“Làm đường cao tốc, Nhà nước cần nắm vốn chi phối”
Việc đầu tư xây dựng đường cao tốc sẽ khó hiệu quả nếu Nhà nước không giữ vai trò chi phối về vốn
Việc đầu tư xây dựng đường cao tốc sẽ khó hiệu quả nếu Nhà nước không giữ vai trò chi phối về vốn.
Đó là quan điểm của ông Trần Xuân Sanh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Ông có thể cho biết thế nào là một đoạn đường cao tốc đúng nghĩa?
Một đoạn đường cao tốc đạt tiêu chuẩn quốc tế trước hết phải là một đoạn đường có chất lượng cao, tốc độ tối đa của các làn xe phải được đảm bảo. Ngoài ra, trên đoạn đường đó phải có các dịch vụ phục vụ cho các hành khách lưu thông trên đoạn đường đó, như: khoảng cách trạm xăng, dầu đúng quy định, dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, trạm dừng chân, kinh doanh biển quảng cáo…
Nói tóm lại, một đoạn đường cao tốc đúng nghĩa phải là một đoạn đường đảm bảo vận tốc, thời gian vận hành của hành khách lưu thông cũng như đáp ứng đầy đủ các dịch vụ theo nhu cầu của hành khách lưu thông trên đoạn đường đó.
Như vậy, có nghĩa là chúng ta chưa có một đoạn đường nào đúng nghĩa là đường cao tốc?
Đúng vậy, nếu đối chiếu theo những tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta chưa có một đoạn đường nào đúng nghĩa là đường cao tốc thực sự. Thậm chí, những đoạn đường được xem là cao tốc theo “tiêu chuẩn” của Việt Nam thì cũng còn khá khiêm tốn. Hiện chỉ có hai đoạn đường là Hà Nội - Bắc Ninh và đoạn Hà Nội - Cầu Giẽ là tương đối sát với tiêu chuẩn đường cao tốc nhưng dịch vụ đi kèm thì vẫn chưa đồng bộ.
Chính vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ phải mời tư vấn nước ngoài tham gia tư vấn, thiết kế và giám sát thi công để có thể xây dựng được một số đoạn đường cao tốc đạt tiêu chuẩn quốc tế như đoạn Cầu Giẽ - Ninh Bình và đoạn Hà Nội - Lào Cai.
Nguồn vốn đầu tư đường cao tốc là khá lớn. Vậy, VEC đã và đang huy động vốn bằng những cách nào, thưa ông?
Đến thời điểm này, VEC đã thực hiện đầu tư hơn 369 km đường bộ cao tốc với kinh phí đầu tư khoảng 38.000 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD, và cũng đang phải thu xếp hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư cho các dự án đường cao tốc khác thuộc mạng lưới đường cao tốc quốc gia.
Do đó, để đảm bảo được nguồn vốn đầu tư, chúng tôi đang phải áp dụng rất nhiều hình thức huy động vốn, như: huy động thông qua phát hành trái phiếu công trình được Chính phủ bảo lãnh, kêu gọi các nhà tài trợ, nhà đầu tư quốc tế có khả năng tài chính, hợp tác với tư nhân, doanh nghiệp trong nước, xã hội hóa thu hút vốn…
Tuy nhiên, theo tôi được biết thì ở các nước trên thế giới, ngay cả những nước phát triển thì khi đầu tư xây dựng đường cao tốc thì Chính phủ vẫn thường đóng góp trên 60% vốn, số còn lại mới kêu gọi đầu tư từ các nguồn khác. Làm như vậy mới đảm bảo ổn định được nguồn vốn cũng như đảm bảo tiến độ của dự án.
Vậy, ý ông có nghĩa là ở Việt Nam chúng ta cũng nên đi theo hướng này?
Nguồn vốn để đầu tư xây dựng đường cao tốc là rất lớn. Chính vì vậy, hiện các nhà đầu tư tư nhân trong nước không thể có đủ tiềm lực tài chính để có thể trở thành chủ đầu tư các đoạn đường cao tốc. Hơn nữa, theo tôi được biết thì trên thế giới, nhiều nước dù có các nhà tư bản mạnh về tài chính nhưng chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng đường cao tốc.
Theo tôi, chúng ta nên học tập kinh nghiệm làm đường cao tốc của các nước đi trước. Tức là Chính phủ vẫn phải đóng một vai trò chủ đạo trong các dự án đường cao tốc, tối thiểu cũng phải nắm giữ 50% vốn đầu tư, đặc biệt là vốn cho các công tác giải phóng mặt bằng. Còn các nhà đầu tư còn lại chỉ đóng khoảng 40 - 50% vốn là hợp lý.
