Làm gì để tăng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật?
Các doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu rất phức tạp, đơn đặt hàng nhỏ với các sản phẩm thời trang theo mùa
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hàng dệt may Việt Nam. 2010 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản và kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đã tăng trưởng 20% so với năm 2009.
Tại Hội thảo tư vấn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản ngày 26/4 tại Hà Nội, ông Koyama, Chuyên viên cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhấn mạnh, dung lượng của thị trường dệt may Nhật Bản rất lớn với tổng khối lượng 45.000 tỷ Yên, tương đương 360 tỷ USD.
Những năm qua, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu quần áo từ bên ngoài. Tính riêng năm 2010, kim ngạch nhập khẩu quần áo của Nhật Bản đã đạt 3,7 tỷ USD, trong đó hơn 90% (tương đương 3,3 tỷ USD) được nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại 5% nhập từ EU, Mỹ và một số thị trường khác, chỉ có 5% là được sản xuất tại Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đã thiết lập được những mối quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất Trung Quốc từ hàng chục năm qua do Trung Quốc có nguồn nguyên liệu dồi dào, vị trí địa lý rất gần với Nhật, giá nhân công hợp lý, nhiều công nhân nói được tiếng Nhật trong nhà máy. Nhưng trong vòng 8 năm qua, giá trị lao động tại Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi, từ 445 Yuan/tháng lên tới 960 Yuan/tháng. Vì vậy, một nhà sản xuất lớn của Nhật Bản đã chia sẻ với ông Koyama rằng trong vòng 5 năm tới công ty này sẽ di chuyển toàn bộ nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
“Hiện tại, Nhật Bản chưa quyết định sẽ chọn quốc gia nào thay thế, nhưng chúng tôi đánh giá Việt Nam là ứng viên tốt nhất do giá nhân công hợp lý, tâm lý làm việc giống người Nhật” – ông Koyama cho biết.
So sánh về giá nhân công thì chi phí lao động của Việt Nam vẫn chưa bằng 1/2 so với tại Trung Quốc, nhưng nếu xem xét với Bangladesh và Campuchia thì giá nhân công tại Việt Nam vẫn cao hơn, trong khi tình hình cung ứng đủ nguyên liệu với cả 3 quốc gia này đều chưa đáp ứng được. Nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam chính là khả năng cung cấp nguyên vật liệu. Nếu như tại Trung Quốc, các loại nguyên liệu tổng hợp, cotton, sợi, vải, phụ kiện luôn có sẵn ở mọi nơi, thì tại Việt Nam, các nguyên liệu, bông, sợi, vải, phụ kiện chỉ có ở một số địa phương.
Ông Đào Quang Lợi, nguyên tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thì điều kiện quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm và mẫu mã phong phú. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải trang bị thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc biệt đối với hàng may mặc trẻ em bởi các chuyên gia Nhật yêu cầu rất kỹ điều này.
Không giống như thị trường Mỹ, châu Âu luôn có những đơn đặt hàng số lượng lớn, Nhật Bản là một trong những thị trường tiên tiến, luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may mặc nên các đơn đặt hàng rất nhỏ với nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau bởi phụ nữ Nhật Bản yêu thích sự độc đáo, khác biệt.
Đặc biệt, thị trường may mặc Nhật Bản thay đổi theo mùa rất mạnh, nhất là mùa tháng 3 – 4 để chuẩn bị cho ngày lễ Golden Week và tháng 9 – 10 nhập hàng cho Noel và Tết. Thời kỳ mùa hè và mùa Noel là 2 kỳ giảm giá mạnh trong năm nhưng lại nhập khẩu nhiều.
Theo ông Koyama, các doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu rất phức tạp, đơn đặt hàng nhỏ với các sản phẩm thời trang theo mùa, số lượng thường chỉ từ 500–1.000 sản phẩm/kiểu dáng, màu sắc, nhiều nhất cũng chỉ lên tới khoảng 10.000 sản phẩm/kiểu dáng, màu sắc.
Các chuyên gia của Nhật Bản và Việt Nam khuyến cáo, tại Việt Nam chưa có cơ quan nào đứng ra kiểm tra các mặt hàng trước khi tung ra thị trường mà mới chỉ dừng lại ở bước kiểm tra sản phẩm trong nhà máy. Vì thế, các doanh nghiệp nên chú trọng kiểm tra sản phẩm kỹ lưỡng trước khi giao hàng.
Doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế về ngoại ngữ khi giao tiếp, mẫu mã thiết kế, kiểm tra kỹ thuật thì mới có thể cạnh tranh thành công, nhất là cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu 2 nhà máy sản xuất hàng dệt may có cùng điều kiện đáp ứng như nhau nhưng nếu doanh nghiệp nào có người biết nói tiếng Nhật thì các đối tác Nhật Bản sẽ lựa chọn doanh nghiệp đó.
Người Nhật Bản luôn luôn tìm kiếm khách hàng ở các hội chợ chuyên ngành, có thể cả ở các hội chợ tổng hợp. Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, trên 80% các sản phẩm dệt may của thế giới vào thị trường Nhật Bản đều được xúc tiến giao dịch thông qua các kỳ hội chợ.
