Lãi suất ngân hàng: “Xanh vỏ, đỏ lòng”?
Sự bình ổn theo trần thỏa thuận chỉ là bề nổi, còn thực tế cầu vốn của các ngân hàng vẫn căng thẳng
Một ngày sau thỏa thuận giảm lãi suất, thị trường liên ngân hàng lại có dấu hiệu tái diễn biến động như từng xẩy ra cuối tháng 2 vừa qua.
Đến cuối ngày 2/4, các ngân hàng đã lần lượt giảm lãi suất huy động VND, tôn trọng trần thỏa thuận 11%/năm. Lãi suất trên thị trường chính thức bình ổn.
Nhưng, không phải đợi lâu, ngay trong ngày 2/4, thị trường liên ngân hàng đã có biến động, lãi suất qua đêm VND vọt lên tới 12%/năm. Một đột biến bởi chưa đầy một tuần trước đó mốc phổ biến chỉ từ 5 – 7%; kỳ hạn 1 tuần cũng chỉ từ 7 -7,5%/năm, kỳ hạn 1 tháng cao nhất cũng chỉ 10%/năm.
Phản ứng tức thời này gây bất ngờ với giới quan sát, bởi trước đó, trong cuộc họp bàn tìm trần lãi suất thỏa thuận, chính đại diện các ngân hàng đã cùng chủ động lùi về mốc 11% thay vì 12% như công điện của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Liệu đó có phải là phản ứng chỉ mang tính thời điểm trong ngày thực hiện giảm lãi suất theo thỏa thuận? Câu trả lời có ngay ở ngày nối tiếp, ngày 3/4: lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại vọt lên mốc 15%/năm. Tuy còn xa mốc 40%/năm từng treo trong tuần cuối của tháng 2 trước đó, nhưng là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Diễn biến trên đang đi cùng với một nhận định: lãi suất trên thị trường ngân hàng đang ở trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng”. Sự bình ổn theo trần thỏa thuận chỉ là bề nổi, còn thực tế cầu vốn của các ngân hàng vẫn căng thẳng.
Diễn biến trên cũng cho thấy lãi suất đang trong thế của một quả bóng, nhấn bình ổn điểm này sẽ căng “cân đối” ở một điểm khác.
Nguyên nhân của hiện tượng này đang được giải thích từ sự phòng vệ trước khả năng thanh khoản của một số ngân hàng, khi lực hút huy động không còn lợi thế về lãi suất. Trong khi đó, cũng với mục tiêu đó, những ngân hàng dư vốn khả dụng không mở hầu bao. Cầu vay đang đẩy lãi suất tăng.
Mặt khác, theo thời điểm thường thấy, đây là kỳ đáo hạn quý đầu năm của nhiều hợp đồng tiền gửi, yêu cầu giải ngân tăng lên cộng với yêu cầu dự trữ bắt buộc đầu tháng.
Cầu vốn và lãi suất căng, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, người tiêu dùng lại đứng trước khó khăn. Lãi suất cho vay đầu ra vừa đứng trước cơ hội giảm theo lãi suất huy động lại vấp phải trở ngại.
Một lần nữa, vai trò của Ngân hàng Nhà nước lại được nhắc tới; thông điệp hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên đưa ra trước đó đang chờ bảo đảm giá trị.
Đến cuối ngày 2/4, các ngân hàng đã lần lượt giảm lãi suất huy động VND, tôn trọng trần thỏa thuận 11%/năm. Lãi suất trên thị trường chính thức bình ổn.
Nhưng, không phải đợi lâu, ngay trong ngày 2/4, thị trường liên ngân hàng đã có biến động, lãi suất qua đêm VND vọt lên tới 12%/năm. Một đột biến bởi chưa đầy một tuần trước đó mốc phổ biến chỉ từ 5 – 7%; kỳ hạn 1 tuần cũng chỉ từ 7 -7,5%/năm, kỳ hạn 1 tháng cao nhất cũng chỉ 10%/năm.
Phản ứng tức thời này gây bất ngờ với giới quan sát, bởi trước đó, trong cuộc họp bàn tìm trần lãi suất thỏa thuận, chính đại diện các ngân hàng đã cùng chủ động lùi về mốc 11% thay vì 12% như công điện của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Liệu đó có phải là phản ứng chỉ mang tính thời điểm trong ngày thực hiện giảm lãi suất theo thỏa thuận? Câu trả lời có ngay ở ngày nối tiếp, ngày 3/4: lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại vọt lên mốc 15%/năm. Tuy còn xa mốc 40%/năm từng treo trong tuần cuối của tháng 2 trước đó, nhưng là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Diễn biến trên đang đi cùng với một nhận định: lãi suất trên thị trường ngân hàng đang ở trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng”. Sự bình ổn theo trần thỏa thuận chỉ là bề nổi, còn thực tế cầu vốn của các ngân hàng vẫn căng thẳng.
Diễn biến trên cũng cho thấy lãi suất đang trong thế của một quả bóng, nhấn bình ổn điểm này sẽ căng “cân đối” ở một điểm khác.
Nguyên nhân của hiện tượng này đang được giải thích từ sự phòng vệ trước khả năng thanh khoản của một số ngân hàng, khi lực hút huy động không còn lợi thế về lãi suất. Trong khi đó, cũng với mục tiêu đó, những ngân hàng dư vốn khả dụng không mở hầu bao. Cầu vay đang đẩy lãi suất tăng.
Mặt khác, theo thời điểm thường thấy, đây là kỳ đáo hạn quý đầu năm của nhiều hợp đồng tiền gửi, yêu cầu giải ngân tăng lên cộng với yêu cầu dự trữ bắt buộc đầu tháng.
Cầu vốn và lãi suất căng, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, người tiêu dùng lại đứng trước khó khăn. Lãi suất cho vay đầu ra vừa đứng trước cơ hội giảm theo lãi suất huy động lại vấp phải trở ngại.
Một lần nữa, vai trò của Ngân hàng Nhà nước lại được nhắc tới; thông điệp hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên đưa ra trước đó đang chờ bảo đảm giá trị.