Làm ăn, đừng giữ “tư duy thuyền thúng”
"Chưa so với thế giới, chỉ trong khu vực thôi, doanh nghiệp Việt Nam hiện có một khoảng cách khá xa về nhận thức pháp luật"
Luật gia Phạm Xuân Thọ gần như suốt đời đi “xử kiện” doanh nghiệp.
Ông có 10 năm làm trọng tài viên tại Trọng tài Kinh tế Tp.HCM và 13 năm làm thẩm phán, Chánh toà Kinh tế Toà án Nhân dân Tp.HCM
Trong thực tiễn 23 năm nhân danh Nhà nước “hành nghề” xét xử các vụ tranh chấp doanh nghiệp tại Tp.HCM, ông nhận thấy dạng tranh chấp nào phổ biến nhất? Thiệt hại cho doanh nghiệp như thế nào khi tranh chấp xảy ra?
Tranh chấp trong kinh doanh thương mại có nhiều loại nhưng tranh chấp hợp đồng là phổ biến nhất. Trong các chủng loại hợp đồng thì hợp đồng mua bán lại chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tiếp theo là tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, kế đến là xây dựng, rồi dịch vụ...
Thiệt hại cho các doanh nghiệp thì không thể tính được. Thực tế xét xử ở Việt Nam có nhiều vụ thiệt hại ba, bốn triệu USD.
Nhưng khi đã rơi vào tranh chấp thì cái mà doanh nghiệp mất không chỉ là tiền bạc mà còn là uy tín, danh dự trên thương trường và những cơ hội làm ăn không thể lấy lại được.
Có nhiều doanh nhân ra toà và thua kiện vì những lỗi rất đơn giản trong khi ký kết hợp đồng như nộp tiền không viết biên lai, bán hàng không lấy tiền cọc, điều khoản chất lượng sơ sài… Một số luật sư chuyên tư vấn doanh nghiệp đã đưa ra con số dưới 5% doanh nghiệp hiện nay có tham vấn luật sư khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại. Ông nhận xét gì về con số này?
Chưa so với thế giới, chỉ trong khu vực thôi, doanh nghiệp Việt Nam hiện có một khoảng cách khá xa về nhận thức pháp luật.
Theo tôi, có lẽ do thói quen lâu đời của một nền kinh tế nông nghiệp, đa số người dân chưa có cảm nhận và thói quen sử dụng pháp luật trong cuộc sống. Giống như một người muốn đi qua đường thì cứ nghênh ngang mà đi, miễn qua được chứ không cần để ý đèn xanh đèn đỏ. Một hai lần có thể trót lọt nhưng trước sau cũng bị xe đụng!
Doanh nghiệp không có thói quen sử dụng pháp luật là tiểm ẩn phát sinh tranh chấp bất cứ lúc nào và khi phát sinh rồi thì rủi ro rất lớn. Rủi ro pháp lý gây hậu quả lớn hơn nhiều so với rủi ro về giá cả thị trường hoặc thiên tai.
Tôi nhớ có một vụ tranh chấp sau này đã được đưa vào giáo trình Đại học Luật. Một doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển bột mì không chặt chẽ, đến khi tàu bị sự cố, bột mì bị hỏng, tàu bị chủ tàu bỏ luôn. Bên Việt Nam đem bán xác tàu cũng chỉ được vài trăm ngàn USD, trong khi giá trị của 10.000 tấn bột mì lên tới vài triệu USD.
Một chủ doanh nghiệp đang điều hành 12 công ty nói rằng ông thường xuyên giao dịch hàng trăm tỉ đồng không có miếng giấy lận lưng nào, chỉ chữ tín là đủ. Mọi hợp đồng làm ăn cũng do ông tự soạn, không cần tham khảo luật sư. Ông nhận xét gì về cách làm ăn có lẽ không phải cá biệt này?
Với nhận thức như thế, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi cái áo chật của một doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Chiếc thuyền thúng một người vừa chèo vừa lái, dùng mắt thường cũng có thể cảm nhận được thời tiết mà không cần hệ thống định vị… Nhưng cứ vậy thì nó không bao giờ vượt ra biển được.
Ở các nước phát triển hơn ta, với các doanh nghiệp toàn cầu, giữa các “ông chủ” có thể vẫn có chữ tín với nhau nhưng bộ máy điều hành vẫn phải làm việc rất chặt chẽ.
Tôi cho rằng đó mới là cách quản lý tiên tiến mà chúng ta nên tìm hiểu.
Thưa ông, không ít doanh nghiệp “sợ” pháp luật vì nó rắc rối và nhiêu khê quá, nếu tuân thủ hoàn toàn thì làm ăn khó lắm?
Nếu cho rằng hệ thống pháp luật là rắc rối và nhiêu khê chẳng khác gì nói hệ thống biển báo, tín hiệu giao thông, đèn xanh đèn đỏ là làm khó cho người đi đường! Sai lầm trong nhận thức là thế. Cần phải hiểu ngược lại: Pháp luật là hành lang an toàn cho doanh nghiệp.
Theo ông, tình hình tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại có thể thay đổi như thế nào trong thời gian sắp tới, khi hệ thống luật đầy đủ hơn và Việt Nam ngày càng gia nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế?
Năm 1994, khi mới thành lập, mỗi năm Toà kinh tế Tp.HCM chỉ giải quyết 200 - 300 vụ. Giờ là 800 - 900 vụ.
Tôi cho rằng đây là quy luật tất yếu. Doanh nghiệp thành lập ngày một nhiều, giao thương ngày một rộng nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Doanh nhân dù giỏi mấy đi nữa cũng không thể vừa tự “khám bệnh”, vừa tự “bốc thuốc, kê đơn”, rồi khi cần lại tự làm “phẫu thuật” mình được.
