Làm gì khi đối tác phá sản?
Việc phá sản của đối tác đôi khi lại có thể coi là một cơ hội mà các doanh nghiệp nên tận dụng
Một doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn với một đối tác Hoa Kỳ, bỗng một ngày kia giật mình khi nhận được thông báo mất khả năng thanh toán từ phía đối tác do bị phá sản.
Lúc này, doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì tòa án phía Hoa Kỳ cũng không thể giải quyết được do đã quá hạn thông báo.
Đây chỉ là số ít trong những trường hợp mà phía doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt do không tìm hiểu kỹ luật pháp Hoa Kỳ, trong đó có Luật Phá sản.
Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về pháp luật, cách thức và phòng tránh các rủi ro để có thể tự bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của mình khi đối tác bị phá sản, ngày 4/5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty Luật Greenebaum Doll và McDonald tổ chức buổi thuyết trình: “Luật Phá sản của Hoa Kỳ và những tác động đến doanh nghiệp Việt Nam”.
Doanh nghiệp cần phản ứng nhanh
Theo ông John W.Ames, chuyên gia cao cấp của Công ty Luật Greenebaum Doll và McDonald, trong những trường hợp nhận được thông báo phá sản từ phía đối tác Mỹ, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là không bao giờ được “bỏ qua” nội dung.
Bởi trong tuyên bố này có những thông tin rất quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ để có các biện pháp kịp thời đảm bảo quyền lợi của mình, như tên chính xác của công ty phá sản, ngày tháng ra thông báo, số thứ tự hồ sơ vụ việc, tòa án nào thụ lý, ngày mà các chủ nợ họp lại, ngày hạn định...
“Bằng chứng là có doanh nghiệp do chủ quan và tỏ ra không mấy quan tâm để qua ngày hạn định mới mời đến luật sư thì các thẩm phán sẽ không giải quyết và có thể có tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh”, ông John đưa ra ví dụ.
Ngay sau đó, các doanh nghiệp phải nhanh chóng lập hồ sơ, thu thập dữ liệu trong trường hợp hồ sơ được thụ lý và giải quyết tại Hoa Kỳ. Điều quan trọng, theo ông John là doanh nghiệp phải ghi đầy đủ tên của “con nợ” vì tên đối tác không trùng với tên công ty trong danh sách sẽ không phải đối tượng áp dụng.
Ngoài ra, phải ghi chính xác ngày tháng gặp gỡ, ký hợp đồng, ngày giao hàng, ngày thanh toán... Trường hợp công ty chi nhánh, công ty con của đối tác không tuyên bố phá sản thì tình trạng phá sản, nợ nần của công ty mẹ sẽ không ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam.
Ông John đặc biệt lưu ý đối với những khoản nợ đọng lớn, doanh nghiệp Việt Nam phải thuê cho bằng được luật sư giỏi để cố vấn và doanh nghiệp Việt Nam phải có những động thái phản ứng nhanh trước bất cứ thông tin nào từ phía tòa án. Bởi theo danh sách đối tượng được ưu tiên trả nợ lần lượt là: ngân hàng, các khách hàng được bảo đảm, các chủ nợ theo quan hệ hành chính, dân sự, cuối cùng mới đến các chủ nợ không được bảo đảm, các cổ đông...
Theo ông John nếu doanh nghiệp Việt Nam tích cực, chủ động, có những động thái nhanh chóng và quyết tâm cao, sẽ được giải quyết bồi hoàn sớm.
Việc làm đơn gửi lên tòa án cũng là cả một vấn đề! Ông John lưu ý doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào hai chương 11 và 7 vì đây là phần có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam nhiều nhất. Nếu doanh nghiệp Hoa Kỳ nộp đơn xin làm thủ tục phá sản theo chương 11 thì các chủ nợ vẫn còn đòi lại tiền nợ hoặc có cơ hội tham gia quá trình hoạt động trở lại sau khi con nợ đã tái cấu trúc. Trường hợp doanh nghiệp Hoa Kỳ nộp đơn theo chương 7 thì chủ yếu sẽ giải quyết thanh toán bằng việc bán tài sản, cổ phần... của con nợ.
Ngoài ra, ông John cũng khuyên các chủ nợ nên tập hợp lại trong Uỷ ban các chủ nợ nhằm: điều tra hoạt động kinh doanh của con nợ, tham gia lập kế hoạch tái tổ chức và đòi hỏi quyền bồi hoàn thoả đáng của mình... Việc có tiếng nói tập thể trong trường hợp này sẽ là áp lực để tòa án giải quyết nhanh chóng sự vụ.
