Lần đầu tiên Hòa Bình đi xúc tiến đầu tư
Lần đầu tiên, tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức một đoàn công tác xúc tiến đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản để gặp gỡ các nhà đầu tư
Hòa Bình vừa tổ chức một đoàn công tác xúc tiến đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản để gặp gỡ các nhà đầu tư, đem đến cho các nhà đầu tư những chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư vào cho tỉnh. Đây là lần đầu tiên Hòa Bình tiến hành xúc tiến đầu tư tại nước ngoài.
Hòa Bình được coi là “cửa ngõ” Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 72 km về phía Tây theo đường quốc lộ số 6. Với diện tích tự nhiên là 4.749,4 km2, dân số 721.716 người, cơ cấu đất đai phần lớn là đất lâm nghiệp chiếm 46,5%, đất nông nghiệp chiếm 15,3%. Hòa Bình có lợi thế nằm gần Hà Nội và có hệ thống đường giao thông đi lại thuận lợi, phù hợp cho phát triển công nghiệp.
Tuy vậy, Hoà Bình vẫn thuộc nhóm các tỉnh nghèo chậm phát triển, kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp ở các khu vực nông thôn vẫn chiếm đa số, tỷ lệ hộ nghèo trên 27%, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên 70%.
Ông Trần Đăng Ninh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình cho biết, trong thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đến nay đã có 159 dự án đăng ký đầu tư vào tỉnh, trong đó có 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 96,835 triệu USD, 144 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 9.764 tỷ đồng.
Trong số đó có nhiều dự án hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản, dự kiến đến cuối năm 2007 sẽ có trên 70 dự án đi vào hoạt động. Mục tiêu của tỉnh đề ra cho đến năm 2010 sẽ thu hút được từ 200 đến 250 dự án với số vốn đầu tư từ 10.000 đến 15.000 tỷ đồng và thu hút thêm từ 15 đến 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với vốn đăng ký đầu tư từ 250 đến 300 triệu USD.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, tỉnh đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm kêu gọi thu hút đầu tư. Mới đây nhất là chuyến đi Hàn Quốc và Nhật Bản của lãnh đạo tỉnh để gặp gỡ và kêu gọi các nhà đầu tư từ hai quốc gia này đầu tư vào tỉnh.
Ông Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Chúng tôi cũng bất ngờ khi tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Trung tâm thương mại COEX ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc), dự kiến ban đầu chỉ có khoảng 150 nhà đầu tư tham gia nhưng có tới 275 nhà đầu tư đến dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản có 130 nhà đầu tư tham dự. Đây là tín hiệu mừng vì các nhà đầu tư ở hai nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Á này đang thực sự quan tâm đến môi trường đầu tư Việt Nam”.
Tại hội nghị, các nhà đầu tư đã được nghe giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư vào tỉnh Hòa Bình. Sau hội nghị nhiều nhà đầu tư đã gặp riêng đoàn để tham khảo thêm những lĩnh vực đầu tư mà họ quan tâm.
Tại hội nghị, một hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn GCN về việc đảm bảo và hỗ trợ nghiên cứu, khảo sát đầu tư dự án tuyến đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình và Khu đô thị Tiến Xuân, Yên Bình với diện tích 2.000 ha đã được ký kết. Tập đoàn Charm Vit thông báo kết quả triển khai dự án sân golf 54 lỗ tại Hòa Bình và tỏ ý mong muốn được đầu tư tiếp một dự án Khu vui chơi giải trí với mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD.
Đại diện Tập đoàn GCN và Tập đoàn Charm Vit đánh giá cao những tiềm năng cơ hội đầu tư của Hòa Bình, qua đó các nhà đầu tư tại Hàn Quốc tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của Hòa Bình.
Ngay tại hội nghị, Công ty Seyoung INC đã được trao giấy chứng nhận đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Khu công nghiệp Lương Sơn.
