Lãi suất cho vay bán lẻ đang cần giải pháp mới?
Với tình hình hiện tại, các ngân hàng phải huy động tiết kiệm và cho vay với lãi suất bao nhiêu để có lãi?
Việc quay về điều điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại bằng lãi suất cơ bản theo như quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2006 dường như đang tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, đặc biệt là các hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Lãi suất huy động cao hơn lãi suất cơ bản
Khác với hoạt động ngân hàng doanh nghiệp, thu nhập của hoạt động ngân hàng bán lẻ (hay còn gọi là dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân) chủ yếu xuất phát từ lãi cho vay và lãi tiền gửi (chiếm khoảng 90-95% doanh thu bán lẻ) và doanh thu từ phí và hoa hồng (khoảng 5-10% doanh thu bán lẻ).
Các hoạt động chính của cho vay bán lẻ bao gồm: cho vay mua nhà và các dịch vụ liên quan, cho vay mua ôtô, cho vay tiêu dùng, dịch vụ thẻ nội địa và quốc tế và các sản phẩm cho vay bán lẻ khác. Trong đó, cho vay mua nhà thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là cho vay mua ôtô và các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác.
Nhận thức được một thị trường cho vay bán lẻ mới nổi, các ngân hàng thương mại cổ phần và cả các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng như các ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu thâm nhập và khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng tại Việt Nam ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21. Với sự góp mặt của các tên tuổi cho vay tiêu dùng lớn như GE Money, SG Finance, PruFinance vào đầu năm 2008, thị trường cho vay bán lẻ càng trở lên sôi động hơn, đặc biệt là cho vay tín chấp tiêu dùng.
Người dân có nhiều cơ hội và dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính tiêu dùng hơn. Thủ tục gọn nhẹ, tư vấn đơn giản, lịch trả nợ rõ ràng và một chút “táo bạo”, các công ty tài chính dường như đã lấn sân các ngân hàng trong mảng cho vay tiêu dùng.
Đối với các ngân hàng cổ phần Việt Nam, với định hướng chiến lược phát triển cho vay bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ của các ngân hàng. Tỷ trọng cho vay bán lẻ tăng khá nhanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần, thậm chí tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng tăng đáng kể (xem bảng dưới).
Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện quá khứ để chúng ta suy ngẫm.
Theo quy định tại điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2006, các ngân hàng không được cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại từng thời điểm. Tuy quy định trong luật không nói rõ lãi suất này tính như thế nào, nhưng theo thông lệ quốc tế và thực tiễn tại các thị trường nước ngoài thì lãi suất này được hiểu là lãi suất tính theo dư nợ giảm dần chứ không phải lãi suất tính theo dư nợ ban đầu.
Ngày 16/5/2008, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 19/5/2008, điều hành hoạt động cho vay và huy động vốn của các ngân hàng thương mại theo lãi suất cơ bản, với tham vọng vẫn giữ lãi suất thực dương trong điều kiện lạm phát cao. Kể từ thời điểm đó, mức lãi suất huy động lúc nào cũng cao hơn lãi suất cơ bản khoảng 1,3 lần, trong khi các ngân hàng lại không thể cho vay vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản.
Lãi suất huy động cao được giải thích là do tỷ lệ lạm phát cao và sức ép thanh khoản của một số ngân hàng đã cho vay quá mức độ hợp lý trong năm 2007 và đầu năm 2008. Điều này đã khiến các ngân hàng tìm đủ mọi cách để “lách luật” khi cho vay, đầu tiên là thu phí cho vay, tiếp theo là hợp đồng tiền gửi, thu lãi cho vay trước, lãi suất tính theo dư nợ ban đầu... nhưng cuối cùng, giải pháp nào cũng bị Ngân hàng Nhà nước “thổi còi”, viện cớ rằng chi phí vay vốn của khách hàng không thể vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản tính theo dư nợ thực tế.
Vậy hiện tại, với mức lãi suất cơ bản 14%, mức trần lãi suất là 21%, các ngân hàng phải huy động tiết kiệm và cho vay với lãi suất bao nhiêu để có lãi?