Hơn nữa, khi xử lý các vụ kiện thì họ áp dụng luật một cách chính xác, nếu không thuộc Luật Hoa Kỳ thì sẽ rất thiệt cho doanh nghiệp Việt Nam.
Phá sản không có nghĩa là hết tài sản
Đây có thể coi là một cơ hội mà ông John khuyên các doanh nghiệp nên tận dụng. Theo ông, sự phá sản của doanh nghiệp này lại là lợi thế tốt cho nhiều doanh nghiệp khác, trong nhiều trường hợp, các con nợ gặp phải khó khăn về tài chính nghiêm trọng, có một số tài sản thực sự giá trị đối với những doanh nghiệp có năng lực và khả năng thanh toán.
“Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó có thể tìm cách mua được các tài sản từ con nợ với giá phải chăng trong tiến trình phá sản. Nhiều người mua tài sản từ các con nợ đã giàu lên bởi giá thường thấp”, ông John khẳng định.
Lý do mà chuyên gia này đưa ra rất đơn giản nhưng hiệu quả thực tế lại rất thuyết phục bởi vì những tài sản đó được coi là “sạch”. Doanh nghiệp mua lại sẽ không phải đóng các khoản thế chấp, giá lại rất hời. Hướng giải quyết được tính đến là trong trường hợp tìm thấy một công ty như vậy, theo ông John là nên nhanh chóng mua đứt tài sản của công ty đó. Vì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho việc mua sắm máy móc.
Giải đáp một số băn khoăn của doanh nghiệp Việt Nam về việc làm thế nào để biết được đối tác doanh nghiệp Hoa Kỳ đang nộp đơn xin phá sản, ông John cho biết doanh nghiệp Việt Nam có thể truy cập vào website của Viện Phá sản Hoa Kỳ (www.abiworld.org).
Liên quan đến việc thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng đã ký từ trước khi công ty Hoa Kỳ tuyên bố phá sản, ông John nêu rõ: “bất kỳ điều khoản nào liên quan đến nghĩa vụ tài chính của con nợ, những giao kèo trong hợp đồng đều không có ý nghĩa tại tòa án, thẩm phán Hoa Kỳ sẽ bác bỏ hợp đồng trên”.
Để giảm thiểu tổn thất của chủ nợ mà hợp đồng giao hàng của họ cho công ty Hoa Kỳ phá sản chưa kết thúc, lại không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, trong thời gian vụ phá sản được tòa án xem xét, chủ nợ có quyền đề nghị tòa án chấm dứt hợp đồng cung cấp hàng cho công ty Hoa Kỳ này.
Lúc này, doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì tòa án phía Hoa Kỳ cũng không thể giải quyết được do đã quá hạn thông báo.
Đây chỉ là số ít trong những trường hợp mà phía doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt do không tìm hiểu kỹ luật pháp Hoa Kỳ, trong đó có Luật Phá sản.
Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về pháp luật, cách thức và phòng tránh các rủi ro để có thể tự bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của mình khi đối tác bị phá sản, ngày 4/5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty Luật Greenebaum Doll và McDonald tổ chức buổi thuyết trình: “Luật Phá sản của Hoa Kỳ và những tác động đến doanh nghiệp Việt Nam”.
Doanh nghiệp cần phản ứng nhanh
Theo ông John W.Ames, chuyên gia cao cấp của Công ty Luật Greenebaum Doll và McDonald, trong những trường hợp nhận được thông báo phá sản từ phía đối tác Mỹ, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là không bao giờ được “bỏ qua” nội dung.
Bởi trong tuyên bố này có những thông tin rất quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ để có các biện pháp kịp thời đảm bảo quyền lợi của mình, như tên chính xác của công ty phá sản, ngày tháng ra thông báo, số thứ tự hồ sơ vụ việc, tòa án nào thụ lý, ngày mà các chủ nợ họp lại, ngày hạn định...
“Bằng chứng là có doanh nghiệp do chủ quan và tỏ ra không mấy quan tâm để qua ngày hạn định mới mời đến luật sư thì các thẩm phán sẽ không giải quyết và có thể có tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh”, ông John đưa ra ví dụ.
Ngay sau đó, các doanh nghiệp phải nhanh chóng lập hồ sơ, thu thập dữ liệu trong trường hợp hồ sơ được thụ lý và giải quyết tại Hoa Kỳ. Điều quan trọng, theo ông John là doanh nghiệp phải ghi đầy đủ tên của “con nợ” vì tên đối tác không trùng với tên công ty trong danh sách sẽ không phải đối tượng áp dụng.
Ngoài ra, phải ghi chính xác ngày tháng gặp gỡ, ký hợp đồng, ngày giao hàng, ngày thanh toán... Trường hợp công ty chi nhánh, công ty con của đối tác không tuyên bố phá sản thì tình trạng phá sản, nợ nần của công ty mẹ sẽ không ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam.
