Lãi suất giảm mạnh có thể là “con dao hai lưỡi”
Việc lãi suất giảm mạnh có thể tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư về giá trị VND
Lãi suất huy động VND giảm là kết quả của vốn dư thừa dồn lại, ngân hàng phải cân đối áp lực chi phí. Nhưng vốn đang dư thừa ở mức độ nào, và lãi suất giảm có hoàn toàn tích cực?
Đầu tuần này, một số tổ chức đầu tư và ngân hàng thương mại cùng đưa ra nhận định về trạng thái vốn của hệ thống hiện nay. Dư thừa là nhận định chung được đưa ra, cũng như để lý giải cho thực tế lãi suất đang “rẻ” nhất trong nhiều năm qua.
Với hoạt động ngân hàng, khái niệm “dư thừa” vốn có lẽ không tồn tại. Đồng vốn luôn có các chức năng, nhiệm vụ và luôn phải sinh lời. Nhưng, khi một lượng vốn rất lớn buộc phải nằm ở “ngăn mát tủ lạnh” của Ngân hàng Nhà nước, hưởng lãi suất rất thấp, thì có thể xem là dư thừa.
Để hạn chế tình trạng dư thừa vốn mà có thể ảnh hưởng đến giá trị VND, đến ổn định tỷ giá, đến áp lực lạm phát…, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về. Hoạt động này cũng phản ánh tương đối mức độ dư thừa vốn của hệ thống hiện nay.
Theo dữ liệu mà Công ty Chứng khoán VCBS dẫn nguồn Bloomberg, đến cuối tháng 5/2014, quy mô lượng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước đang lưu hành lên tới trên 184.000 tỷ đồng - ở vùng cao nhất trong hơn một năm qua.
Trong hơn một tháng qua, gắn với biến động của tỷ giá USD/VND, hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tạm thời gián đoạn; lượng tiền cung ứng qua kênh này tạm ngừng. Thế nhưng không vì thế mà áp lực điều tiết trạng thái vốn của hệ thống nhẹ nhàng đi.
Đến ngày hôm nay (18/6), mặc dù đã giảm bớt đáng kể, nhưng nguồn dữ liệu VnEconomy tham khảo cho thấy lượng tín phiếu lưu hành vẫn ở mức rất cao, khoảng 160.000 tỷ đồng. So với một tháng trước, một lượng lớn tín phiếu đã đáo hạn, cùng với đó là lượng lớn đáng kể từ trái phiếu cũng đáo hạn, càng tạo thêm áp lực điều tiết đối với Ngân hàng Nhà nước.
Với các ngân hàng thương mại, vốn dư nhiều dẫn đến phản ứng là giảm lãi suất. Nhưng nếu lãi suất tiếp tục giảm sâu, bên cạnh lợi ích tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, cũng có quan ngại đặt ra.
Theo nhận định của nhóm phân tích Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), việc lãi suất giảm mạnh thời điểm này sẽ có thể là con dao hai lưỡi, vì nó có thể tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư về giá trị VND. Nếu lãi suất huy động giảm mạnh thêm, có thể một bộ phận dòng tiền sẽ chuyển hướng sang các kênh khác, mà một trong điểm đến đang được chú ý là ngoại tệ với kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá…
Dư vốn và lãi suất VND giảm hẳn cũng là điều mà Ngân hàng Nhà nước đang tính toán cẩn trọng, khi đặt trong các yêu cầu cân đối để giữ ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm.
Thế nên, những đồn đoán về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có trong tuần trước càng trở nên khó thực tế, vì rất khó để nhồi thêm tiền khi hệ thống đang dư thừa lớn mà tín dụng không tăng trưởng mạnh được.
Liên quan đến đồn đoán trên, sau bài viết đặt tình huống, một bạn đọc của VnEconomy gọi điện chia sẻ thêm rằng: ngoài việc đồn đoán yêu cầu tạo thêm tiền để có thể tiếp tục hạ lãi suất, kích thích tín dụng, khả năng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn được một số nhà đầu tư nhìn sang bước đi của Trung Quốc.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa quyết định giảm 0,5 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho một số ngân hàng tập trung tín dụng ở khu vực nông thôn và các công ty quy mô nhỏ, có hiệu lực từ ngày 16/6.