Theo quy định, ngay khi huy động tiết kiệm của khách hàng, các ngân hàng thương mại phải trích một khoản dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước, đồng thời các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt phòng cho các trường hợp rút tiền đột xuất của khách hàng, sau đó mới được mang đi cho vay lại khách hàng khác hưởng mức chênh lệch lãi suất.
Như vậy, huy động 100 đồng chỉ cho vay được tối đa khoảng 85-87 đồng và mức an toàn các ngân hàng thường cho vay tối đa khoảng 80% vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
Giải pháp mới?
Bây giờ hãy để một phút hồi tưởng quá khứ.
Lãi suất cơ bản giai đoạn năm 2006-2007 được ấn định mức 8.25%/năm, nếu hiểu theo Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 12.375%/năm, trên thực tế, lãi suất cho vay vào thời điểm này dao động trong khoảng 10.8%/năm đến khoảng 15%/năm. Xét tại thời điểm tháng 8/2006, mức lãi suất huy động tiết kiệm khoảng 9%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng và mức dự trữ bắt buộc là 10% đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống.
Nếu tính tổng chi phí huy động vốn để cho vay bao gồm chi phí dự trữ bắt buộc + chi phí dự trữ tiền mặt + chi phí bảo hiểm tiền gửi + chi phí hoạt động + chi phí dự phòng chung thì lãi suất cho vay tối thiểu để hòa vốn của các ngân hàng thương mại khoảng 12.1%, chưa tính tỷ lệ tổn thất đối với từng sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận mong muốn.
Mặt khác, tùy từng sản phẩm với các mức độ rủi ro khác nhau mà các ngân hàng thương mại xác định các mức tổn thất khác nhau và các mức lãi suất cho vay khác nhau. Thông thường mức độ tổn thất áp dụng cho khoản vay mua nhà khoảng 0.5%, khoản vay mua ôtô khoảng 1.0% và khoản vay tín chấp khoảng 3-5%.
Như vậy, mức lãi suất cho vay bán lẻ khó có thể thấp hơn mức trần lãi suất quy định. Khi các ngân hàng muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra thì mức lãi suất cho vay vượt trần là điều khó tránh khỏi.
Hãy thử với lãi suất huy động hiện tại khoảng 18%/năm và tỷ lệ dự trữ bắt buộc 11%. Giá vốn tối thiểu các ngân hàng thương mại cho vay để hòa vốn khoảng 22.8%/năm (xem bảng dưới).
Các tính toán cho thấy, ngay cả khi nền kinh tế và tình hình thị trường ngân hàng tương đối ổn định vào năm 2006 và 2007, để đảm bảo mức lợi nhuận như mong đợi, các ngân hàng đã phải cho vay vượt trần lãi suất. Với mức lãi suất huy động trung bình khoảng 18%/năm như hiện nay, các ngân hàng phải cho vay vượt trần lãi suất khoảng 2-3% để hòa vốn và giữ các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác.
Tuy nhiên, đối với các cổ đông, tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) phải đạt khoảng 15-20%/năm mới hài lòng và do đó lãi suất, nếu cho vay, phải vượt từ 4-5% so với lãi suất trần.
Đối với việc quy định lãi suất cơ bản và trần lãi suất cho vay, các ngân hàng khó có thể có lãi nếu huy động vượt quá xa mức lãi suất cơ bản. Với mức lạm phát cao như hiện nay, nếu Ngân hàng Nhà nước không duy trì chính sách lãi suất thực dương thì có nên chăng áp dụng một mức lãi suất cơ bản thấp như hiện nay? Một mức lãi suất cơ bản cao hơn để tạo đà cho dòng vốn lưu thông là cần thiết trong thời điểm này.
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã dừng các hoạt động cho vay bán lẻ (ngoại trừ cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm do chính ngân hàng đó phát hành và dịch vụ thẻ tín dụng), chỉ duy trì cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp truyền thống, đã có mối quan hệ lâu dài. Việc các ngân hàng dừng cho vay sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tiêu dùng cá nhân và sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
Trước tình hình thị trường như hiện nay, đã có nhiều cuộc thảo luận về các giải pháp để duy trì cho vay bán lẻ đồng thời kiểm soát được tăng trưởng tín dụng. Một trong số những giải pháp được các chuyên gia ủng hộ nhất là tạo ra một chỉ số dựa trên lãi suất huy động trung bình của các ngân hàng ngân hàng lớn và áp dụng một tỷ lệ biên nhất định để tạo trần lãi suất cho vay.
