Lãi suất vay nóng tăng
Bước vào mùa làm ăn cuối năm, nhu cầu vay vốn tăng mạnh, thế nhưng nhiều ngân hàng lại hạn chế cho vay
Bước vào mùa làm ăn cuối năm, nhu cầu vay vốn tăng mạnh, thế nhưng nhiều ngân hàng lại hạn chế cho vay. Trong lúc đó, tín dụng ngoài ngân hàng trở nên sôi động, với lãi suất cho vay liên tục tăng.
Theo ông Thanh, một chủ chuyên cho vay ở khu vực quận 1, lãi suất dành cho khách quen hoặc có tài sản cầm cố hồi đầu tháng 9 chỉ mới khoảng 2,5%/tháng, nhưng đến cuối tháng 9 đã tăng lên 3,5% và hiện nay là 4%/tháng.
Lãi cho vay đang tăng nhanh
Ông Thanh nói: “Với số người có nhu cầu vay khá nhiều như hiện nay, thì đến cuối tháng có thể lãi suất với khách quen sẽ 5%/tháng, còn khách mới thì phải trên 10%/tháng”. Giải thích về lý do lãi suất tăng liên tục, ông Thanh cho rằng: “Lãi suất ngân hàng đang tăng, lại khó vay. Cuối năm, người cần tiền tăng, nên lãi suất bên ngoài cũng phải tăng lên”.
Mức lãi mà ông Thanh nêu trên, áp dụng cho khách vay có thời hạn từ ba tháng trở lên. Riêng nhu cầu vay nóng, vay đảo nợ ngân hàng, ông Nguyễn H., người chuyên cho vay nóng để giải quyết các vướng mắc tín dụng với hạn mức lên đến hàng chục tỉ đồng cho biết: “Một số công ty tìm cách vay nóng để đảo nợ, thì lãi suất khoảng 0,5%/ngày. Chỉ khi nào công ty quen, có tiềm lực vững chắc thì mới ưu đãi 0,3%/ngày”.
Tính ra, lãi suất cũng lên đến 9 hoặc 15%/tháng, nhưng ông H. cho rằng: “Vay đảo nợ thì chỉ vài ba ngày là quyết toán xong. Ngân hàng lại cho vay khoản mới, nên lãi người cho vay thu về cũng không bằng cho vay có thời hạn dài…”
Đó là cho công ty vay, còn mức lãi vay nóng ở các chợ hiện nay với tiểu thương đã lên đến 1%/ngày. Bà T. Lan, chủ sạp bán vải chợ An Đông kể: “Mấy hôm rồi cần nhập đợt hàng mới, mẫu độc quyền, nên tui và cô em gái phải vay nóng 800 triệu. Vay có 5 ngày, mà phải trả lãi 5%. Người ta biểu tui vay luôn tháng, trả 7%, nhưng tui tính tới tính lui, nhập về bán mão luôn. Ăn non một chút, trả hết lãi ngay thì khoẻ hơn để hàng cả tháng, không chắc bán hết được”.
Điều ngân hàng không làm được
Bà M. Trang, một chủ kinh doanh tài chính – bất động sản ở Bình Dương đang có hơn 50 tỉ làm vốn cho vay, nói: “Nếu khách cần vay đảo nợ ngân hàng, thì chỉ cần biết khách đăng ký tên doanh nghiệp là gì, đang nợ ở đâu. Tôi có thể kiểm tra trong vài phút để biết chắc khả năng trả nợ của họ rồi quyết định cho vay ngay”.
Còn người em trai của bà Trang luôn có những khách hàng mới từ nguồn khách tìm đến ngân hàng mà không vay được. Chẳng hạn, khách muốn vay 500 triệu, nhưng ngân hàng chỉ cho 200 triệu, thì sẽ có người giới thiệu cho khách ra vay bên ngoài số tiền 300 triệu cần thêm. Phần lãi suất chênh lệch so lãi suất ngân hàng sẽ được chia đôi giữa chủ cho vay và người giới thiệu.
Một nét mới của thị trường cho vay ngoài ngân hàng năm nay, là khách có thể chọn bất cứ hình thức tiền tệ nào để vay. Cụ thể ở chợ An Đông, người vay có thể chọn vàng, tiền đồng, Nhân dân tệ, USD hay Yên Nhật.
Bà Tư, một trong những chủ có đến tám sạp kinh doanh ở chợ An Đông nói: “Mấy năm nay hầu như chẳng ai dám vay vàng, vì giá lên cao quá. Vay tiền Việt Nam thì đổi qua tiền USD lại bị lỗ trong khi lãi suất vay tiền Việt cao. Do vậy, người buôn bán với các mối hàng ở Trung Quốc, Nhật, Pháp đã vay thẳng loại tiền cần thanh toán cho tiện. Chẳng hạn như vay USD, Euro lãi suất 1,2%/tháng, vay yen hay nhân dân tệ là 1,8 – 2%/tháng”.
