Lãi suất sẽ dội ngược?
Đây là diễn biến ít thấy trên thị trường, khi các ngân hàng cổ phần lớn lại đi đầu trong việc áp mức lãi suất cao nhất như vậy
Nhiều ngân hàng thương mại đã áp mức 13%/năm trên biểu lãi suất huy động VND, dù không hẳn tất cả đều có dấu hiệu khó khăn thanh khoản.
10 ngày sau khi mức lãi suất 13%/năm xuất hiện trên biểu niêm yết trong hệ thống với quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Á Châu (ACB), nhiều ngân hàng thương mại lớn nhỏ đã chính thức nhập cuộc.
Ngày 11/9, ACB là ngân hàng đầu tiên áp mức 13%/năm trên biểu lãi suất huy động VND. Đây là mức cao nhất và lần đầu tiên xuất hiện kể từ tháng 6/2012 trở lại đây (trước đó là hiện tượng sản phẩm “kỳ hạn duy nhất, lãi suất cao nhất” có tại Western Bank với 14%/năm chỉ áp vài ngày).
Ngay sau đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng nhập cuộc với các mức lãi suất cao nhất từ 12,8 - 13%/năm.
Như đề cập ở các bản tin trước, đây là diễn biến ít thấy trên thị trường, khi các ngân hàng cổ phần lớn lại đi đầu trong việc áp mức lãi suất cao nhất như vậy. Và từ đầu tuần này đến ngày 20/9, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã nhập cuộc.
Tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank), nếu biểu lãi suất giới thiệu trên website cao nhất chỉ là 11,9%/năm, thì lãi suất niêm yết tại một số điểm giao dịch thực tế đã lên 13%/năm. Tại Ngân hàng Đại Á (DaiABank), mức cao nhất 13%/năm cũng đã có ở kỳ hạn 13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ. Hay tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), ở sản phẩm tiết kiệm “2 trong 1” kỳ hạn 12 tháng, mức cao nhất đã lên 12,9%/năm… 13% cũng hiện là mức lãi suất cao nhất tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).
Hiện những mức lãi suất cao nói trên chỉ tập trung ở hai kỳ hạn là 12 và 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Đây cũng là những kỳ hạn không bị khống chế trần lãi suất theo quy định hiện hành. Các kỳ hạn dài hơn vẫn ở dưới 12%/năm, các kỳ hạn dưới 12 tháng tối đa là 9%/năm.
Đợt biến động này, với mức 13%/năm đang mở rộng trong hệ thống, có thể tạo sự “dội ngược” của lãi suất huy động sau chủ trương và mong đợi về giảm lãi suất cho vay tập trung trong tháng 7 và 8 vừa qua.
Điểm được chú ý là việc điều chỉnh xuất phát từ một số ngân hàng lớn, như trường hợp của ACB. Có thể qua tác động của sự kiện một số người liên quan đến lãnh đạo trước đây bị bắt giữ một tháng trước, cùng sự thay đổi nhân sự cao cấp vừa diễn ra, ngân hàng này cần một sự cạnh tranh mạnh hơn, cụ thể ở lãi suất, để tạo tấm đệm cho thanh khoản, dự phòng phản ứng bất lợi của người gửi tiền.
Trong khi đó, khi một số thành viên lớn chiếm thị phần lớn đi trước, những ngân hàng thương mại nhỏ và vừa cũng quyết định nhập cuộc, với mục đích phòng thủ và giữ chân khách hàng hơn là vì bảo vệ thanh khoản.
Khảo sát của VnEconomy tại một số thành viên cho thấy, các tỷ lệ an toàn và khả năng chi trả đang ở thời điểm tốt nhất kể từ cuối năm 2011 trở lại đây.
Như tại DaiABank, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) riêng lẻ hiện khá cao, đạt 20,73% so với mức yêu cầu 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ CAR hợp nhất đạt 21,48%. Các tỷ lệ về khả năng chi trả cũng cao hơn từ 2 - 3 lần so với quy định trong Thông tư 13. Huy động vốn tăng trưởng khá mạnh với khoảng 18% tính đến hết tháng 8…
Hay tại VietBank, trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo ngân hàng nói rằng các tỷ lệ an toàn, thanh khoản luôn được đảm bảo ngay cả những thời điểm khó khăn trước đây; còn hiện nay hoạt động ngân hàng nói riêng và thị trường nói chung đang khá thuận lợi về huy động và cân đối thanh thoản.
Tại Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank), dữ liệu cập nhật cho thấy, cùng với tỷ lệ CAR cao hơn quy định với gần 12,5%, các tỷ lệ về khả năng chi trả đều cao hơn hẳn các mức quy định của Ngân hàng Nhà nước…
Còn theo các dữ liệu cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước cập nhật gần đây, hệ thống đang có những chuyển biến tích cực về tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động (LDR); tăng trưởng huy động vốn của hệ thống, đặc biệt là từ dân cư, liên tục tăng cao qua các tháng kể từ đầu năm, trong khi tín dụng mới chỉ tăng trưởng rất thấp.
Trong bối cảnh chung đó, để nhập cuộc mức lãi suất 13%/năm nói trên, hay mở rộng lãi suất cao ra các kỳ hạn thì bài toán chi phí với lợi nhuận sẽ được tính toán thận trọng hơn so với các cuộc đua lãi suất trước đây.
