cam kết góp vốn của Công ty mẹ đối với KMR có thể bằng tiền hoặc bằng tài sản, trị giá 56 tỷ đồng.
Ông Chris Kim cho biết, theo kế hoạch KMR sẽ thu về gần 60 tỉ đồng. Số tiền này dùng để mua sắm máy móc mới phục vụ việc mở rộng kinh doanh. Theo đó, ông kì vọng lợi nhuận công ty sẽ cải thiện tốt hơn kể từ những quý cuối năm 2013.
Sở dĩ kì vọng từ thời điểm này vì dựa vào chu kì kinh doanh của công ty. KMR là công ty chuyên cung cấp nguyên liệu sản xuất các loại quân trang cho quân đội Hàn Quốc. “Mỗi năm KMR cung cấp khoảng 70% nguồn nguyên liệu cho toàn thị trường này”, ông Chris Kim ước tính. Quân trang của quân đội Hàn Quốc cứ mỗi 3 năm thay 1 lần và cuối năm 2013 thì bắt đầu vào lại chu kì ấy. Thời gian sản xuất thường diễn ra trong hai năm.
Do đó, ông Kim khá tự tin khi nói về lợi nhuận năm 2013.
“Doanh thu tương đương năm 2012 nhưng lợi nhuận sẽ cao hơn 10 - 15%”, ông Kim dự báo. Việc thay quân trang diễn ra vào nửa năm 2013 nên sản lượng chưa nhiều. Tuy nhiên giá bán tăng sẽ giúp lợi nhuận tăng theo. Ngoài ra, chu kì kinh doanh công ty cũng thường tập trung vào hai quý cuối năm.
Bên cạnh đó, KMR còn kì vọng khá cao từ hiệp định TPP mà Việt Nam đang đàm phán. Theo ông Kim, đợt tăng vốn sắp tới cũng nhằm nâng cao năng lực sản xuất để đón làn sóng này. TPP là chữ viết tắt của hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam có thể sẽ hoàn tất kí kết các thỏa thuận vào cuối năm nay. Khi có hiệu lực, TPP sẽ loại bỏ 11.000 dòng thuế của các bên, dệt may và gia giày là các ngành hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này.
Đón trước làn sóng này, KMR đã sớm hành động. Ông Kim cho biết trong năm 2013, KMR đã đẩy mạnh công tác marketing tập trung cho thị trường Mỹ.
Vượt kế hoạch lợi nhuận
Tính từ đầu tháng 9/2013 đến nay, cổ phiếu KMR đã tăng gần 150% lên mức 7.000 đồng/cổ phiếu. Sự tăng trưởng của cổ phiếu này được cho là nhờ mới 9 tháng đầu năm, KMR đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế riêng quý 3/2013 đạt gần 12 tỉ đồng, tăng 433% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được công ty giải trình là do doanh thu bán hàng quý 3/2013 tăng 20% so với cùng kỳ. Quan trọng hơn, quý 3 năm nay, cổ đông lớn của công ty là Mirae Fiber Tech đã thanh toán bớt một phần công nợ phải thu khó đòi đã được trích lập dự phòng. Do đó, công ty hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi một khoản tương ứng vào thu nhập khác.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, KMR lãi ròng hơn 14 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ gần 30 tỉ đồng cùng kỳ. Với kết quả này, công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế được đại hội cổ đông giao phó cho cả năm 2013 là 12,35 tỉ đồng.
Hồi tháng 9/2013, KMR vẫn còn số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 23 tỉ đồng. Trước đó, cũng chính vì khoản nợ này đã khiến cổ phiếu KMR bị bán tháo khá mạnh. Gần nhất là phiên 13/8/2013, KMR bất ngờ bị bán tháo mạnh gần 1,5 triệu cổ phiếu, gần gấp đôi khối lượng vài phiên giao dịch mạnh nhất liền trước.
