Lạm phát cao, chứng khoán bị ảnh hưởng gì?
Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 được dự báo ở mức hai con số sẽ tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán?
Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 được dự báo ở mức hai con số sẽ tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán?
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang ở thời điểm khó khăn như hiện nay, thông tin dự báo chỉ số CPI năm 2007 sẽ ở mức hai con số khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Anh Lê Thanh Hồng, nhà đầu tư ở sàn chứng khoán ACB đắn đo: "Mình không phải dân "lướt sóng" nên rất phân vân khi nghe các chuyên gia dự báo lạm phát như thế, không biết có nên mua vào tiếp nữa không". Nhiều nhà đầu tư khác cũng có tâm lý như anh Hồng.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán phân tích: "Từ nay đến cuối năm, CPI tăng là do chúng ta điều chỉnh giá xăng dầu, chứ không phải chúng ta dư tiền trong lưu thông. Vì thế, khó có thể xảy ra việc Ngân hàng Nhà nước sử dụng biện pháp nghiệp vụ để hút tiền về". Theo ông Kỳ, nếu lãi suất tiết kiệm không tăng nhiều thì CPI có tăng cũng chưa tác động đến thị trường chứng khoán.
Dưới góc độ một nhà nghiên cứu, Phó giáo sư Ngô Trí Long giải thích rõ hơn: "Về mặt lý thuyết, CPI không ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến thị trường chứng khoán. thị trường chứng khoán chỉ bị ảnh hưởng khi CPI quá cao, Ngân hàng Nhà nước sử dụng nghiệp vụ để can thiệp, kiềm chế lạm phát. Khi lãi suất tiết kiệm tăng cao, nhà đầu tư mới cân nhắc xem có nên rút tiền từ chứng khoán ra để gửi tiết kiệm".
Nhưng ở hoàn cảnh hiện tại, "ít có nhà đầu tư lâu dài, phần lớn người chơi chứng khoán đều "lướt sóng" nên mức độ ảnh hưởng của lạm phát là ít", Phó giáo sư Long nhận định.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết: "Giữa lạm phát và thị trường chứng khoán có một mối quan hệ, nhưng không phải là quan hệ trực tiếp". Theo ông, việc quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán là bởi tỷ suất lợi nhuận mà tỷ suất lợi nhuận của thị trường chứng khoán hiện nay đang rất cao, cao một cách bất ngờ. Lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán là rất lớn, trong khi cung còn hạn chế.
Tiến sĩ Doanh nhận định: "Mặc dù chỉ số lạm phát cao, thị trường chứng khoán tuy có tăng, có giảm nhất định nhưng sẽ vẫn tăng trưởng, nhất là tới đây lại có một số công ty lớn chào bán cổ phiếu. Và chắc chắn, chỉ số lạm phát vẫn thấp hơn nhiều chỉ số lợi nhuận ở thị trường chứng khoán".
Đặt câu hỏi, trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước sử dụng nghiệp vụ để hút tiền về, thị trường chứng khoán có bị tác động nhiều? Tiến sĩ Doanh nói: "Nó sẽ ảnh hưởng, nhưng tôi nghĩ hiện nay luồng vốn của nước ngoài đang sẵn sàng để mua cổ phiếu của những công ty lớn đang còn rất lớn và tôi chắc rằng vì tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán rất cao, nên dù Ngân hàng Nhà nước có thể có các biện pháp thu hút vốn bằng cách tăng lãi suất nhưng điều này sẽ không làm ảnh hưởng tới các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư chiến lược. Tất nhiên nó có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nhỏ lẻ".
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang ở thời điểm khó khăn như hiện nay, thông tin dự báo chỉ số CPI năm 2007 sẽ ở mức hai con số khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Anh Lê Thanh Hồng, nhà đầu tư ở sàn chứng khoán ACB đắn đo: "Mình không phải dân "lướt sóng" nên rất phân vân khi nghe các chuyên gia dự báo lạm phát như thế, không biết có nên mua vào tiếp nữa không". Nhiều nhà đầu tư khác cũng có tâm lý như anh Hồng.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán phân tích: "Từ nay đến cuối năm, CPI tăng là do chúng ta điều chỉnh giá xăng dầu, chứ không phải chúng ta dư tiền trong lưu thông. Vì thế, khó có thể xảy ra việc Ngân hàng Nhà nước sử dụng biện pháp nghiệp vụ để hút tiền về". Theo ông Kỳ, nếu lãi suất tiết kiệm không tăng nhiều thì CPI có tăng cũng chưa tác động đến thị trường chứng khoán.
Dưới góc độ một nhà nghiên cứu, Phó giáo sư Ngô Trí Long giải thích rõ hơn: "Về mặt lý thuyết, CPI không ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến thị trường chứng khoán. thị trường chứng khoán chỉ bị ảnh hưởng khi CPI quá cao, Ngân hàng Nhà nước sử dụng nghiệp vụ để can thiệp, kiềm chế lạm phát. Khi lãi suất tiết kiệm tăng cao, nhà đầu tư mới cân nhắc xem có nên rút tiền từ chứng khoán ra để gửi tiết kiệm".
Nhưng ở hoàn cảnh hiện tại, "ít có nhà đầu tư lâu dài, phần lớn người chơi chứng khoán đều "lướt sóng" nên mức độ ảnh hưởng của lạm phát là ít", Phó giáo sư Long nhận định.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết: "Giữa lạm phát và thị trường chứng khoán có một mối quan hệ, nhưng không phải là quan hệ trực tiếp". Theo ông, việc quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán là bởi tỷ suất lợi nhuận mà tỷ suất lợi nhuận của thị trường chứng khoán hiện nay đang rất cao, cao một cách bất ngờ. Lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán là rất lớn, trong khi cung còn hạn chế.
Tiến sĩ Doanh nhận định: "Mặc dù chỉ số lạm phát cao, thị trường chứng khoán tuy có tăng, có giảm nhất định nhưng sẽ vẫn tăng trưởng, nhất là tới đây lại có một số công ty lớn chào bán cổ phiếu. Và chắc chắn, chỉ số lạm phát vẫn thấp hơn nhiều chỉ số lợi nhuận ở thị trường chứng khoán".
Đặt câu hỏi, trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước sử dụng nghiệp vụ để hút tiền về, thị trường chứng khoán có bị tác động nhiều? Tiến sĩ Doanh nói: "Nó sẽ ảnh hưởng, nhưng tôi nghĩ hiện nay luồng vốn của nước ngoài đang sẵn sàng để mua cổ phiếu của những công ty lớn đang còn rất lớn và tôi chắc rằng vì tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán rất cao, nên dù Ngân hàng Nhà nước có thể có các biện pháp thu hút vốn bằng cách tăng lãi suất nhưng điều này sẽ không làm ảnh hưởng tới các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư chiến lược. Tất nhiên nó có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nhỏ lẻ".