Làm gì để gây ấn tượng ở nơi làm việc mới?
Một vài lời khuyên hữu ích của chuyên gia cho những ai đang bắt đầu tại một môi trường làm việc mới
Bạn đã trải qua nhiều vòng phỏng vấn, kiểm tra năng lực cũng như vô số thử thách khác và đã có được công việc mà bạn mong muốn. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm tiếp theo.
Có thể bạn quên mất một điều rằng công việc khó khăn nhất chỉ thực sự bắt đầu sau khi bạn được tiếp nhận vào chỗ làm mới thay vì những gì bạn đã phải trải qua để có được công việc đó. Đúng là bạn đã thuyết phục được nhà tuyển dụng nhưng quan trọng hơn là bạn phải biết tạo ra những ấn tượng ban đầu tốt đẹp và đảm bảo rằng những ấn tượng đó không phản tác dụng.
Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích của Martin Yate, một chuyên gia tư vấn phát triển nghề nghiệp, dành cho những ai đang bắt đầu tại một môi trường làm việc mới:
* Làm quen với nơi làm việc mới: Việc đầu tiên bạn nên làm là dành thời gian cho việc quan sát, tìm hiểu để làm quen với công việc tại nơi bạn mới đến. Tại sao và làm thế nào mà những công việc này được thực hiện như vậy? Hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của công ty cũng như cách mà người ta đang điều hành nó.
* Đừng cố gắng thay đổi những gì đang có sẵn: Tốt hơn hết, bạn nên tập trung vào việc quan sát và học hỏi. Nếu bạn đề ra những thay đổi lớn khi vừa mới được nhận vào làm, các đồng nghiệp của bạn sẽ nhìn nhận bạn như là một kẻ huênh hoang và cảm thấy bị xúc phạm vì những ý tưởng của bạn.
* Hòa mình vào tập thể: Hãy luôn sẵn sàng đảm nhiệm bất kỳ nhiệm vụ gì cũng như giúp đỡ các đồng nghiệp trong suốt thời kỳ này. Trong thời gian thử việc, các đồng nghiệp của bạn sẽ theo dõi và đánh giá về mức độ hòa nhập của bạn.
* Xin lời khuyên từ các đồng nghiệp: Nếu bạn làm điều này, họ sẽ cảm thấy họ được bạn tôn trọng, bạn sẽ có được một vài thông tin nội bộ và mối liên hệ giữa bạn và các đồng nghiệp sẽ được tăng cường.
* Hãy giữ lại những ý tưởng lớn cho tới tận khi nào bạn đã hiểu rất rõ về nơi làm việc mới: Những ý tưởng nhỏ sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn và sẽ giúp bạn xây dựng một nền móng vững chắc cho niềm tin của lãnh đạo và đồng nghiệp mới đối với bạn. Và nếu ý tưởng đó không thành công, sẽ không có điều gì không hay xảy ra.
(Theo WSJ)
Có thể bạn quên mất một điều rằng công việc khó khăn nhất chỉ thực sự bắt đầu sau khi bạn được tiếp nhận vào chỗ làm mới thay vì những gì bạn đã phải trải qua để có được công việc đó. Đúng là bạn đã thuyết phục được nhà tuyển dụng nhưng quan trọng hơn là bạn phải biết tạo ra những ấn tượng ban đầu tốt đẹp và đảm bảo rằng những ấn tượng đó không phản tác dụng.
Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích của Martin Yate, một chuyên gia tư vấn phát triển nghề nghiệp, dành cho những ai đang bắt đầu tại một môi trường làm việc mới:
* Làm quen với nơi làm việc mới: Việc đầu tiên bạn nên làm là dành thời gian cho việc quan sát, tìm hiểu để làm quen với công việc tại nơi bạn mới đến. Tại sao và làm thế nào mà những công việc này được thực hiện như vậy? Hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của công ty cũng như cách mà người ta đang điều hành nó.
* Đừng cố gắng thay đổi những gì đang có sẵn: Tốt hơn hết, bạn nên tập trung vào việc quan sát và học hỏi. Nếu bạn đề ra những thay đổi lớn khi vừa mới được nhận vào làm, các đồng nghiệp của bạn sẽ nhìn nhận bạn như là một kẻ huênh hoang và cảm thấy bị xúc phạm vì những ý tưởng của bạn.
* Hòa mình vào tập thể: Hãy luôn sẵn sàng đảm nhiệm bất kỳ nhiệm vụ gì cũng như giúp đỡ các đồng nghiệp trong suốt thời kỳ này. Trong thời gian thử việc, các đồng nghiệp của bạn sẽ theo dõi và đánh giá về mức độ hòa nhập của bạn.
* Xin lời khuyên từ các đồng nghiệp: Nếu bạn làm điều này, họ sẽ cảm thấy họ được bạn tôn trọng, bạn sẽ có được một vài thông tin nội bộ và mối liên hệ giữa bạn và các đồng nghiệp sẽ được tăng cường.
* Hãy giữ lại những ý tưởng lớn cho tới tận khi nào bạn đã hiểu rất rõ về nơi làm việc mới: Những ý tưởng nhỏ sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn và sẽ giúp bạn xây dựng một nền móng vững chắc cho niềm tin của lãnh đạo và đồng nghiệp mới đối với bạn. Và nếu ý tưởng đó không thành công, sẽ không có điều gì không hay xảy ra.
(Theo WSJ)