Làm ăn ở Lào: Dễ và khó
Một trong những cái khó khi làm ăn ở Lào là người lao động nước này luôn sẵn sàng nghỉ việc để tham gia lễ hội
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm ra những cơ hội làm ăn ở nước ngoài, đem lợi nhuận về cho đất nước.
Trong những điểm đến tiềm năng, Lào đang được xem là một trong những thị trường trọng điểm, với hơn 50% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được đổ vào thị trường nước này.
Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào với 123 dự án đầu tư trực tiếp có tổng số vốn đăng ký trên 1,28 tỷ USD. Các dự án của Việt Nam ở Lào tập trung vào các lĩnh vực thuỷ điện, thăm dò và khai thác khoáng sản, sản xuất dược phẩm, trồng cây công nghiệp...
Cơ hội trong tầm tay
Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman 3 với 247 triệu USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng cao su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk. Tuy nhiên, đầu tư hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam mới tập trung nhiều ở Nam Lào, một phần ở Trung Lào. Tại địa bàn Bắc Lào, hầu như chưa có mặt của các nhà đầu tư Việt Nam.
Theo ông Đinh Công Tôn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Lào là một trong những thị trường quan trọng, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Có nhiều lí do giải thích cho nhận định đó nhưng ông Tôn nhấn mạnh vào cơ cấu đầu tư hiện nay của Việt Nam. Tỉ lệ chung đầu tư ra nước ngoài giữa công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam là 70-15-15, trong khi đó, đầu tư vào Lào chỉ đạt được 65-20-15.
Với tỉ lệ như vậy, trong số 317 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với 2,5 tỉ USD thì sang Lào chiếm 38% về số dự án và 50% về vốn. Quy mô vốn bình quân đạt 10 triệu USD/dự án ở Lào trong khi ra thế giới là 7,8 triệu USD/dự án. “Điều đó cho thấy Lào là một trong những thị trường đầy hứa hẹn với các doanh nghiệp”, ông Tôn nhấn mạnh.
Có một điểm đặc thù cũng được ông Tôn đề cập đến, đó là các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào có thêm 7 yêu cầu riêng dựa trên quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Đầu tư trên địa bàn của Lào nhìn chung còn khó khăn, phức tạp, thiếu nhiều thứ. Vì vậy, phía Lào muốn thông qua dự án của doanh nghiệp Việt Nam giúp đỡ cho địa phương trên địa bàn đầu tư 7 lĩnh vực liên quan đến: điện, đường, trường, trạm, việc làm, dạy nghề và cơ chế 3+2 (nhà đầu tư cung cấp vốn, kỹ thuật, thị trường và địa phương cung cấp lao động tại chỗ và đất đai).
Có vẻ như yêu cầu này đối với các doanh nghiệp là nặng nề nhưng thực chất, theo ông Đinh Công Tôn, yêu cầu của phía bạn cũng không cao. Đơn cử như xây dựng trạm xá cũng chỉ là căn nhà 3-4 gian không nhất thiết phải trang bị đầy đủ. Vì vậy cũng không tốn nhiều vốn của doanh nghiệp.
Một hướng mới phía Lào cũng đang thực hiện vài năm nay trở lại đây là đổi công trình lấy dự án. Trước đây, phía bạn áp dụng phương pháp các nhà đầu tư đến tìm hiểu thị trường, cam kết với đối tác Lào và thông qua chính phủ ký thoả thuận ghi nhớ. Như vậy, thỏa thuận ghi nhớ ràng buộc giữa nhà đầu tư với chính phủ còn với địa phương và cơ quan khác lại nằm ở bước tiếp theo.
Một trong những ví dụ điển hình áp dụng cơ chế mới này là dự án của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đầu tư 19 triệu USD để xây dựng công trình nhà ở vận động viên tham dự SEA Games 25.
Sau khi SEA Games 25 kết thúc, công trình này sẽ được dùng làm ký túc xá phục vụ cho khoảng 8.000 sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào. Chính phủ Lào đã cho HAGL sử dụng 5.000 ha để khai thác và trồng rừng.