Ông John đặc biệt lưu ý đối với những khoản nợ đọng lớn, doanh nghiệp Việt Nam phải thuê cho bằng được luật sư giỏi để cố vấn và doanh nghiệp Việt Nam phải có những động thái phản ứng nhanh trước bất cứ thông tin nào từ phía tòa án. Bởi theo danh sách đối tượng được ưu tiên trả nợ lần lượt là: ngân hàng, các khách hàng được bảo đảm, các chủ nợ theo quan hệ hành chính, dân sự, cuối cùng mới đến các chủ nợ không được bảo đảm, các cổ đông...
Theo ông John nếu doanh nghiệp Việt Nam tích cực, chủ động, có những động thái nhanh chóng và quyết tâm cao, sẽ được giải quyết bồi hoàn sớm.
Việc làm đơn gửi lên tòa án cũng là cả một vấn đề! Ông John lưu ý doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào hai chương 11 và 7 vì đây là phần có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam nhiều nhất. Nếu doanh nghiệp Hoa Kỳ nộp đơn xin làm thủ tục phá sản theo chương 11 thì các chủ nợ vẫn còn đòi lại tiền nợ hoặc có cơ hội tham gia quá trình hoạt động trở lại sau khi con nợ đã tái cấu trúc. Trường hợp doanh nghiệp Hoa Kỳ nộp đơn theo chương 7 thì chủ yếu sẽ giải quyết thanh toán bằng việc bán tài sản, cổ phần... của con nợ.
Ngoài ra, ông John cũng khuyên các chủ nợ nên tập hợp lại trong Uỷ ban các chủ nợ nhằm: điều tra hoạt động kinh doanh của con nợ, tham gia lập kế hoạch tái tổ chức và đòi hỏi quyền bồi hoàn thoả đáng của mình... Việc có tiếng nói tập thể trong trường hợp này sẽ là áp lực để tòa án giải quyết nhanh chóng sự vụ.
Hơn nữa, khi xử lý các vụ kiện thì họ áp dụng luật một cách chính xác, nếu không thuộc Luật Hoa Kỳ thì sẽ rất thiệt cho doanh nghiệp Việt Nam.
Phá sản không có nghĩa là hết tài sản
Đây có thể coi là một cơ hội mà ông John khuyên các doanh nghiệp nên tận dụng. Theo ông, sự phá sản của doanh nghiệp này lại là lợi thế tốt cho nhiều doanh nghiệp khác, trong nhiều trường hợp, các con nợ gặp phải khó khăn về tài chính nghiêm trọng, có một số tài sản thực sự giá trị đối với những doanh nghiệp có năng lực và khả năng thanh toán.
“Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó có thể tìm cách mua được các tài sản từ con nợ với giá phải chăng trong tiến trình phá sản. Nhiều người mua tài sản từ các con nợ đã giàu lên bởi giá thường thấp”, ông John khẳng định.
Lý do mà chuyên gia này đưa ra rất đơn giản nhưng hiệu quả thực tế lại rất thuyết phục bởi vì những tài sản đó được coi là “sạch”. Doanh nghiệp mua lại sẽ không phải đóng các khoản thế chấp, giá lại rất hời. Hướng giải quyết được tính đến là trong trường hợp tìm thấy một công ty như vậy, theo ông John là nên nhanh chóng mua đứt tài sản của công ty đó. Vì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho việc mua sắm máy móc.
Giải đáp một số băn khoăn của doanh nghiệp Việt Nam về việc làm thế nào để biết được đối tác doanh nghiệp Hoa Kỳ đang nộp đơn xin phá sản, ông John cho biết doanh nghiệp Việt Nam có thể truy cập vào website của Viện Phá sản Hoa Kỳ (www.abiworld.org).
Liên quan đến việc thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng đã ký từ trước khi công ty Hoa Kỳ tuyên bố phá sản, ông John nêu rõ: “bất kỳ điều khoản nào liên quan đến nghĩa vụ tài chính của con nợ, những giao kèo trong hợp đồng đều không có ý nghĩa tại tòa án, thẩm phán Hoa Kỳ sẽ bác bỏ hợp đồng trên”.
Để giảm thiểu tổn thất của chủ nợ mà hợp đồng giao hàng của họ cho công ty Hoa Kỳ phá sản chưa kết thúc, lại không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, trong thời gian vụ phá sản được tòa án xem xét, chủ nợ có quyền đề nghị tòa án chấm dứt hợp đồng cung cấp hàng cho công ty Hoa Kỳ này.