Lãi suất và lỗ hổng ruộng bậc thang
Nhìn về sự mâu thuẫn giữa những lỗ hổng của ruộng bậc thang trong huy động vốn ngân hàng với yêu cầu tôn trọng đồng thuận
Đã có đồng thuận, lãi suất vẫn biến động. Phía sau đó là một dòng chảy gây xáo trộn và tiềm ẩn những rủi ro. Đây là hệ quả của sự mâu thuẫn giữa những lỗ hổng của ruộng bậc thang trong huy động vốn với yêu cầu tôn trọng đồng thuận.
Sau hơn 10 ngày thực hiện đồng thuận tối đa 12%/năm giữa các hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), lãi suất huy động VND của các ngân hàng đã tương ổn định trên biểu niêm yết. Nhưng có những chuyển động “ngầm” không bình yên…
Lỗ hổng ở ruộng bậc thang
Những ngày gần đây, lãnh đạo của một ngân hàng thương mại không thể bình tâm khi nhìn một phần tiền gửi VND đội nón ra đi. Ước tính trong hai tuần qua, khoảng 10% lượng tiền gửi có kỳ hạn tại đây rút ra trước hạn.
Lý do rất đơn giản: đồng vốn chuyển đến địa chỉ mới có lãi suất huy động cao hơn. Mặc dù đã có đồng thuận lãi suất tối đa suốt thời gian qua và hiện nay, nhưng vẫn tồn tại sự dịch chuyển đó.
Đồng thuận về lãi suất tối đa không còn nguyên vẹn. Sau hẹn thực hiện từ ngày 8/11, thị trường chứng kiến nhiều biến động. Đến nay tình hình đã tương đối ổn định, nhưng nhiều ngân hàng thương mại đã áp lãi suất huy động trên 12%/năm, cao nhất là 13,8%/năm một cách chính thức trên biểu niêm yết.
Đáng chú ý là những “giao dịch ngầm” với sự mặc cả của người gửi tiền. Một số thông tin phản ánh, lãi suất tiền gửi qua mặc cả có thể lên tới 15% - 16%/năm.
Thực tế đó một phần được thừa nhận trong báo cáo mới cập nhật của Ngân hàng Nhà nước: “Một số ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức khuyến mại bằng lãi suất, tiền mặt hoặc thỏa thuận lãi suất đối với những khoản tiền gửi giá trị lớn làm cho lãi suất huy động thực tế cao hơn lãi suất niêm yết”.
Đi cùng với những diễn biến trên, thay vì “bằng phẳng” tương đối theo đồng thuận, trạng thái ruộng bậc thang đã xuất hiện trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng. Và chênh lệch lãi suất lớn đã khoan những lỗ hổng để tạo một dòng chảy về những điểm trũng.
Ở ngân hàng trên, việc tôn trọng đồng thuận đồng nghĩa với việc chứng kiến sự ra đi một phần của nguồn vốn theo lẽ thường vận động của dòng chảy. Nếu dòng chảy này tiếp diễn, rủi ro tích lũy khi mất cân đối trong cơ cấu vốn và thanh khoản là vấn đề đáng ngại. Rộng hơn, nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng có sự chạy vòng và xáo trộn mà ảnh hưởng của nó là khó lường… Quy mô khoảng 10% tổng tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn chỉ sau hai tuần ở trường hợp trên là một tham khảo đáng chú ý.
Bình thường và bất thường
Trước thực tế bất lợi trên, phản ứng đầu tiên mà ngân hàng đưa ra là tăng cường dịch vụ tư vấn. Chuyên viên ngân hàng xây dựng hẳn những ví dụ chi tiết để giải thích với khách hàng rút tiền trước hạn. Bởi lợi ích của thời gian thực gửi chỉ được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn như quy định.
Hẳn nhiên, người gửi tiền tính toán được những lợi ích đó. Sự dịch chuyển theo đó có thể tập trung ở những khoản tiền gửi mới; hoặc với những khoản tiền gửi cũ theo sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi, trong đó có tính năng dễ dàng rút vốn trước hạn với lãi thực nhận cao; hoặc đơn giản là đã được tính toán ở sự đánh đổi có lợi hơn.
Ở đây khó có thể trách người gửi tiền. Phản ứng của họ là lẽ thường để bảo đảm khả năng sinh lời tối đa của đồng vốn. Nếu không muốn chứng kiến những sự ra đi, ngân hàng buộc phải chấp nhận “cuộc chơi”, bù đắp thêm cho thửa ruộng của mình, khi quy ước “chất lượng nguồn nước như nhau” không còn nguyên vẹn.