Ở diễn biến chung, nếu lãi suất huy động cao tiếp tục mở rộng và thể hiện xu hướng tăng rõ nét, nhà điều hành có thể phải xem xét, bởi nó sẽ là lực cản đối với yêu cầu giảm lãi suất cho vay mà mới chỉ thực sự thể hiện được vài tháng gần đây.
10 ngày sau khi mức lãi suất 13%/năm xuất hiện trên biểu niêm yết trong hệ thống với quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Á Châu (ACB), nhiều ngân hàng thương mại lớn nhỏ đã chính thức nhập cuộc.
Ngày 11/9, ACB là ngân hàng đầu tiên áp mức 13%/năm trên biểu lãi suất huy động VND. Đây là mức cao nhất và lần đầu tiên xuất hiện kể từ tháng 6/2012 trở lại đây (trước đó là hiện tượng sản phẩm “kỳ hạn duy nhất, lãi suất cao nhất” có tại Western Bank với 14%/năm chỉ áp vài ngày).
Ngay sau đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng nhập cuộc với các mức lãi suất cao nhất từ 12,8 - 13%/năm.
Như đề cập ở các bản tin trước, đây là diễn biến ít thấy trên thị trường, khi các ngân hàng cổ phần lớn lại đi đầu trong việc áp mức lãi suất cao nhất như vậy. Và từ đầu tuần này đến ngày 20/9, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã nhập cuộc.
Tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank), nếu biểu lãi suất giới thiệu trên website cao nhất chỉ là 11,9%/năm, thì lãi suất niêm yết tại một số điểm giao dịch thực tế đã lên 13%/năm. Tại Ngân hàng Đại Á (DaiABank), mức cao nhất 13%/năm cũng đã có ở kỳ hạn 13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ. Hay tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), ở sản phẩm tiết kiệm “2 trong 1” kỳ hạn 12 tháng, mức cao nhất đã lên 12,9%/năm… 13% cũng hiện là mức lãi suất cao nhất tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).
Hiện những mức lãi suất cao nói trên chỉ tập trung ở hai kỳ hạn là 12 và 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Đây cũng là những kỳ hạn không bị khống chế trần lãi suất theo quy định hiện hành. Các kỳ hạn dài hơn vẫn ở dưới 12%/năm, các kỳ hạn dưới 12 tháng tối đa là 9%/năm.
Đợt biến động này, với mức 13%/năm đang mở rộng trong hệ thống, có thể tạo sự “dội ngược” của lãi suất huy động sau chủ trương và mong đợi về giảm lãi suất cho vay tập trung trong tháng 7 và 8 vừa qua.
Điểm được chú ý là việc điều chỉnh xuất phát từ một số ngân hàng lớn, như trường hợp của ACB. Có thể qua tác động của sự kiện một số người liên quan đến lãnh đạo trước đây bị bắt giữ một tháng trước, cùng sự thay đổi nhân sự cao cấp vừa diễn ra, ngân hàng này cần một sự cạnh tranh mạnh hơn, cụ thể ở lãi suất, để tạo tấm đệm cho thanh khoản, dự phòng phản ứng bất lợi của người gửi tiền.
Trong khi đó, khi một số thành viên lớn chiếm thị phần lớn đi trước, những ngân hàng thương mại nhỏ và vừa cũng quyết định nhập cuộc, với mục đích phòng thủ và giữ chân khách hàng hơn là vì bảo vệ thanh khoản.
Khảo sát của VnEconomy tại một số thành viên cho thấy, các tỷ lệ an toàn và khả năng chi trả đang ở thời điểm tốt nhất kể từ cuối năm 2011 trở lại đây.
Như tại DaiABank, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) riêng lẻ hiện khá cao, đạt 20,73% so với mức yêu cầu 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ CAR hợp nhất đạt 21,48%. Các tỷ lệ về khả năng chi trả cũng cao hơn từ 2 - 3 lần so với quy định trong Thông tư 13. Huy động vốn tăng trưởng khá mạnh với khoảng 18% tính đến hết tháng 8…
Hay tại VietBank, trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo ngân hàng nói rằng các tỷ lệ an toàn, thanh khoản luôn được đảm bảo ngay cả những thời điểm khó khăn trước đây; còn hiện nay hoạt động ngân hàng nói riêng và thị trường nói chung đang khá thuận lợi về huy động và cân đối thanh thoản.
Tại Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank), dữ liệu cập nhật cho thấy, cùng với tỷ lệ CAR cao hơn quy định với gần 12,5%, các tỷ lệ về khả năng chi trả đều cao hơn hẳn các mức quy định của Ngân hàng Nhà nước…
Còn theo các dữ liệu cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước cập nhật gần đây, hệ thống đang có những chuyển biến tích cực về tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động (LDR); tăng trưởng huy động vốn của hệ thống, đặc biệt là từ dân cư, liên tục tăng cao qua các tháng kể từ đầu năm, trong khi tín dụng mới chỉ tăng trưởng rất thấp.
Trong bối cảnh chung đó, để nhập cuộc mức lãi suất 13%/năm nói trên, hay mở rộng lãi suất cao ra các kỳ hạn thì bài toán chi phí với lợi nhuận sẽ được tính toán thận trọng hơn so với các cuộc đua lãi suất trước đây.
Ở diễn biến chung, nếu lãi suất huy động cao tiếp tục mở rộng và thể hiện xu hướng tăng rõ nét, nhà điều hành có thể phải xem xét, bởi nó sẽ là lực cản đối với yêu cầu giảm lãi suất cho vay mà mới chỉ thực sự thể hiện được vài tháng gần đây.