Là “thổ dân” tại thị trường Lào, ông Đinh Công Tôn cho biết đang có những cơ hội lớn mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, nhất là ở 3 lĩnh vực thế mạnh Việt Nam đầu tư sang Lào (trồng cao su, thuỷ điện, thăm dò khai khoáng). Như thoả thuận giữa hai chính phủ về việc Lào cấp cho Việt Nam 10 vạn ha trồng cây cao su, đến nay Lào đã cấp cho Việt Nam được 7 vạn ha (70%) nhưng Việt Nam mới trồng được 3 vạn, chưa đầy 50% số đất họ cấp.
Về phát triển thuỷ điện, theo thống kê của phía Lào, có 78 điểm khả thi xây dựng thuỷ điện. Thuỷ điện lớn nhất Việt Nam ký được là Luang Prabang 1.410 MW tương đương với 8,5% tổng công suất tiềm năng sông Mekong.
Về thăm dò khoáng sản, Lào mới khảo sát 60% tổng diện tích tự nhiên đã có 500 điểm có khả năng khoáng sản trong đó phát hiện 232 điểm quặng gồm than, sắt, thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, muối mỏ, thạch cao, sét, đá quý... Đến tháng 7/2008, Lào đã cấp 20/30 mỏ cho Việt Nam.
Và một vài kinh nghiệm
Doanh nghiệp đầu tư sang Lào với quy mô lớn là Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang triển khai dự án đầu tư thăm dò muối mỏ (muối kali) tại tỉnh Khăm Muộn của Lào với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 triệu USD. Sau thời gian thăm dò và đang thuê tư vấn của Đức làm nghiên cứu tiền khả thi, ban giám đốc Tổng công ty đã phần nào thấy được những khó khăn khi làm ăn tại đất nước này.
Theo lãnh đạo Tổng công ty, chính sách thu hút đầu tư của Lào thay đổi liên tục, không nhất quán là một trong những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng làm ăn lâu dài. doanh nghiệp khi vào đầu tư phải nộp 34 loại thuế - phí khác nhau và phải mất 672 giờ để làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Do đó, theo đại diện của Tổng công ty, khi đã quyết định làm ăn ở Lào, doanh nghiệp phải linh động trong mọi tình huống, vì cơ hội kinh doanh tại thị trường này rất nhiều và sự cạnh tranh chưa cao so với các thị trường khác.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt lại đến từ chính các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng một dự án ở địa bàn thuận lợi gần trung tâm hay biên giới hai nước, rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam muốn tham gia, gây chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau.
Một khó khăn khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào hiện nay là nguồn lao động tại chỗ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc phải đưa lao động từ Việt Nam sang, hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo, đã làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ nước này quy định việc đưa lao động nước ngoài đầu tư sang Lào không được vượt quá 10% lao động phổ thông và kỹ thuật không quá 20%.
Đây là quy định khiến cho nhiều doanh nghiệp thấy vướng mắc. Số lượng lao động Việt Nam đưa sang bị hạn chế trong khi lao động Lào không đủ cung cấp. Ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc Petro Vietnam, còn cho biết rằng ở Lào có rất nhiều lễ hội trong năm. Vào những ngày đó, người Lào sẽ “gác” mọi công việc lại và chỉ tham gia vào các lễ hội.
Ông Đinh Công Tôn còn lưu ý thêm: ở Lào có 6 tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô. Để giảm chi phí, các doanh nghiệp nên thu quân về đào tạo vào 6 tháng mùa mưa vì các dự án không thể triển khai được ở thời điểm thời tiết khắc nghiệt này.
Đại diện cho cơ quan tham tán kinh tế-văn hóa Việt Nam tại Lào, ông Tôn cũng đã nêu khuyến nghị 8 điểm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, trong đó nhấn mạnh việc cơ quan chủ quản phía Việt Nam nên có ý kiến vào hồ sơ doanh nghiệp. “Sau khi hồ sơ được phía Lào nhất trí giao cho doanh nghiệp kinh doanh, hồ sơ đó nên quay trở lại Đại sứ quán để xem xét”, ông nói.
Theo giải thích của ông, là vì có dự án được rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam tham gia, gây chồng chéo nên phía Lào trước khi cấp phép rất cần tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng Việt Nam. Hơn nữa, khi nhận được giấy phép đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp cũng nên thông qua Đại sứ quán để cơ quan này theo dõi tiếp sau này, trong trường hợp có gì vướng mắc, không thuận lợi, sẽ kịp thời giúp đỡ.