Đó là sự dịch chuyển bình thường, thường thấy ở các đợt biến động lãi suất. Thế nhưng, theo phản ánh của chuyên viên ngân hàng khi trực tiếp xử lý các hợp đồng tiền gửi, bất thường có ở những quyết định ra đi khi sự đánh đổi qua tính toán cụ thể là không có lợi, bởi quy định áp lãi không kỳ hạn cho thời gian thực gửi trước đó. Đặc biệt, việc rút trước hạn còn có cả ở một số trường hợp đã gửi kỳ hạn dài.
“Có lẽ khách hàng quá nóng vội, tranh thủ những biểu lãi suất khác hấp dẫn hơn mà rút trước hạn, chưa tính toán thiệt hơn một cách cụ thể, nhất là khi các lãi suất cao lôi kéo chủ yếu chỉ tập trung các kỳ hạn ngắn. Hoặc chênh lệch lãi suất đã quá lớn thúc đẩy họ từ bỏ lợi ích đã tích lũy”, chuyên viên ngân hàng lý giải.
Cần một đồng thuận cân bằng?
Trong câu chuyện này, cũng khó trách các ngân hàng áp lãi suất cao, hay đưa ra những thỏa thuận “ngầm”. Chiếc áo lãi suất với cỡ đồng thuận lúc này không vừa với nhu cầu cơ thể họ.
Thị trường có cầu, có cung. Đồng thuận lãi suất không còn giữ được tính đại diện chung cho tất cả các nhu cầu vốn. Để bảo vệ thanh khoản, các cân đối an toàn, mỗi ngân hàng thương mại đều phải chủ động tự bảo vệ mình trước khi được cứu trợ. Theo đó, sự tồn tại của những lực lôi kéo để tạo dịch chuyển nguồn vốn là dễ hiểu.
Đồng thuận lãi suất có lẽ đến lúc cần xem xét lại. Cần một sự thay đổi. Nên chăng đồng thuận theo hướng cùng vận động để tạo cân bằng chung, hơn là đồng thuận mang tính cố định mà không bao trọn được các nhu cầu. Các ngân hàng cùng điều chỉnh lãi suất đến một điểm nào đó tạo được sự cân bằng của nguồn vốn với nhu cầu nội tại, cân bằng được cung - cầu trên thị trường để ổn định trong hoạt động, rộng hơn là ổn định cho hệ thống.
Dĩ nhiên, điều này không đồng nghĩa với thả nổi hoàn toàn. Lãi suất huy động có thể tăng cao, nhưng đến một điểm nào đó quá sức của nhu cầu vay, đầu ra hạn chế, và trạng thái vốn đã đảm bảo, tự thân các ngân hàng sẽ điều chỉnh. Thêm nữa, ở đây là vai trò của người đứng sau cùng - Ngân hàng Nhà nước - sử dụng các công cụ kỹ thuật để cân đối, thay vì một đồng thuận “cứng” mang tính áp đặt nào đó.
Sau hơn 10 ngày thực hiện đồng thuận tối đa 12%/năm giữa các hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), lãi suất huy động VND của các ngân hàng đã tương ổn định trên biểu niêm yết. Nhưng có những chuyển động “ngầm” không bình yên…
Lỗ hổng ở ruộng bậc thang
Những ngày gần đây, lãnh đạo của một ngân hàng thương mại không thể bình tâm khi nhìn một phần tiền gửi VND đội nón ra đi. Ước tính trong hai tuần qua, khoảng 10% lượng tiền gửi có kỳ hạn tại đây rút ra trước hạn.
Lý do rất đơn giản: đồng vốn chuyển đến địa chỉ mới có lãi suất huy động cao hơn. Mặc dù đã có đồng thuận lãi suất tối đa suốt thời gian qua và hiện nay, nhưng vẫn tồn tại sự dịch chuyển đó.
Đồng thuận về lãi suất tối đa không còn nguyên vẹn. Sau hẹn thực hiện từ ngày 8/11, thị trường chứng kiến nhiều biến động. Đến nay tình hình đã tương đối ổn định, nhưng nhiều ngân hàng thương mại đã áp lãi suất huy động trên 12%/năm, cao nhất là 13,8%/năm một cách chính thức trên biểu niêm yết.
Đáng chú ý là những “giao dịch ngầm” với sự mặc cả của người gửi tiền. Một số thông tin phản ánh, lãi suất tiền gửi qua mặc cả có thể lên tới 15% - 16%/năm.
Thực tế đó một phần được thừa nhận trong báo cáo mới cập nhật của Ngân hàng Nhà nước: “Một số ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức khuyến mại bằng lãi suất, tiền mặt hoặc thỏa thuận lãi suất đối với những khoản tiền gửi giá trị lớn làm cho lãi suất huy động thực tế cao hơn lãi suất niêm yết”.
Đi cùng với những diễn biến trên, thay vì “bằng phẳng” tương đối theo đồng thuận, trạng thái ruộng bậc thang đã xuất hiện trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng. Và chênh lệch lãi suất lớn đã khoan những lỗ hổng để tạo một dòng chảy về những điểm trũng.
