Lãi suất VND biến động
Từ tín hiệu trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động VND của các ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc đua mới
Từ tín hiệu trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động VND của các ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc đua mới.
Trung tuần tháng 11 vừa qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động mạnh, có thời điểm vọt lên 12%/năm, cao hơn cả lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Dù Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc bình ổn, đưa lãi suất liên ngân hàng về gần 8%/năm, nhưng biến động trên cho thấy vốn khả dụng của nhiều thành viên trong hệ thống đang có nguy cơ thiếu hụt.
Diễn biến trên khá bất ngờ khi từ đầu năm vốn khả dụng của các ngân hàng hầu hết đều dư thừa kéo dài, luôn được phản ánh trong báo cáo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; lãi suất huy động VND của một số ngân hàng cũng đã được cắt giảm trước nguồn vốn thuận lợi.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, diễn biến trên chỉ mang tính ngắn hạn, phản ánh cầu nội tệ tăng cao vào dịp cuối năm. Trong nhu cầu này, ngoài các hợp đồng tiền gửi đến kỳ đáo hạn, đáng chú ý là kế hoạch rút tiền để chi trả lương, thưởng, thanh toán hợp đồng của doanh nghiệp cuối năm. Mặt khác, nhu cầu vay tiêu dùng từ cơ chế “thoáng” mà nhiều ngân hàng đẩy mạnh thời gian gần đây cũng tăng cao.
Trước đó, nhiều ngân hàng muốn cơ cấu lại nguồn vốn, dịch chuyển từ ngoại tệ sang tiền đồng, nhưng nhu cầu này gặp khó khăn khi Ngân hàng Nhà nước hạn chế mua vào.
Từ tín hiệu trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại bắt đầu bước vào đợt tăng mới, nổi bật nhất từ đầu năm đến nay.
Một tuần trở lại đây, một số ngân hàng cổ phần đã chính thức điều chỉnh lãi suất huy động VND. Mở đầu là Ngân hàng An Bình (ABBank) với mức tăng vượt trội, vượt trên 10%/năm ở kỳ hạn 24 tháng; bước tăng mạnh nhất là 0,6%/năm.
Cuối tuần qua, Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) cũng chính thức nhập cuộc, tăng lãi suất huy động VND từ 0,12 – 0,84%/năm. Theo ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, quyết định tăng lãi suất là theo chu kỳ nhu cầu vốn cuối năm.
Mới nhất, từ ngày 27/11, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) cũng quyết định tăng mạnh lãi suất huy động VND, từ 0,24 – 1,08%/năm. Ngoài ra, những khoản tiền gửi trên 100 triệu đồng còn được hưởng lãi suất cao hơn.
Sau ABBank, VPBank và SeABank, dự báo sẽ còn có những thành viên khác nhập cuộc. Ngoài cạnh tranh như thường thấy ở những cuộc đua trước đây, lần này tăng lãi suất xuất phát từ yêu cầu nội tại của mỗi thành viên, là giải pháp để cân đối vốn khả dụng trước yêu cầu giải ngân mạnh vào cuối năm.
Trường hợp lãi suất trở thành một cuộc đua nóng sốt, vốn khả dụng yếu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục vào cuộc. Thị trường mở cũng đã đảo chiều từ đầu tháng này để mua lại tín phiếu, cung tiền. Nhưng đây là sự can thiệp ngắn hạn để tránh tăng cung tiền, tác động xấu đến lạm phát.
Trung tuần tháng 11 vừa qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động mạnh, có thời điểm vọt lên 12%/năm, cao hơn cả lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Dù Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc bình ổn, đưa lãi suất liên ngân hàng về gần 8%/năm, nhưng biến động trên cho thấy vốn khả dụng của nhiều thành viên trong hệ thống đang có nguy cơ thiếu hụt.
Diễn biến trên khá bất ngờ khi từ đầu năm vốn khả dụng của các ngân hàng hầu hết đều dư thừa kéo dài, luôn được phản ánh trong báo cáo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; lãi suất huy động VND của một số ngân hàng cũng đã được cắt giảm trước nguồn vốn thuận lợi.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, diễn biến trên chỉ mang tính ngắn hạn, phản ánh cầu nội tệ tăng cao vào dịp cuối năm. Trong nhu cầu này, ngoài các hợp đồng tiền gửi đến kỳ đáo hạn, đáng chú ý là kế hoạch rút tiền để chi trả lương, thưởng, thanh toán hợp đồng của doanh nghiệp cuối năm. Mặt khác, nhu cầu vay tiêu dùng từ cơ chế “thoáng” mà nhiều ngân hàng đẩy mạnh thời gian gần đây cũng tăng cao.
Trước đó, nhiều ngân hàng muốn cơ cấu lại nguồn vốn, dịch chuyển từ ngoại tệ sang tiền đồng, nhưng nhu cầu này gặp khó khăn khi Ngân hàng Nhà nước hạn chế mua vào.
Từ tín hiệu trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại bắt đầu bước vào đợt tăng mới, nổi bật nhất từ đầu năm đến nay.
Một tuần trở lại đây, một số ngân hàng cổ phần đã chính thức điều chỉnh lãi suất huy động VND. Mở đầu là Ngân hàng An Bình (ABBank) với mức tăng vượt trội, vượt trên 10%/năm ở kỳ hạn 24 tháng; bước tăng mạnh nhất là 0,6%/năm.
Cuối tuần qua, Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) cũng chính thức nhập cuộc, tăng lãi suất huy động VND từ 0,12 – 0,84%/năm. Theo ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, quyết định tăng lãi suất là theo chu kỳ nhu cầu vốn cuối năm.
Mới nhất, từ ngày 27/11, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) cũng quyết định tăng mạnh lãi suất huy động VND, từ 0,24 – 1,08%/năm. Ngoài ra, những khoản tiền gửi trên 100 triệu đồng còn được hưởng lãi suất cao hơn.
Sau ABBank, VPBank và SeABank, dự báo sẽ còn có những thành viên khác nhập cuộc. Ngoài cạnh tranh như thường thấy ở những cuộc đua trước đây, lần này tăng lãi suất xuất phát từ yêu cầu nội tại của mỗi thành viên, là giải pháp để cân đối vốn khả dụng trước yêu cầu giải ngân mạnh vào cuối năm.
Trường hợp lãi suất trở thành một cuộc đua nóng sốt, vốn khả dụng yếu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục vào cuộc. Thị trường mở cũng đã đảo chiều từ đầu tháng này để mua lại tín phiếu, cung tiền. Nhưng đây là sự can thiệp ngắn hạn để tránh tăng cung tiền, tác động xấu đến lạm phát.