Theo người viết, giải pháp này vừa đảm bảo được tính khách quan của thị trường, do có thể điều chỉnh được, vừa phản ánh đúng mối tương quan giữa lạm phát và lãi suất cho vay và huy động, vừa có thể kiểm soát được sự tăng trưởng của tín dụng nóng và lại có thể phát triển cho vay tiêu dùng, đảm bảo tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế.
*Tác giả làm việc tại bộ phận dịch vụ tài chính cá nhân của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Lãi suất huy động cao hơn lãi suất cơ bản
Khác với hoạt động ngân hàng doanh nghiệp, thu nhập của hoạt động ngân hàng bán lẻ (hay còn gọi là dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân) chủ yếu xuất phát từ lãi cho vay và lãi tiền gửi (chiếm khoảng 90-95% doanh thu bán lẻ) và doanh thu từ phí và hoa hồng (khoảng 5-10% doanh thu bán lẻ).
Các hoạt động chính của cho vay bán lẻ bao gồm: cho vay mua nhà và các dịch vụ liên quan, cho vay mua ôtô, cho vay tiêu dùng, dịch vụ thẻ nội địa và quốc tế và các sản phẩm cho vay bán lẻ khác. Trong đó, cho vay mua nhà thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là cho vay mua ôtô và các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác.
Nhận thức được một thị trường cho vay bán lẻ mới nổi, các ngân hàng thương mại cổ phần và cả các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng như các ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu thâm nhập và khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng tại Việt Nam ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21. Với sự góp mặt của các tên tuổi cho vay tiêu dùng lớn như GE Money, SG Finance, PruFinance vào đầu năm 2008, thị trường cho vay bán lẻ càng trở lên sôi động hơn, đặc biệt là cho vay tín chấp tiêu dùng.
Người dân có nhiều cơ hội và dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính tiêu dùng hơn. Thủ tục gọn nhẹ, tư vấn đơn giản, lịch trả nợ rõ ràng và một chút “táo bạo”, các công ty tài chính dường như đã lấn sân các ngân hàng trong mảng cho vay tiêu dùng.
Đối với các ngân hàng cổ phần Việt Nam, với định hướng chiến lược phát triển cho vay bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ của các ngân hàng. Tỷ trọng cho vay bán lẻ tăng khá nhanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần, thậm chí tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng tăng đáng kể (xem bảng dưới).
Tình hình cho vay bán lẻ của một số ngân hàng Việt Nam: | |||||||||
Ngân hàng | 2005 | 2006 | 2007 | ||||||
(i) | (ii) | (iii) | (i) | (ii) | (iii) | (i) | (ii) | (iii) | |
ACB | 4.747 | 9.380 | 50,6% | 8.704 | 17.013 | 51,2% | 15.910 | 31.810 | 50,0% |
Sacombank | 3.365 | 8.425 | 39,9% | 6.737 | 14.394 | 46,8% | 17.379 | 35.378 | 49,1% |
Techcombank | 1.560 | 5.380 | 29,0% | 4.747 | 8.810 | 53,9% | 7.414 | 20.486 | 36,2% |
Eximbank | 3.164 | 6.433 | 49,2% | 4.161 | 10.207 | 40,8% | N/A | N/A | N/A |
BIDV | N/A | N/A | N/A | 10.002 | 98.639 | 10,1% | 17.339 | 131.983 | 13,1% |
VCB | 4.245 | 61.044 | 7,0% | 5.785 | 67.742 | 8,5% | N/A | N/A | N/A |
Nguồn: Báo
cáo thường niên 2006, 2007 (i). Dư nợ cho vay bán lẻ / (ii). Tổng dư nợ / (iii) Dư nợ cho vay bán lẻ / Tổng dư nợ (%) |
Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện quá khứ để chúng ta suy ngẫm.
