Kỳ họp mới của Quốc hội có gì mới?
Nhà Quốc hội mới rất to, nhưng trung tâm báo chí lại khá nhỏ, nên đa số phóng viên vẫn phải bám trụ bên 37 Hùng Vương
Sáng 20/10, một kỳ họp mới của Quốc hội sẽ lại được khai mạc tại nhà Quốc hội mới, sau nhiều kỳ họp “nhờ” ở hội trường Bộ Quốc phòng.
Nhà Quốc hội mới rất to, nhưng trung tâm báo chí lại khá nhỏ, nên đa số phóng viên vẫn phải bám trụ bên 37 Hùng Vương, là trung tâm báo chí của rất nhiều kỳ họp gần đây.
Như thế, cũng có nghĩa là đến giờ giải lao của mỗi buổi họp, những phóng viên may mắn có thẻ sự kiện trong ngày sẽ phải di chuyển từ Hùng Vương sang nơi Quốc hội họp, hết giờ giải lao lại trở về Hùng Vương để theo dõi tiếp phiên họp qua màn hình nhỏ.
Việc di chuyển này khá bất tiện, khiến nhiều phóng viên không giấu được sự thất vọng.
Tuy nhiên với các phiên họp tổ thì cánh phóng viên sẽ không còn phải di chuyển vòng quanh thành phố (vì địa điểm họp tổ thường bố trí kề nơi ở của các đoàn đại biểu Quốc hội) như mọi kỳ, bởi tất cả các tổ đều họp ở nhà mới.
Vì lần đầu tiên về “nhà mới” nên phiên họp trù bị đã diễn ra từ chiều 19/10 thay vì ngay trước phiên khai mạc như mọi kỳ khác. Thay đổi này được cho là để các vị đại biểu có thời gian tìm hiểu Nhà Quốc hội, tiến hành công tác chuẩn bị, hướng dẫn về chỗ ngồi, phòng họp tổ, họp đoàn, ấn nút biểu quyết…
Về nội dung kỳ họp, tại buổi họp báo chiều 17/10, Văn phòng Quốc hội cho biết đây là kỳ họp có số lượng dự án luật được Quốc hội thông qua và cho ý kiến tại một kỳ họp nhiều nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, 18 dự án luật và 3 nghị quyết sẽ được xem xét thông qua, 12 dự án luật khác được cho ý kiến lần đầu.
Bên cạnh các nội dung xuân thu nhị kỳ về kinh tế, xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn… kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian cho một số vấn đề mới được dư luận rất quan tâm.
Thứ nhất là đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông từng rất nối tiếng với con số chi phí 34 nghìn tỷ đồng đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận phân trần tại phiên chất vấn kỳ họp thứ bảy.
Tại tờ trình về việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trình bày trong phiên khai mạc kỳ họp này, tổng kinh phí dự kiến được nêu là 462 tỷ đồng.
Chính phủ cũng nói rõ đây là số tiền để thực hiện những nhiệm vụ gì, trong đó có tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa, nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện...
Thẩm tra đề án, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận xét, khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ ở trung ương tương đối cụ thể, hợp lý và có tính khả thi.
Song, Ủy ban đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm phần khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các địa phương để có khái toán tổng thể kinh phí chi cho đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Dự án đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng là nội dung sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.
Nhưng, theo người phát ngôn của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tại kỳ họp này, Quốc hội mới chỉ cho ý kiến tờ trình về dự án của Chính phủ, chứ Quốc hội chưa có nghị quyết về đầu tư xây dựng sân bay này.
Việc làm không mới nhưng có điểm mới khi tiến hành lần hai, đó là tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Đó là lần này sẽ có thêm một vị được bổ sung vào danh sách lấy phiếu là Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, người mới được Quốc hội bầu vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2013.
Sau một năm đảm nhiệm vị trí ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hiền đã đủ điều kiện để được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ tám. Như vậy, sẽ có 50 vị được lấy phiếu tại kỳ họp này thay vì danh sách 49 chức danh như lần trước.
Với lần thứ hai tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ có nhiều kinh nghiệm được rút ra sau lần đầu tiên.
Như, báo cáo công tác của những người được lấy phiếu lần này làm theo biểu mẫu biểu rõ ràng hơn cả về hình thức, cấu trúc, quy định số trang trình bày để tránh tình trạng người viết quá dài như một bản báo cáo thành tích, người lại ghi quá ngắn, khó cho phần đánh giá của đại biểu.
Dự kiến, ngày 14/11, Quốc hội sẽ họp đoàn để các vị đại biểu thảo luận về các báo cáo của những người được lấy phiếu trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức sau đó một ngày.
Lần này, khi bỏ phiếu thì Quốc hội họp riêng, để tránh hiện tượng lúc đại biểu ghi phiếu bị ảnh hưởng bởi máy quay, máy ảnh, dẫn đến mất tập trung, ông Phúc cho hay.
Về ý kiến cử tri và đại biểu đề nghị chỉ nên quy định hai mức đánh giá tín nhiệm như “tín nhiệm - không tín nhiệm” hay “tín nhiệm cao - tín nhiệm thấp”, ông Phúc nhấn mạnh: lấy phiếu tín nhiệm khác với bỏ phiếu tín nhiệm.