Nhiều năm qua, tại nhiều thời điểm, những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc, nên lần này thị trường có đồn đoán nói trên. Nhưng cho đến nay, đó vẫn chỉ là đồn đoán khó hiện thực, nhất là khi vốn đang dư thừa và lãi suất đang giảm như vậy.
Đầu tuần này, một số tổ chức đầu tư và ngân hàng thương mại cùng đưa ra nhận định về trạng thái vốn của hệ thống hiện nay. Dư thừa là nhận định chung được đưa ra, cũng như để lý giải cho thực tế lãi suất đang “rẻ” nhất trong nhiều năm qua.
Với hoạt động ngân hàng, khái niệm “dư thừa” vốn có lẽ không tồn tại. Đồng vốn luôn có các chức năng, nhiệm vụ và luôn phải sinh lời. Nhưng, khi một lượng vốn rất lớn buộc phải nằm ở “ngăn mát tủ lạnh” của Ngân hàng Nhà nước, hưởng lãi suất rất thấp, thì có thể xem là dư thừa.
Để hạn chế tình trạng dư thừa vốn mà có thể ảnh hưởng đến giá trị VND, đến ổn định tỷ giá, đến áp lực lạm phát…, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về. Hoạt động này cũng phản ánh tương đối mức độ dư thừa vốn của hệ thống hiện nay.
Theo dữ liệu mà Công ty Chứng khoán VCBS dẫn nguồn Bloomberg, đến cuối tháng 5/2014, quy mô lượng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước đang lưu hành lên tới trên 184.000 tỷ đồng - ở vùng cao nhất trong hơn một năm qua.
Trong hơn một tháng qua, gắn với biến động của tỷ giá USD/VND, hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tạm thời gián đoạn; lượng tiền cung ứng qua kênh này tạm ngừng. Thế nhưng không vì thế mà áp lực điều tiết trạng thái vốn của hệ thống nhẹ nhàng đi.
Đến ngày hôm nay (18/6), mặc dù đã giảm bớt đáng kể, nhưng nguồn dữ liệu VnEconomy tham khảo cho thấy lượng tín phiếu lưu hành vẫn ở mức rất cao, khoảng 160.000 tỷ đồng. So với một tháng trước, một lượng lớn tín phiếu đã đáo hạn, cùng với đó là lượng lớn đáng kể từ trái phiếu cũng đáo hạn, càng tạo thêm áp lực điều tiết đối với Ngân hàng Nhà nước.
Với các ngân hàng thương mại, vốn dư nhiều dẫn đến phản ứng là giảm lãi suất. Nhưng nếu lãi suất tiếp tục giảm sâu, bên cạnh lợi ích tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, cũng có quan ngại đặt ra.
Theo nhận định của nhóm phân tích Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), việc lãi suất giảm mạnh thời điểm này sẽ có thể là con dao hai lưỡi, vì nó có thể tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư về giá trị VND. Nếu lãi suất huy động giảm mạnh thêm, có thể một bộ phận dòng tiền sẽ chuyển hướng sang các kênh khác, mà một trong điểm đến đang được chú ý là ngoại tệ với kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá…
Dư vốn và lãi suất VND giảm hẳn cũng là điều mà Ngân hàng Nhà nước đang tính toán cẩn trọng, khi đặt trong các yêu cầu cân đối để giữ ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm.
Thế nên, những đồn đoán về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có trong tuần trước càng trở nên khó thực tế, vì rất khó để nhồi thêm tiền khi hệ thống đang dư thừa lớn mà tín dụng không tăng trưởng mạnh được.
Liên quan đến đồn đoán trên, sau bài viết đặt tình huống, một bạn đọc của VnEconomy gọi điện chia sẻ thêm rằng: ngoài việc đồn đoán yêu cầu tạo thêm tiền để có thể tiếp tục hạ lãi suất, kích thích tín dụng, khả năng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn được một số nhà đầu tư nhìn sang bước đi của Trung Quốc.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa quyết định giảm 0,5 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho một số ngân hàng tập trung tín dụng ở khu vực nông thôn và các công ty quy mô nhỏ, có hiệu lực từ ngày 16/6.
Nhiều năm qua, tại nhiều thời điểm, những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc, nên lần này thị trường có đồn đoán nói trên. Nhưng cho đến nay, đó vẫn chỉ là đồn đoán khó hiện thực, nhất là khi vốn đang dư thừa và lãi suất đang giảm như vậy.