Theo quy định tại điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2006, các ngân hàng không được cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại từng thời điểm. Tuy quy định trong luật không nói rõ lãi suất này tính như thế nào, nhưng theo thông lệ quốc tế và thực tiễn tại các thị trường nước ngoài thì lãi suất này được hiểu là lãi suất tính theo dư nợ giảm dần chứ không phải lãi suất tính theo dư nợ ban đầu.
Ngày 16/5/2008, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 19/5/2008, điều hành hoạt động cho vay và huy động vốn của các ngân hàng thương mại theo lãi suất cơ bản, với tham vọng vẫn giữ lãi suất thực dương trong điều kiện lạm phát cao. Kể từ thời điểm đó, mức lãi suất huy động lúc nào cũng cao hơn lãi suất cơ bản khoảng 1,3 lần, trong khi các ngân hàng lại không thể cho vay vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản.
Lãi suất huy động cao được giải thích là do tỷ lệ lạm phát cao và sức ép thanh khoản của một số ngân hàng đã cho vay quá mức độ hợp lý trong năm 2007 và đầu năm 2008. Điều này đã khiến các ngân hàng tìm đủ mọi cách để “lách luật” khi cho vay, đầu tiên là thu phí cho vay, tiếp theo là hợp đồng tiền gửi, thu lãi cho vay trước, lãi suất tính theo dư nợ ban đầu... nhưng cuối cùng, giải pháp nào cũng bị Ngân hàng Nhà nước “thổi còi”, viện cớ rằng chi phí vay vốn của khách hàng không thể vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản tính theo dư nợ thực tế.
Vậy hiện tại, với mức lãi suất cơ bản 14%, mức trần lãi suất là 21%, các ngân hàng phải huy động tiết kiệm và cho vay với lãi suất bao nhiêu để có lãi?
Theo quy định, ngay khi huy động tiết kiệm của khách hàng, các ngân hàng thương mại phải trích một khoản dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước, đồng thời các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt phòng cho các trường hợp rút tiền đột xuất của khách hàng, sau đó mới được mang đi cho vay lại khách hàng khác hưởng mức chênh lệch lãi suất.
Như vậy, huy động 100 đồng chỉ cho vay được tối đa khoảng 85-87 đồng và mức an toàn các ngân hàng thường cho vay tối đa khoảng 80% vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
Giải pháp mới?
Bây giờ hãy để một phút hồi tưởng quá khứ.
Lãi suất cơ bản giai đoạn năm 2006-2007 được ấn định mức 8.25%/năm, nếu hiểu theo Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 12.375%/năm, trên thực tế, lãi suất cho vay vào thời điểm này dao động trong khoảng 10.8%/năm đến khoảng 15%/năm. Xét tại thời điểm tháng 8/2006, mức lãi suất huy động tiết kiệm khoảng 9%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng và mức dự trữ bắt buộc là 10% đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống.
Nếu tính tổng chi phí huy động vốn để cho vay bao gồm chi phí dự trữ bắt buộc + chi phí dự trữ tiền mặt + chi phí bảo hiểm tiền gửi + chi phí hoạt động + chi phí dự phòng chung thì lãi suất cho vay tối thiểu để hòa vốn của các ngân hàng thương mại khoảng 12.1%, chưa tính tỷ lệ tổn thất đối với từng sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận mong muốn.
Mặt khác, tùy từng sản phẩm với các mức độ rủi ro khác nhau mà các ngân hàng thương mại xác định các mức tổn thất khác nhau và các mức lãi suất cho vay khác nhau. Thông thường mức độ tổn thất áp dụng cho khoản vay mua nhà khoảng 0.5%, khoản vay mua ôtô khoảng 1.0% và khoản vay tín chấp khoảng 3-5%.
Như vậy, mức lãi suất cho vay bán lẻ khó có thể thấp hơn mức trần lãi suất quy định. Khi các ngân hàng muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra thì mức lãi suất cho vay vượt trần là điều khó tránh khỏi.