Lĩnh vực gì, làm gì cũng phải có chuyên gia, phải chuyên môn hoá mới giỏi được.
Ông có 10 năm làm trọng tài viên tại Trọng tài Kinh tế Tp.HCM và 13 năm làm thẩm phán, Chánh toà Kinh tế Toà án Nhân dân Tp.HCM
Trong thực tiễn 23 năm nhân danh Nhà nước “hành nghề” xét xử các vụ tranh chấp doanh nghiệp tại Tp.HCM, ông nhận thấy dạng tranh chấp nào phổ biến nhất? Thiệt hại cho doanh nghiệp như thế nào khi tranh chấp xảy ra?
Tranh chấp trong kinh doanh thương mại có nhiều loại nhưng tranh chấp hợp đồng là phổ biến nhất. Trong các chủng loại hợp đồng thì hợp đồng mua bán lại chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tiếp theo là tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, kế đến là xây dựng, rồi dịch vụ...
Thiệt hại cho các doanh nghiệp thì không thể tính được. Thực tế xét xử ở Việt Nam có nhiều vụ thiệt hại ba, bốn triệu USD.
Nhưng khi đã rơi vào tranh chấp thì cái mà doanh nghiệp mất không chỉ là tiền bạc mà còn là uy tín, danh dự trên thương trường và những cơ hội làm ăn không thể lấy lại được.
Có nhiều doanh nhân ra toà và thua kiện vì những lỗi rất đơn giản trong khi ký kết hợp đồng như nộp tiền không viết biên lai, bán hàng không lấy tiền cọc, điều khoản chất lượng sơ sài… Một số luật sư chuyên tư vấn doanh nghiệp đã đưa ra con số dưới 5% doanh nghiệp hiện nay có tham vấn luật sư khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại. Ông nhận xét gì về con số này?
Chưa so với thế giới, chỉ trong khu vực thôi, doanh nghiệp Việt Nam hiện có một khoảng cách khá xa về nhận thức pháp luật.
Theo tôi, có lẽ do thói quen lâu đời của một nền kinh tế nông nghiệp, đa số người dân chưa có cảm nhận và thói quen sử dụng pháp luật trong cuộc sống. Giống như một người muốn đi qua đường thì cứ nghênh ngang mà đi, miễn qua được chứ không cần để ý đèn xanh đèn đỏ. Một hai lần có thể trót lọt nhưng trước sau cũng bị xe đụng!
Doanh nghiệp không có thói quen sử dụng pháp luật là tiểm ẩn phát sinh tranh chấp bất cứ lúc nào và khi phát sinh rồi thì rủi ro rất lớn. Rủi ro pháp lý gây hậu quả lớn hơn nhiều so với rủi ro về giá cả thị trường hoặc thiên tai.
Tôi nhớ có một vụ tranh chấp sau này đã được đưa vào giáo trình Đại học Luật. Một doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển bột mì không chặt chẽ, đến khi tàu bị sự cố, bột mì bị hỏng, tàu bị chủ tàu bỏ luôn. Bên Việt Nam đem bán xác tàu cũng chỉ được vài trăm ngàn USD, trong khi giá trị của 10.000 tấn bột mì lên tới vài triệu USD.
Một chủ doanh nghiệp đang điều hành 12 công ty nói rằng ông thường xuyên giao dịch hàng trăm tỉ đồng không có miếng giấy lận lưng nào, chỉ chữ tín là đủ. Mọi hợp đồng làm ăn cũng do ông tự soạn, không cần tham khảo luật sư. Ông nhận xét gì về cách làm ăn có lẽ không phải cá biệt này?
Với nhận thức như thế, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi cái áo chật của một doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Chiếc thuyền thúng một người vừa chèo vừa lái, dùng mắt thường cũng có thể cảm nhận được thời tiết mà không cần hệ thống định vị… Nhưng cứ vậy thì nó không bao giờ vượt ra biển được.
Ở các nước phát triển hơn ta, với các doanh nghiệp toàn cầu, giữa các “ông chủ” có thể vẫn có chữ tín với nhau nhưng bộ máy điều hành vẫn phải làm việc rất chặt chẽ.
Tôi cho rằng đó mới là cách quản lý tiên tiến mà chúng ta nên tìm hiểu.
Thưa ông, không ít doanh nghiệp “sợ” pháp luật vì nó rắc rối và nhiêu khê quá, nếu tuân thủ hoàn toàn thì làm ăn khó lắm?
Nếu cho rằng hệ thống pháp luật là rắc rối và nhiêu khê chẳng khác gì nói hệ thống biển báo, tín hiệu giao thông, đèn xanh đèn đỏ là làm khó cho người đi đường! Sai lầm trong nhận thức là thế. Cần phải hiểu ngược lại: Pháp luật là hành lang an toàn cho doanh nghiệp.
Theo ông, tình hình tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại có thể thay đổi như thế nào trong thời gian sắp tới, khi hệ thống luật đầy đủ hơn và Việt Nam ngày càng gia nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế?
Năm 1994, khi mới thành lập, mỗi năm Toà kinh tế Tp.HCM chỉ giải quyết 200 - 300 vụ. Giờ là 800 - 900 vụ.
Tôi cho rằng đây là quy luật tất yếu. Doanh nghiệp thành lập ngày một nhiều, giao thương ngày một rộng nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Doanh nhân dù giỏi mấy đi nữa cũng không thể vừa tự “khám bệnh”, vừa tự “bốc thuốc, kê đơn”, rồi khi cần lại tự làm “phẫu thuật” mình được.
Lĩnh vực gì, làm gì cũng phải có chuyên gia, phải chuyên môn hoá mới giỏi được.