Điều này sẽ giúp cho Chính phủ chủ động hơn trong việc quản lý, giám sát việc xây dựng các dự án cũng như đảm bảo được chất lượng công trình và thời gian hoàn vốn.
Đó là quan điểm của ông Trần Xuân Sanh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Ông có thể cho biết thế nào là một đoạn đường cao tốc đúng nghĩa?
Một đoạn đường cao tốc đạt tiêu chuẩn quốc tế trước hết phải là một đoạn đường có chất lượng cao, tốc độ tối đa của các làn xe phải được đảm bảo. Ngoài ra, trên đoạn đường đó phải có các dịch vụ phục vụ cho các hành khách lưu thông trên đoạn đường đó, như: khoảng cách trạm xăng, dầu đúng quy định, dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, trạm dừng chân, kinh doanh biển quảng cáo…
Nói tóm lại, một đoạn đường cao tốc đúng nghĩa phải là một đoạn đường đảm bảo vận tốc, thời gian vận hành của hành khách lưu thông cũng như đáp ứng đầy đủ các dịch vụ theo nhu cầu của hành khách lưu thông trên đoạn đường đó.
Như vậy, có nghĩa là chúng ta chưa có một đoạn đường nào đúng nghĩa là đường cao tốc?
Đúng vậy, nếu đối chiếu theo những tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta chưa có một đoạn đường nào đúng nghĩa là đường cao tốc thực sự. Thậm chí, những đoạn đường được xem là cao tốc theo “tiêu chuẩn” của Việt Nam thì cũng còn khá khiêm tốn. Hiện chỉ có hai đoạn đường là Hà Nội - Bắc Ninh và đoạn Hà Nội - Cầu Giẽ là tương đối sát với tiêu chuẩn đường cao tốc nhưng dịch vụ đi kèm thì vẫn chưa đồng bộ.
Chính vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ phải mời tư vấn nước ngoài tham gia tư vấn, thiết kế và giám sát thi công để có thể xây dựng được một số đoạn đường cao tốc đạt tiêu chuẩn quốc tế như đoạn Cầu Giẽ - Ninh Bình và đoạn Hà Nội - Lào Cai.
Nguồn vốn đầu tư đường cao tốc là khá lớn. Vậy, VEC đã và đang huy động vốn bằng những cách nào, thưa ông?
Đến thời điểm này, VEC đã thực hiện đầu tư hơn 369 km đường bộ cao tốc với kinh phí đầu tư khoảng 38.000 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD, và cũng đang phải thu xếp hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư cho các dự án đường cao tốc khác thuộc mạng lưới đường cao tốc quốc gia.
Do đó, để đảm bảo được nguồn vốn đầu tư, chúng tôi đang phải áp dụng rất nhiều hình thức huy động vốn, như: huy động thông qua phát hành trái phiếu công trình được Chính phủ bảo lãnh, kêu gọi các nhà tài trợ, nhà đầu tư quốc tế có khả năng tài chính, hợp tác với tư nhân, doanh nghiệp trong nước, xã hội hóa thu hút vốn…
Tuy nhiên, theo tôi được biết thì ở các nước trên thế giới, ngay cả những nước phát triển thì khi đầu tư xây dựng đường cao tốc thì Chính phủ vẫn thường đóng góp trên 60% vốn, số còn lại mới kêu gọi đầu tư từ các nguồn khác. Làm như vậy mới đảm bảo ổn định được nguồn vốn cũng như đảm bảo tiến độ của dự án.
Vậy, ý ông có nghĩa là ở Việt Nam chúng ta cũng nên đi theo hướng này?
Nguồn vốn để đầu tư xây dựng đường cao tốc là rất lớn. Chính vì vậy, hiện các nhà đầu tư tư nhân trong nước không thể có đủ tiềm lực tài chính để có thể trở thành chủ đầu tư các đoạn đường cao tốc. Hơn nữa, theo tôi được biết thì trên thế giới, nhiều nước dù có các nhà tư bản mạnh về tài chính nhưng chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng đường cao tốc.
Theo tôi, chúng ta nên học tập kinh nghiệm làm đường cao tốc của các nước đi trước. Tức là Chính phủ vẫn phải đóng một vai trò chủ đạo trong các dự án đường cao tốc, tối thiểu cũng phải nắm giữ 50% vốn đầu tư, đặc biệt là vốn cho các công tác giải phóng mặt bằng. Còn các nhà đầu tư còn lại chỉ đóng khoảng 40 - 50% vốn là hợp lý.
Điều này sẽ giúp cho Chính phủ chủ động hơn trong việc quản lý, giám sát việc xây dựng các dự án cũng như đảm bảo được chất lượng công trình và thời gian hoàn vốn.