Hãy thử với lãi suất huy động hiện tại khoảng 18%/năm và tỷ lệ dự trữ bắt buộc 11%. Giá vốn tối thiểu các ngân hàng thương mại cho vay để hòa vốn khoảng 22.8%/năm (xem bảng dưới).
Các chỉ tiêu | Tháng 8/2006 | Tháng 5/2008 | Tháng 6/2008 |
Lãi suất cơ bản | 8,25% | 12,00% | 14,00% |
Lãi suất huy động tiết kiệm | 9,00% | 16,00% | 18,00% |
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc | 8,00% | 11,00% | 11,00% |
Tỷ lệ dự trữ tiền mặt | 2,00% | 2,00% | 2,00% |
Chi phí huy động vốn sau dự trữ | 10,00% | 18,39% | 20,69% |
Chi phí bảo hiểm tiền gửi | 0,15% | 0,15% | 0,15% |
Chi phí huy động vốn chung | 10,15% | 18,54% | 20,84% |
Chi phí hoạt động (bán lẻ) | 1,20% | 1,20% | 1,20% |
Tổng chi phí huy động vốn | 11,35% | 19,74% | 22,04% |
Chi phí dự phòng chung khi cho vay | 0,75% | 0,75% | 0,75% |
Lãi suất cho vay chưa tính tổn thất | 12,10% | 20,49% | 22,79% |
Tỷ lệ tổn thất | 0,50% | 0,50% | 0,50% |
Trần lãi suất cho vay để hòa vốn | 12,60% | 20,99% | 23,29% |
Trần lãi suất cho vay | 12,38% | 18,00% | 21,00% |
Các tính toán cho thấy, ngay cả khi nền kinh tế và tình hình thị trường ngân hàng tương đối ổn định vào năm 2006 và 2007, để đảm bảo mức lợi nhuận như mong đợi, các ngân hàng đã phải cho vay vượt trần lãi suất. Với mức lãi suất huy động trung bình khoảng 18%/năm như hiện nay, các ngân hàng phải cho vay vượt trần lãi suất khoảng 2-3% để hòa vốn và giữ các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác.
Tuy nhiên, đối với các cổ đông, tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) phải đạt khoảng 15-20%/năm mới hài lòng và do đó lãi suất, nếu cho vay, phải vượt từ 4-5% so với lãi suất trần.
Đối với việc quy định lãi suất cơ bản và trần lãi suất cho vay, các ngân hàng khó có thể có lãi nếu huy động vượt quá xa mức lãi suất cơ bản. Với mức lạm phát cao như hiện nay, nếu Ngân hàng Nhà nước không duy trì chính sách lãi suất thực dương thì có nên chăng áp dụng một mức lãi suất cơ bản thấp như hiện nay? Một mức lãi suất cơ bản cao hơn để tạo đà cho dòng vốn lưu thông là cần thiết trong thời điểm này.
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã dừng các hoạt động cho vay bán lẻ (ngoại trừ cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm do chính ngân hàng đó phát hành và dịch vụ thẻ tín dụng), chỉ duy trì cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp truyền thống, đã có mối quan hệ lâu dài. Việc các ngân hàng dừng cho vay sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tiêu dùng cá nhân và sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
Trước tình hình thị trường như hiện nay, đã có nhiều cuộc thảo luận về các giải pháp để duy trì cho vay bán lẻ đồng thời kiểm soát được tăng trưởng tín dụng. Một trong số những giải pháp được các chuyên gia ủng hộ nhất là tạo ra một chỉ số dựa trên lãi suất huy động trung bình của các ngân hàng ngân hàng lớn và áp dụng một tỷ lệ biên nhất định để tạo trần lãi suất cho vay.
Theo người viết, giải pháp này vừa đảm bảo được tính khách quan của thị trường, do có thể điều chỉnh được, vừa phản ánh đúng mối tương quan giữa lạm phát và lãi suất cho vay và huy động, vừa có thể kiểm soát được sự tăng trưởng của tín dụng nóng và lại có thể phát triển cho vay tiêu dùng, đảm bảo tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế.
*Tác giả làm việc tại bộ phận dịch vụ tài chính cá nhân của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.