Các mức lãi suất này thấp hơn lãi suất vay nóng tiền đồng, nhưng cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều.
Bích Thủy (SGTT)
Theo ông Thanh, một chủ chuyên cho vay ở khu vực quận 1, lãi suất dành cho khách quen hoặc có tài sản cầm cố hồi đầu tháng 9 chỉ mới khoảng 2,5%/tháng, nhưng đến cuối tháng 9 đã tăng lên 3,5% và hiện nay là 4%/tháng.
Lãi cho vay đang tăng nhanh
Ông Thanh nói: “Với số người có nhu cầu vay khá nhiều như hiện nay, thì đến cuối tháng có thể lãi suất với khách quen sẽ 5%/tháng, còn khách mới thì phải trên 10%/tháng”. Giải thích về lý do lãi suất tăng liên tục, ông Thanh cho rằng: “Lãi suất ngân hàng đang tăng, lại khó vay. Cuối năm, người cần tiền tăng, nên lãi suất bên ngoài cũng phải tăng lên”.
Mức lãi mà ông Thanh nêu trên, áp dụng cho khách vay có thời hạn từ ba tháng trở lên. Riêng nhu cầu vay nóng, vay đảo nợ ngân hàng, ông Nguyễn H., người chuyên cho vay nóng để giải quyết các vướng mắc tín dụng với hạn mức lên đến hàng chục tỉ đồng cho biết: “Một số công ty tìm cách vay nóng để đảo nợ, thì lãi suất khoảng 0,5%/ngày. Chỉ khi nào công ty quen, có tiềm lực vững chắc thì mới ưu đãi 0,3%/ngày”.
Tính ra, lãi suất cũng lên đến 9 hoặc 15%/tháng, nhưng ông H. cho rằng: “Vay đảo nợ thì chỉ vài ba ngày là quyết toán xong. Ngân hàng lại cho vay khoản mới, nên lãi người cho vay thu về cũng không bằng cho vay có thời hạn dài…”
Đó là cho công ty vay, còn mức lãi vay nóng ở các chợ hiện nay với tiểu thương đã lên đến 1%/ngày. Bà T. Lan, chủ sạp bán vải chợ An Đông kể: “Mấy hôm rồi cần nhập đợt hàng mới, mẫu độc quyền, nên tui và cô em gái phải vay nóng 800 triệu. Vay có 5 ngày, mà phải trả lãi 5%. Người ta biểu tui vay luôn tháng, trả 7%, nhưng tui tính tới tính lui, nhập về bán mão luôn. Ăn non một chút, trả hết lãi ngay thì khoẻ hơn để hàng cả tháng, không chắc bán hết được”.
Điều ngân hàng không làm được
Bà M. Trang, một chủ kinh doanh tài chính – bất động sản ở Bình Dương đang có hơn 50 tỉ làm vốn cho vay, nói: “Nếu khách cần vay đảo nợ ngân hàng, thì chỉ cần biết khách đăng ký tên doanh nghiệp là gì, đang nợ ở đâu. Tôi có thể kiểm tra trong vài phút để biết chắc khả năng trả nợ của họ rồi quyết định cho vay ngay”.
Còn người em trai của bà Trang luôn có những khách hàng mới từ nguồn khách tìm đến ngân hàng mà không vay được. Chẳng hạn, khách muốn vay 500 triệu, nhưng ngân hàng chỉ cho 200 triệu, thì sẽ có người giới thiệu cho khách ra vay bên ngoài số tiền 300 triệu cần thêm. Phần lãi suất chênh lệch so lãi suất ngân hàng sẽ được chia đôi giữa chủ cho vay và người giới thiệu.
Một nét mới của thị trường cho vay ngoài ngân hàng năm nay, là khách có thể chọn bất cứ hình thức tiền tệ nào để vay. Cụ thể ở chợ An Đông, người vay có thể chọn vàng, tiền đồng, Nhân dân tệ, USD hay Yên Nhật.
Bà Tư, một trong những chủ có đến tám sạp kinh doanh ở chợ An Đông nói: “Mấy năm nay hầu như chẳng ai dám vay vàng, vì giá lên cao quá. Vay tiền Việt Nam thì đổi qua tiền USD lại bị lỗ trong khi lãi suất vay tiền Việt cao. Do vậy, người buôn bán với các mối hàng ở Trung Quốc, Nhật, Pháp đã vay thẳng loại tiền cần thanh toán cho tiện. Chẳng hạn như vay USD, Euro lãi suất 1,2%/tháng, vay yen hay nhân dân tệ là 1,8 – 2%/tháng”.
Các mức lãi suất này thấp hơn lãi suất vay nóng tiền đồng, nhưng cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều.
Bích Thủy (SGTT)