Tại Hội thảo tư vấn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản ngày 26/4 tại Hà Nội, ông Koyama, Chuyên viên cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhấn mạnh, dung lượng của thị trường dệt may Nhật Bản rất lớn với tổng khối lượng 45.000 tỷ Yên, tương đương 360 tỷ USD.
Những năm qua, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu quần áo từ bên ngoài. Tính riêng năm 2010, kim ngạch nhập khẩu quần áo của Nhật Bản đã đạt 3,7 tỷ USD, trong đó hơn 90% (tương đương 3,3 tỷ USD) được nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại 5% nhập từ EU, Mỹ và một số thị trường khác, chỉ có 5% là được sản xuất tại Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đã thiết lập được những mối quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất Trung Quốc từ hàng chục năm qua do Trung Quốc có nguồn nguyên liệu dồi dào, vị trí địa lý rất gần với Nhật, giá nhân công hợp lý, nhiều công nhân nói được tiếng Nhật trong nhà máy. Nhưng trong vòng 8 năm qua, giá trị lao động tại Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi, từ 445 Yuan/tháng lên tới 960 Yuan/tháng. Vì vậy, một nhà sản xuất lớn của Nhật Bản đã chia sẻ với ông Koyama rằng trong vòng 5 năm tới công ty này sẽ di chuyển toàn bộ nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
“Hiện tại, Nhật Bản chưa quyết định sẽ chọn quốc gia nào thay thế, nhưng chúng tôi đánh giá Việt Nam là ứng viên tốt nhất do giá nhân công hợp lý, tâm lý làm việc giống người Nhật” – ông Koyama cho biết.
So sánh về giá nhân công thì chi phí lao động của Việt Nam vẫn chưa bằng 1/2 so với tại Trung Quốc, nhưng nếu xem xét với Bangladesh và Campuchia thì giá nhân công tại Việt Nam vẫn cao hơn, trong khi tình hình cung ứng đủ nguyên liệu với cả 3 quốc gia này đều chưa đáp ứng được. Nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam chính là khả năng cung cấp nguyên vật liệu. Nếu như tại Trung Quốc, các loại nguyên liệu tổng hợp, cotton, sợi, vải, phụ kiện luôn có sẵn ở mọi nơi, thì tại Việt Nam, các nguyên liệu, bông, sợi, vải, phụ kiện chỉ có ở một số địa phương.
Ông Đào Quang Lợi, nguyên tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thì điều kiện quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm và mẫu mã phong phú. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải trang bị thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc biệt đối với hàng may mặc trẻ em bởi các chuyên gia Nhật yêu cầu rất kỹ điều này.
Không giống như thị trường Mỹ, châu Âu luôn có những đơn đặt hàng số lượng lớn, Nhật Bản là một trong những thị trường tiên tiến, luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may mặc nên các đơn đặt hàng rất nhỏ với nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau bởi phụ nữ Nhật Bản yêu thích sự độc đáo, khác biệt.
Đặc biệt, thị trường may mặc Nhật Bản thay đổi theo mùa rất mạnh, nhất là mùa tháng 3 – 4 để chuẩn bị cho ngày lễ Golden Week và tháng 9 – 10 nhập hàng cho Noel và Tết. Thời kỳ mùa hè và mùa Noel là 2 kỳ giảm giá mạnh trong năm nhưng lại nhập khẩu nhiều.
Theo ông Koyama, các doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu rất phức tạp, đơn đặt hàng nhỏ với các sản phẩm thời trang theo mùa, số lượng thường chỉ từ 500–1.000 sản phẩm/kiểu dáng, màu sắc, nhiều nhất cũng chỉ lên tới khoảng 10.000 sản phẩm/kiểu dáng, màu sắc.
Các chuyên gia của Nhật Bản và Việt Nam khuyến cáo, tại Việt Nam chưa có cơ quan nào đứng ra kiểm tra các mặt hàng trước khi tung ra thị trường mà mới chỉ dừng lại ở bước kiểm tra sản phẩm trong nhà máy. Vì thế, các doanh nghiệp nên chú trọng kiểm tra sản phẩm kỹ lưỡng trước khi giao hàng.
Doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế về ngoại ngữ khi giao tiếp, mẫu mã thiết kế, kiểm tra kỹ thuật thì mới có thể cạnh tranh thành công, nhất là cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu 2 nhà máy sản xuất hàng dệt may có cùng điều kiện đáp ứng như nhau nhưng nếu doanh nghiệp nào có người biết nói tiếng Nhật thì các đối tác Nhật Bản sẽ lựa chọn doanh nghiệp đó.
Người Nhật Bản luôn luôn tìm kiếm khách hàng ở các hội chợ chuyên ngành, có thể cả ở các hội chợ tổng hợp. Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, trên 80% các sản phẩm dệt may của thế giới vào thị trường Nhật Bản đều được xúc tiến giao dịch thông qua các kỳ hội chợ.