Sự tháo chạy này được cho là hệ quả của công bố bất thường trích lập dự phòng với khoản nợ hơn 47 tỉ đồng của cổ đông lớn KMR trong năm 2012. Theo đó, từ lãi 3,5 tỉ đồng năm 2012, kết quả kinh doanh KMR chuyển sang lỗ một khoản đáng kể. Cổ phiếu KMR sau đó cũng đứng giá trong 3 phiên liên tiếp trước khi tăng mạnh trở lại.
KMR tiền thân là Công ty TNHH Mirae Fiber Việt Nam được thành lập ngày 15/11/2001. KMR chuyên sản xuất, gia công, kinh doanh sản phẩm gòn (bông), tấm chằng gòn (tấm bông chần), gòn kim (tấm bông xâm kim), vải địa kỹ thuật, nguyên phụ liệu ngành may mặc… Cổ đông lớn nhất của KMR là Công ty TNHH Mirae Fiber Technology Co., Ltd (Hàn Quốc).
Thông tin mới nhất, theo KMR, đầu tháng 11/2013, cổ đông lớn này đã trả được thêm 20 tỷ đồng và cam kết sẽ hoàn trả hết các khoản nợ quá hạn trong năm 2013.
Lợi thế từ chu kì... quân trang Hàn Quốc
Đỉnh điểm tăng giá gần nhất của cổ phiếu KMR là vào giữa tháng 5/2012 cũng chỉ ở mức khoảng 5.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, mức tăng hiện nay đã vượt đỉnh cũ.
Hồi đầu năm 2013, KMR dự tính sẽ phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu, chào bán với giá 10.000 đồng cho hai cổ đông chiến lược là công ty mẹ Mirae Fiber và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KMR. Cam kết góp vốn của Công ty mẹ đối với KMR có thể bằng tiền hoặc bằng tài sản, trị giá 56 tỷ đồng.
Ông Chris Kim cho biết, theo kế hoạch KMR sẽ thu về gần 60 tỉ đồng. Số tiền này dùng để mua sắm máy móc mới phục vụ việc mở rộng kinh doanh. Theo đó, ông kì vọng lợi nhuận công ty sẽ cải thiện tốt hơn kể từ những quý cuối năm 2013.
Sở dĩ kì vọng từ thời điểm này vì dựa vào chu kì kinh doanh của công ty. KMR là công ty chuyên cung cấp nguyên liệu sản xuất các loại quân trang cho quân đội Hàn Quốc. “Mỗi năm KMR cung cấp khoảng 70% nguồn nguyên liệu cho toàn thị trường này”, ông Chris Kim ước tính. Quân trang của quân đội Hàn Quốc cứ mỗi 3 năm thay 1 lần và cuối năm 2013 thì bắt đầu vào lại chu kì ấy. Thời gian sản xuất thường diễn ra trong hai năm.
Do đó, ông Kim khá tự tin khi nói về lợi nhuận năm 2013.
“Doanh thu tương đương năm 2012 nhưng lợi nhuận sẽ cao hơn 10 - 15%”, ông Kim dự báo. Việc thay quân trang diễn ra vào nửa năm 2013 nên sản lượng chưa nhiều. Tuy nhiên giá bán tăng sẽ giúp lợi nhuận tăng theo. Ngoài ra, chu kì kinh doanh công ty cũng thường tập trung vào hai quý cuối năm.
Bên cạnh đó, KMR còn kì vọng khá cao từ hiệp định TPP mà Việt Nam đang đàm phán. Theo ông Kim, đợt tăng vốn sắp tới cũng nhằm nâng cao năng lực sản xuất để đón làn sóng này. TPP là chữ viết tắt của hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam có thể sẽ hoàn tất kí kết các thỏa thuận vào cuối năm nay. Khi có hiệu lực, TPP sẽ loại bỏ 11.000 dòng thuế của các bên, dệt may và gia giày là các ngành hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này.
Đón trước làn sóng này, KMR đã sớm hành động. Ông Kim cho biết trong năm 2013, KMR đã đẩy mạnh công tác marketing tập trung cho thị trường Mỹ.