Làm sao tính được thất thoát trong xây dựng cơ bản?
Đại biểu Quốc hội dành một ngày họp để "mổ xẻ" những yếu kém trong đầu tư xây dựng cơ bản
Dành cả ngày 5/11 để thảo luận việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra nhiều yếu kém, bất cập có “thâm niên” trong lĩnh vực này.
Thất thoát vẫn là…. ẩn số
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá: tiến độ các dự án sử dụng vốn nhà nước rất chậm, thủ tục đầu tư xây dựng rườm rà, hiệu quả đầu tư của nhiều dự án thấp, còn thất thoát, lãng phí so với đầu tư bằng nguồn vốn khác.
Đồng tình với đánh giá này, song điều đại biểu quan tâm là những yếu kém này đã đuợc khắc phục đến đâu.
Bởi như đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) nhận xét: những mặt hạn chế, những mặt yếu kém từ báo cáo giám sát trong tháng 10 năm 2004, Quốc hội khóa XI đến nay (cũng về nội dung này) vẫn như cũ.
Theo bà Mai, thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong xây dựng cơ bản là một vấn đề mà cử tri rất quan tâm. Nhưng con số thất thoát lãng phí, tham nhũng là bao nhiêu thì đến giờ này vẫn là một ẩn số, không ai có thể lý giải và trả lời vấn đề này. Bà Mai cũng cho rằng thực tế không giống như báo cáo của một số ngành pháp luật.
Mổ xẻ sâu hơn, đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng thất thoát lớn nhất là để nhà thầu móc ngoặc với đơn vị tư vấn thiết kế.
Móc ngoặc thành "dây", cho nên “bây giờ thất thoát bao nhiêu phần trăm làm sao xác định được, chỗ này ăn của dân nhiều thì thất thoát nhiều, chỗ kia ăn của dân ít thì thất thoát ít, làm sao xác định một con số cứng nhắc được”, ông Thanh nói.
Tìm mãi, cuối cùng đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng thấy trong báo cáo của cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của Bộ Công an, từ năm 2005-2007 phát hiện 149 vụ, 231 đối tượng cố ý làm trái, tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát 671 tỷ, cho đến nay thu hồi được 167 tỷ.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nhã, dường như đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Tất cả đều là tiền của nhân dân
Thảo luận tại hội trường (truyền hình trực tiếp) nhiều đại biểu đều “nói giùm” cử tri nỗi bức xúc về những yếu kém trong đầu tư xây dựng cơ bản. Có ý kiến cho rằng, trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản có một phần tiền của nhân dân.
Không đồng tình với ý kiến này, đại biểu Trần Đình Nhã khẳng định: tất cả đây là tiền của nhân dân, ta vẫn nói ăn lương Nhà nước nhưng lương đấy là lương của nhân dân, tiền Nhà nước cũng là từ dân.
"Thất thoát là một dạng chiếm đoạt bằng nhiều hình thức. Bây giờ thử chứng minh thất thoát là nguồn tiền lớn nó chạy vào đâu? Chạy vào những lĩnh vực nào, chạy vào túi ai?", đại biểu Nhã đặt câu hỏi.
“Mổ xẻ” rất nhiều yếu kém tồn tại nhiều năm trong đầu tư xây dựng cơ bản, bên cạnh các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan đuợc các đại biểu phân tích ở nhiều góc độ là hệ thống văn bản còn vướng mắc, thủ tục quy định còn phiền hà, công tác phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện chưa tốt, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản chưa đủ mạnh và nghiêm minh...
Rất nhiều kiến nghị đã đuợc phát biểu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Nhà nước. Đại biểu Tống Văn Thoóng (Lai Châu) đã “gói” vào 4 nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là hệ thống pháp luật, thứ hai là quy hoạch và quản lý quy hoạch, thứ ba là vốn đầu tư và thứ tư là kiểm tra, thanh tra và xử lý khi vi phạm.
Đáng chú ý, đại biểu Võ Tuấn Nhân (Quảng Ngãi) kiến nghị Quốc hội cần có nghị quyết riêng về thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước.
* Giai đoạn 2005-2007, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là 237.447 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý là 151.774 tỷ đồng và các bộ, ngành trung ương là 85.673 tỷ đồng.
Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ đã được giải ngân ở các địa phương là 757,850 tỷ đồng. Tổng số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã được giải ngân là 4.876 triệu USD.