Trong những điểm đến tiềm năng, Lào đang được xem là một trong những thị trường trọng điểm, với hơn 50% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được đổ vào thị trường nước này.
Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào với 123 dự án đầu tư trực tiếp có tổng số vốn đăng ký trên 1,28 tỷ USD. Các dự án của Việt Nam ở Lào tập trung vào các lĩnh vực thuỷ điện, thăm dò và khai thác khoáng sản, sản xuất dược phẩm, trồng cây công nghiệp...
Cơ hội trong tầm tay
Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman 3 với 247 triệu USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng cao su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk. Tuy nhiên, đầu tư hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam mới tập trung nhiều ở Nam Lào, một phần ở Trung Lào. Tại địa bàn Bắc Lào, hầu như chưa có mặt của các nhà đầu tư Việt Nam.
Theo ông Đinh Công Tôn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Lào là một trong những thị trường quan trọng, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Có nhiều lí do giải thích cho nhận định đó nhưng ông Tôn nhấn mạnh vào cơ cấu đầu tư hiện nay của Việt Nam. Tỉ lệ chung đầu tư ra nước ngoài giữa công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam là 70-15-15, trong khi đó, đầu tư vào Lào chỉ đạt được 65-20-15.
Với tỉ lệ như vậy, trong số 317 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với 2,5 tỉ USD thì sang Lào chiếm 38% về số dự án và 50% về vốn. Quy mô vốn bình quân đạt 10 triệu USD/dự án ở Lào trong khi ra thế giới là 7,8 triệu USD/dự án. “Điều đó cho thấy Lào là một trong những thị trường đầy hứa hẹn với các doanh nghiệp”, ông Tôn nhấn mạnh.
Có một điểm đặc thù cũng được ông Tôn đề cập đến, đó là các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào có thêm 7 yêu cầu riêng dựa trên quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Đầu tư trên địa bàn của Lào nhìn chung còn khó khăn, phức tạp, thiếu nhiều thứ. Vì vậy, phía Lào muốn thông qua dự án của doanh nghiệp Việt Nam giúp đỡ cho địa phương trên địa bàn đầu tư 7 lĩnh vực liên quan đến: điện, đường, trường, trạm, việc làm, dạy nghề và cơ chế 3+2 (nhà đầu tư cung cấp vốn, kỹ thuật, thị trường và địa phương cung cấp lao động tại chỗ và đất đai).
Có vẻ như yêu cầu này đối với các doanh nghiệp là nặng nề nhưng thực chất, theo ông Đinh Công Tôn, yêu cầu của phía bạn cũng không cao. Đơn cử như xây dựng trạm xá cũng chỉ là căn nhà 3-4 gian không nhất thiết phải trang bị đầy đủ. Vì vậy cũng không tốn nhiều vốn của doanh nghiệp.
Một hướng mới phía Lào cũng đang thực hiện vài năm nay trở lại đây là đổi công trình lấy dự án. Trước đây, phía bạn áp dụng phương pháp các nhà đầu tư đến tìm hiểu thị trường, cam kết với đối tác Lào và thông qua chính phủ ký thoả thuận ghi nhớ. Như vậy, thỏa thuận ghi nhớ ràng buộc giữa nhà đầu tư với chính phủ còn với địa phương và cơ quan khác lại nằm ở bước tiếp theo.
Một trong những ví dụ điển hình áp dụng cơ chế mới này là dự án của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đầu tư 19 triệu USD để xây dựng công trình nhà ở vận động viên tham dự SEA Games 25.
Sau khi SEA Games 25 kết thúc, công trình này sẽ được dùng làm ký túc xá phục vụ cho khoảng 8.000 sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào. Chính phủ Lào đã cho HAGL sử dụng 5.000 ha để khai thác và trồng rừng.