Vì thế nên phiếu tín nhiệm cần có 3 mức đánh giá để khảo sát mức độ tín nhiệm. Hướng sửa Nghị quyết 35 vẫn sẽ được xem xét theo phương thức này.
Nhà Quốc hội mới rất to, nhưng trung tâm báo chí lại khá nhỏ, nên đa số phóng viên vẫn phải bám trụ bên 37 Hùng Vương, là trung tâm báo chí của rất nhiều kỳ họp gần đây.
Như thế, cũng có nghĩa là đến giờ giải lao của mỗi buổi họp, những phóng viên may mắn có thẻ sự kiện trong ngày sẽ phải di chuyển từ Hùng Vương sang nơi Quốc hội họp, hết giờ giải lao lại trở về Hùng Vương để theo dõi tiếp phiên họp qua màn hình nhỏ.
Việc di chuyển này khá bất tiện, khiến nhiều phóng viên không giấu được sự thất vọng.
Tuy nhiên với các phiên họp tổ thì cánh phóng viên sẽ không còn phải di chuyển vòng quanh thành phố (vì địa điểm họp tổ thường bố trí kề nơi ở của các đoàn đại biểu Quốc hội) như mọi kỳ, bởi tất cả các tổ đều họp ở nhà mới.
Vì lần đầu tiên về “nhà mới” nên phiên họp trù bị đã diễn ra từ chiều 19/10 thay vì ngay trước phiên khai mạc như mọi kỳ khác. Thay đổi này được cho là để các vị đại biểu có thời gian tìm hiểu Nhà Quốc hội, tiến hành công tác chuẩn bị, hướng dẫn về chỗ ngồi, phòng họp tổ, họp đoàn, ấn nút biểu quyết…
Về nội dung kỳ họp, tại buổi họp báo chiều 17/10, Văn phòng Quốc hội cho biết đây là kỳ họp có số lượng dự án luật được Quốc hội thông qua và cho ý kiến tại một kỳ họp nhiều nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, 18 dự án luật và 3 nghị quyết sẽ được xem xét thông qua, 12 dự án luật khác được cho ý kiến lần đầu.
Bên cạnh các nội dung xuân thu nhị kỳ về kinh tế, xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn… kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian cho một số vấn đề mới được dư luận rất quan tâm.
Thứ nhất là đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông từng rất nối tiếng với con số chi phí 34 nghìn tỷ đồng đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận phân trần tại phiên chất vấn kỳ họp thứ bảy.
Tại tờ trình về việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trình bày trong phiên khai mạc kỳ họp này, tổng kinh phí dự kiến được nêu là 462 tỷ đồng.
Chính phủ cũng nói rõ đây là số tiền để thực hiện những nhiệm vụ gì, trong đó có tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa, nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện...
Thẩm tra đề án, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận xét, khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ ở trung ương tương đối cụ thể, hợp lý và có tính khả thi.
Song, Ủy ban đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm phần khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các địa phương để có khái toán tổng thể kinh phí chi cho đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Dự án đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng là nội dung sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.
Nhưng, theo người phát ngôn của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tại kỳ họp này, Quốc hội mới chỉ cho ý kiến tờ trình về dự án của Chính phủ, chứ Quốc hội chưa có nghị quyết về đầu tư xây dựng sân bay này.
Việc làm không mới nhưng có điểm mới khi tiến hành lần hai, đó là tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Đó là lần này sẽ có thêm một vị được bổ sung vào danh sách lấy phiếu là Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, người mới được Quốc hội bầu vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2013.
Sau một năm đảm nhiệm vị trí ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hiền đã đủ điều kiện để được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ tám. Như vậy, sẽ có 50 vị được lấy phiếu tại kỳ họp này thay vì danh sách 49 chức danh như lần trước.
Với lần thứ hai tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ có nhiều kinh nghiệm được rút ra sau lần đầu tiên.
Như, báo cáo công tác của những người được lấy phiếu lần này làm theo biểu mẫu biểu rõ ràng hơn cả về hình thức, cấu trúc, quy định số trang trình bày để tránh tình trạng người viết quá dài như một bản báo cáo thành tích, người lại ghi quá ngắn, khó cho phần đánh giá của đại biểu.
Dự kiến, ngày 14/11, Quốc hội sẽ họp đoàn để các vị đại biểu thảo luận về các báo cáo của những người được lấy phiếu trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức sau đó một ngày.
Lần này, khi bỏ phiếu thì Quốc hội họp riêng, để tránh hiện tượng lúc đại biểu ghi phiếu bị ảnh hưởng bởi máy quay, máy ảnh, dẫn đến mất tập trung, ông Phúc cho hay.
Về ý kiến cử tri và đại biểu đề nghị chỉ nên quy định hai mức đánh giá tín nhiệm như “tín nhiệm - không tín nhiệm” hay “tín nhiệm cao - tín nhiệm thấp”, ông Phúc nhấn mạnh: lấy phiếu tín nhiệm khác với bỏ phiếu tín nhiệm.
Vì thế nên phiếu tín nhiệm cần có 3 mức đánh giá để khảo sát mức độ tín nhiệm. Hướng sửa Nghị quyết 35 vẫn sẽ được xem xét theo phương thức này.