Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ lãi suất, song thị trường vẫn còn các mức cao
Ngày đầu tiên các quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực (24/12), lãi suất trên thị trường không có nhiều xáo trộn; một số ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao ở các kỳ hạn dài.
Trước khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định giảm các lãi suất điều hành, hạ trần lãi suất huy động VND dưới 12 tháng và trần lãi suất cho vay 4 nhóm đối tượng, các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động đi trước.
Trong tháng 11 và đầu tháng 12 vừa qua, nhiều thành viên đã lần lượt bỏ các mức 13%/năm rồi 12%/năm trên biểu niêm yết. Diễn biến này một phần gắn với cân đối vốn thuận lợi, một phần để đón đầu chính sách điều chỉnh; mặt khác, trước xu hướng giảm thể hiện, giữ các mức lãi suất cao ở các kỳ hạn dài tiềm ẩn rủi ro chi phí.
Theo đó, việc điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước không còn quá mới mẻ, hay lãi suất trên thị trường không có nhiều xáo trộn.
Nếu như lãi suất VND các kỳ hạn dưới 12 tháng bị áp trần và hạ xuống tối đa 8%/năm là bắt buộc, thì các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là cơ chế mở để các nhà băng dễ thở hơn, chủ động hơn trong huy động vốn, nhất là ở mùa cao điểm chi trả cuối năm.
Dễ thấy hầu hết các ngân hàng thương mại chỉ giảm nhẹ lãi suất ở các kỳ hạn dài, duy trì một sự hấp dẫn nhất định để dự phòng cho vấn đề thanh khoản cuối năm. Mức giảm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến chỉ 0,5%/năm; một số vẫn duy trì mức trước ngày 24/12 như tại Vietcombank, Eximbank, ACB…
Mức cao nhất trên biểu niêm yết giữa các thành viên hiện đã có những chênh lệch đáng kể, như tại MB, Vietcombank chỉ là 10,5%/năm; tại ACB, SCB, Western Bank, BacABank là 12%/năm; tại Navibank là 12,5%/năm…
Và mức cao nhất, ứng với điều kiện quy mô tiền gửi, hiện là 12,8%/năm tại SeABank, ở kỳ hạn 12 và 13 tháng cho lượng tiền gửi từ 2 tỷ đồng trở lên có ở sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc giảm lãi suất nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài 4 nhóm được áp trần lãi suất cho vay (hiện tối đa là 12%/năm), thì cơ hội để giảm tiếp cho các nhóm đối tượng khác vẫn khó mở rộng.
Thực tế tại các kỳ hạn dài như trên, các ngân hàng thương mại vẫn giữ các mức lãi suất cao, dù bình quân thấp hơn song chi phí huy động vốn vẫn có độ trễ nhất định để giảm tiếp lãi suất cho vay.
Hiện lãi suất huy động đã rút về phổ biến từ 8% - 12%/năm, song lãi suất cho vay vẫn còn nhiều khoản từ 17% - 18%/năm, nhất là các khoản vay trung và dài hạn.
Trước khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định giảm các lãi suất điều hành, hạ trần lãi suất huy động VND dưới 12 tháng và trần lãi suất cho vay 4 nhóm đối tượng, các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động đi trước.
Trong tháng 11 và đầu tháng 12 vừa qua, nhiều thành viên đã lần lượt bỏ các mức 13%/năm rồi 12%/năm trên biểu niêm yết. Diễn biến này một phần gắn với cân đối vốn thuận lợi, một phần để đón đầu chính sách điều chỉnh; mặt khác, trước xu hướng giảm thể hiện, giữ các mức lãi suất cao ở các kỳ hạn dài tiềm ẩn rủi ro chi phí.
Theo đó, việc điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước không còn quá mới mẻ, hay lãi suất trên thị trường không có nhiều xáo trộn.
Nếu như lãi suất VND các kỳ hạn dưới 12 tháng bị áp trần và hạ xuống tối đa 8%/năm là bắt buộc, thì các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là cơ chế mở để các nhà băng dễ thở hơn, chủ động hơn trong huy động vốn, nhất là ở mùa cao điểm chi trả cuối năm.
Dễ thấy hầu hết các ngân hàng thương mại chỉ giảm nhẹ lãi suất ở các kỳ hạn dài, duy trì một sự hấp dẫn nhất định để dự phòng cho vấn đề thanh khoản cuối năm. Mức giảm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến chỉ 0,5%/năm; một số vẫn duy trì mức trước ngày 24/12 như tại Vietcombank, Eximbank, ACB…
Mức cao nhất trên biểu niêm yết giữa các thành viên hiện đã có những chênh lệch đáng kể, như tại MB, Vietcombank chỉ là 10,5%/năm; tại ACB, SCB, Western Bank, BacABank là 12%/năm; tại Navibank là 12,5%/năm…
Và mức cao nhất, ứng với điều kiện quy mô tiền gửi, hiện là 12,8%/năm tại SeABank, ở kỳ hạn 12 và 13 tháng cho lượng tiền gửi từ 2 tỷ đồng trở lên có ở sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc giảm lãi suất nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài 4 nhóm được áp trần lãi suất cho vay (hiện tối đa là 12%/năm), thì cơ hội để giảm tiếp cho các nhóm đối tượng khác vẫn khó mở rộng.
Thực tế tại các kỳ hạn dài như trên, các ngân hàng thương mại vẫn giữ các mức lãi suất cao, dù bình quân thấp hơn song chi phí huy động vốn vẫn có độ trễ nhất định để giảm tiếp lãi suất cho vay.
Hiện lãi suất huy động đã rút về phổ biến từ 8% - 12%/năm, song lãi suất cho vay vẫn còn nhiều khoản từ 17% - 18%/năm, nhất là các khoản vay trung và dài hạn.