Là “thổ dân” tại thị trường Lào, ông Đinh Công Tôn cho biết đang có những cơ hội lớn mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, nhất là ở 3 lĩnh vực thế mạnh Việt Nam đầu tư sang Lào (trồng cao su, thuỷ điện, thăm dò khai khoáng). Như thoả thuận giữa hai chính phủ về việc Lào cấp cho Việt Nam 10 vạn ha trồng cây cao su, đến nay Lào đã cấp cho Việt Nam được 7 vạn ha (70%) nhưng Việt Nam mới trồng được 3 vạn, chưa đầy 50% số đất họ cấp.
Về phát triển thuỷ điện, theo thống kê của phía Lào, có 78 điểm khả thi xây dựng thuỷ điện. Thuỷ điện lớn nhất Việt Nam ký được là Luang Prabang 1.410 MW tương đương với 8,5% tổng công suất tiềm năng sông Mekong.
Về thăm dò khoáng sản, Lào mới khảo sát 60% tổng diện tích tự nhiên đã có 500 điểm có khả năng khoáng sản trong đó phát hiện 232 điểm quặng gồm than, sắt, thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, muối mỏ, thạch cao, sét, đá quý... Đến tháng 7/2008, Lào đã cấp 20/30 mỏ cho Việt Nam.
Và một vài kinh nghiệm
Doanh nghiệp đầu tư sang Lào với quy mô lớn là Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang triển khai dự án đầu tư thăm dò muối mỏ (muối kali) tại tỉnh Khăm Muộn của Lào với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 triệu USD. Sau thời gian thăm dò và đang thuê tư vấn của Đức làm nghiên cứu tiền khả thi, ban giám đốc Tổng công ty đã phần nào thấy được những khó khăn khi làm ăn tại đất nước này.
Theo lãnh đạo Tổng công ty, chính sách thu hút đầu tư của Lào thay đổi liên tục, không nhất quán là một trong những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng làm ăn lâu dài. doanh nghiệp khi vào đầu tư phải nộp 34 loại thuế - phí khác nhau và phải mất 672 giờ để làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Do đó, theo đại diện của Tổng công ty, khi đã quyết định làm ăn ở Lào, doanh nghiệp phải linh động trong mọi tình huống, vì cơ hội kinh doanh tại thị trường này rất nhiều và sự cạnh tranh chưa cao so với các thị trường khác.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt lại đến từ chính các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng một dự án ở địa bàn thuận lợi gần trung tâm hay biên giới hai nước, rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam muốn tham gia, gây chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau.
Một khó khăn khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào hiện nay là nguồn lao động tại chỗ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc phải đưa lao động từ Việt Nam sang, hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo, đã làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ nước này quy định việc đưa lao động nước ngoài đầu tư sang Lào không được vượt quá 10% lao động phổ thông và kỹ thuật không quá 20%.
Đây là quy định khiến cho nhiều doanh nghiệp thấy vướng mắc. Số lượng lao động Việt Nam đưa sang bị hạn chế trong khi lao động Lào không đủ cung cấp. Ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc Petro Vietnam, còn cho biết rằng ở Lào có rất nhiều lễ hội trong năm. Vào những ngày đó, người Lào sẽ “gác” mọi công việc lại và chỉ tham gia vào các lễ hội.
Ông Đinh Công Tôn còn lưu ý thêm: ở Lào có 6 tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô. Để giảm chi phí, các doanh nghiệp nên thu quân về đào tạo vào 6 tháng mùa mưa vì các dự án không thể triển khai được ở thời điểm thời tiết khắc nghiệt này.
Đại diện cho cơ quan tham tán kinh tế-văn hóa Việt Nam tại Lào, ông Tôn cũng đã nêu khuyến nghị 8 điểm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, trong đó nhấn mạnh việc cơ quan chủ quản phía Việt Nam nên có ý kiến vào hồ sơ doanh nghiệp. “Sau khi hồ sơ được phía Lào nhất trí giao cho doanh nghiệp kinh doanh, hồ sơ đó nên quay trở lại Đại sứ quán để xem xét”, ông nói.
Theo giải thích của ông, là vì có dự án được rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam tham gia, gây chồng chéo nên phía Lào trước khi cấp phép rất cần tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng Việt Nam. Hơn nữa, khi nhận được giấy phép đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp cũng nên thông qua Đại sứ quán để cơ quan này theo dõi tiếp sau này, trong trường hợp có gì vướng mắc, không thuận lợi, sẽ kịp thời giúp đỡ.