Ở ngân hàng trên, việc tôn trọng đồng thuận đồng nghĩa với việc chứng kiến sự ra đi một phần của nguồn vốn theo lẽ thường vận động của dòng chảy. Nếu dòng chảy này tiếp diễn, rủi ro tích lũy khi mất cân đối trong cơ cấu vốn và thanh khoản là vấn đề đáng ngại. Rộng hơn, nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng có sự chạy vòng và xáo trộn mà ảnh hưởng của nó là khó lường… Quy mô khoảng 10% tổng tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn chỉ sau hai tuần ở trường hợp trên là một tham khảo đáng chú ý.
Bình thường và bất thường
Trước thực tế bất lợi trên, phản ứng đầu tiên mà ngân hàng đưa ra là tăng cường dịch vụ tư vấn. Chuyên viên ngân hàng xây dựng hẳn những ví dụ chi tiết để giải thích với khách hàng rút tiền trước hạn. Bởi lợi ích của thời gian thực gửi chỉ được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn như quy định.
Hẳn nhiên, người gửi tiền tính toán được những lợi ích đó. Sự dịch chuyển theo đó có thể tập trung ở những khoản tiền gửi mới; hoặc với những khoản tiền gửi cũ theo sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi, trong đó có tính năng dễ dàng rút vốn trước hạn với lãi thực nhận cao; hoặc đơn giản là đã được tính toán ở sự đánh đổi có lợi hơn.
Ở đây khó có thể trách người gửi tiền. Phản ứng của họ là lẽ thường để bảo đảm khả năng sinh lời tối đa của đồng vốn. Nếu không muốn chứng kiến những sự ra đi, ngân hàng buộc phải chấp nhận “cuộc chơi”, bù đắp thêm cho thửa ruộng của mình, khi quy ước “chất lượng nguồn nước như nhau” không còn nguyên vẹn.
Đó là sự dịch chuyển bình thường, thường thấy ở các đợt biến động lãi suất. Thế nhưng, theo phản ánh của chuyên viên ngân hàng khi trực tiếp xử lý các hợp đồng tiền gửi, bất thường có ở những quyết định ra đi khi sự đánh đổi qua tính toán cụ thể là không có lợi, bởi quy định áp lãi không kỳ hạn cho thời gian thực gửi trước đó. Đặc biệt, việc rút trước hạn còn có cả ở một số trường hợp đã gửi kỳ hạn dài.
“Có lẽ khách hàng quá nóng vội, tranh thủ những biểu lãi suất khác hấp dẫn hơn mà rút trước hạn, chưa tính toán thiệt hơn một cách cụ thể, nhất là khi các lãi suất cao lôi kéo chủ yếu chỉ tập trung các kỳ hạn ngắn. Hoặc chênh lệch lãi suất đã quá lớn thúc đẩy họ từ bỏ lợi ích đã tích lũy”, chuyên viên ngân hàng lý giải.
Cần một đồng thuận cân bằng?
Trong câu chuyện này, cũng khó trách các ngân hàng áp lãi suất cao, hay đưa ra những thỏa thuận “ngầm”. Chiếc áo lãi suất với cỡ đồng thuận lúc này không vừa với nhu cầu cơ thể họ.
Thị trường có cầu, có cung. Đồng thuận lãi suất không còn giữ được tính đại diện chung cho tất cả các nhu cầu vốn. Để bảo vệ thanh khoản, các cân đối an toàn, mỗi ngân hàng thương mại đều phải chủ động tự bảo vệ mình trước khi được cứu trợ. Theo đó, sự tồn tại của những lực lôi kéo để tạo dịch chuyển nguồn vốn là dễ hiểu.
Đồng thuận lãi suất có lẽ đến lúc cần xem xét lại. Cần một sự thay đổi. Nên chăng đồng thuận theo hướng cùng vận động để tạo cân bằng chung, hơn là đồng thuận mang tính cố định mà không bao trọn được các nhu cầu. Các ngân hàng cùng điều chỉnh lãi suất đến một điểm nào đó tạo được sự cân bằng của nguồn vốn với nhu cầu nội tại, cân bằng được cung - cầu trên thị trường để ổn định trong hoạt động, rộng hơn là ổn định cho hệ thống.
Dĩ nhiên, điều này không đồng nghĩa với thả nổi hoàn toàn. Lãi suất huy động có thể tăng cao, nhưng đến một điểm nào đó quá sức của nhu cầu vay, đầu ra hạn chế, và trạng thái vốn đã đảm bảo, tự thân các ngân hàng sẽ điều chỉnh. Thêm nữa, ở đây là vai trò của người đứng sau cùng - Ngân hàng Nhà nước - sử dụng các công cụ kỹ thuật để cân đối, thay vì một đồng thuận “cứng” mang tính áp đặt nào đó.