Tính đến tháng 6/2008, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là 5.820 triệu USD, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 384 nghìn tỷ đồng (nguồn: Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Thất thoát vẫn là…. ẩn số
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá: tiến độ các dự án sử dụng vốn nhà nước rất chậm, thủ tục đầu tư xây dựng rườm rà, hiệu quả đầu tư của nhiều dự án thấp, còn thất thoát, lãng phí so với đầu tư bằng nguồn vốn khác.
Đồng tình với đánh giá này, song điều đại biểu quan tâm là những yếu kém này đã đuợc khắc phục đến đâu.
Bởi như đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) nhận xét: những mặt hạn chế, những mặt yếu kém từ báo cáo giám sát trong tháng 10 năm 2004, Quốc hội khóa XI đến nay (cũng về nội dung này) vẫn như cũ.
Theo bà Mai, thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong xây dựng cơ bản là một vấn đề mà cử tri rất quan tâm. Nhưng con số thất thoát lãng phí, tham nhũng là bao nhiêu thì đến giờ này vẫn là một ẩn số, không ai có thể lý giải và trả lời vấn đề này. Bà Mai cũng cho rằng thực tế không giống như báo cáo của một số ngành pháp luật.
Mổ xẻ sâu hơn, đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng thất thoát lớn nhất là để nhà thầu móc ngoặc với đơn vị tư vấn thiết kế.
Móc ngoặc thành "dây", cho nên “bây giờ thất thoát bao nhiêu phần trăm làm sao xác định được, chỗ này ăn của dân nhiều thì thất thoát nhiều, chỗ kia ăn của dân ít thì thất thoát ít, làm sao xác định một con số cứng nhắc được”, ông Thanh nói.
Tìm mãi, cuối cùng đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng thấy trong báo cáo của cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của Bộ Công an, từ năm 2005-2007 phát hiện 149 vụ, 231 đối tượng cố ý làm trái, tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát 671 tỷ, cho đến nay thu hồi được 167 tỷ.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nhã, dường như đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Tất cả đều là tiền của nhân dân
Thảo luận tại hội trường (truyền hình trực tiếp) nhiều đại biểu đều “nói giùm” cử tri nỗi bức xúc về những yếu kém trong đầu tư xây dựng cơ bản. Có ý kiến cho rằng, trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản có một phần tiền của nhân dân.
Không đồng tình với ý kiến này, đại biểu Trần Đình Nhã khẳng định: tất cả đây là tiền của nhân dân, ta vẫn nói ăn lương Nhà nước nhưng lương đấy là lương của nhân dân, tiền Nhà nước cũng là từ dân.
"Thất thoát là một dạng chiếm đoạt bằng nhiều hình thức. Bây giờ thử chứng minh thất thoát là nguồn tiền lớn nó chạy vào đâu? Chạy vào những lĩnh vực nào, chạy vào túi ai?", đại biểu Nhã đặt câu hỏi.
“Mổ xẻ” rất nhiều yếu kém tồn tại nhiều năm trong đầu tư xây dựng cơ bản, bên cạnh các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan đuợc các đại biểu phân tích ở nhiều góc độ là hệ thống văn bản còn vướng mắc, thủ tục quy định còn phiền hà, công tác phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện chưa tốt, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản chưa đủ mạnh và nghiêm minh...
Rất nhiều kiến nghị đã đuợc phát biểu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Nhà nước. Đại biểu Tống Văn Thoóng (Lai Châu) đã “gói” vào 4 nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là hệ thống pháp luật, thứ hai là quy hoạch và quản lý quy hoạch, thứ ba là vốn đầu tư và thứ tư là kiểm tra, thanh tra và xử lý khi vi phạm.
Đáng chú ý, đại biểu Võ Tuấn Nhân (Quảng Ngãi) kiến nghị Quốc hội cần có nghị quyết riêng về thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước.
* Giai đoạn 2005-2007, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là 237.447 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý là 151.774 tỷ đồng và các bộ, ngành trung ương là 85.673 tỷ đồng.
Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ đã được giải ngân ở các địa phương là 757,850 tỷ đồng. Tổng số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã được giải ngân là 4.876 triệu USD.
Tính đến tháng 6/2008, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là 5.820 triệu USD, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 384 nghìn tỷ đồng (nguồn: Ủy ban Thường vụ Quốc hội).