Tại Nhật Bản, Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã đồng ý trong thời gian tới sẽ làm đầu mối cho tỉnh Hòa Bình tại Nhật Bản trong việc kêu gọi tiếp xúc với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Những năm gần đây Hòa Bình đã tăng cường thực hiện các chính sách, chủ trương ưu đãi với các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh, theo đó các chủ đầu tư có quyền lựa chọn vị trí, diện tích đất xin thuê, địa phương sẽ hỗ trợ về kết cấu hạ tầng như xây dựng đường điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào nhà máy, hỗ trợ kinh phí đào tạo, tư vấn quy trình và rút ngắn quy trình làm thủ tục, thời gian cấp giấy phép cho các chủ đầu tư...
Mục tiêu kế hoạch đến năm 2010, Hòa Bình phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 14%, tổng thu ngân sách 1.000 tỷ đồng, sản lượng lương thực đạt 34,5 vạn tấn, thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/năm, tạo việc làm cho 16 nghìn lao động/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15%. Do có vị trí chiến lược là cửa ngõ Tây Bắc, Hòa Bình được hưởng nhiều lợi thế từ chiến lược đầu tư phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc của Nhà nước.
Hòa Bình được coi là “cửa ngõ” Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 72 km về phía Tây theo đường quốc lộ số 6. Với diện tích tự nhiên là 4.749,4 km2, dân số 721.716 người, cơ cấu đất đai phần lớn là đất lâm nghiệp chiếm 46,5%, đất nông nghiệp chiếm 15,3%. Hòa Bình có lợi thế nằm gần Hà Nội và có hệ thống đường giao thông đi lại thuận lợi, phù hợp cho phát triển công nghiệp.
Tuy vậy, Hoà Bình vẫn thuộc nhóm các tỉnh nghèo chậm phát triển, kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp ở các khu vực nông thôn vẫn chiếm đa số, tỷ lệ hộ nghèo trên 27%, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên 70%.
Ông Trần Đăng Ninh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình cho biết, trong thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đến nay đã có 159 dự án đăng ký đầu tư vào tỉnh, trong đó có 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 96,835 triệu USD, 144 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 9.764 tỷ đồng.
Trong số đó có nhiều dự án hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản, dự kiến đến cuối năm 2007 sẽ có trên 70 dự án đi vào hoạt động. Mục tiêu của tỉnh đề ra cho đến năm 2010 sẽ thu hút được từ 200 đến 250 dự án với số vốn đầu tư từ 10.000 đến 15.000 tỷ đồng và thu hút thêm từ 15 đến 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với vốn đăng ký đầu tư từ 250 đến 300 triệu USD.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, tỉnh đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm kêu gọi thu hút đầu tư. Mới đây nhất là chuyến đi Hàn Quốc và Nhật Bản của lãnh đạo tỉnh để gặp gỡ và kêu gọi các nhà đầu tư từ hai quốc gia này đầu tư vào tỉnh.
Ông Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Chúng tôi cũng bất ngờ khi tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Trung tâm thương mại COEX ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc), dự kiến ban đầu chỉ có khoảng 150 nhà đầu tư tham gia nhưng có tới 275 nhà đầu tư đến dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản có 130 nhà đầu tư tham dự. Đây là tín hiệu mừng vì các nhà đầu tư ở hai nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Á này đang thực sự quan tâm đến môi trường đầu tư Việt Nam”.
Tại hội nghị, các nhà đầu tư đã được nghe giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư vào tỉnh Hòa Bình. Sau hội nghị nhiều nhà đầu tư đã gặp riêng đoàn để tham khảo thêm những lĩnh vực đầu tư mà họ quan tâm.
Tại hội nghị, một hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn GCN về việc đảm bảo và hỗ trợ nghiên cứu, khảo sát đầu tư dự án tuyến đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình và Khu đô thị Tiến Xuân, Yên Bình với diện tích 2.000 ha đã được ký kết. Tập đoàn Charm Vit thông báo kết quả triển khai dự án sân golf 54 lỗ tại Hòa Bình và tỏ ý mong muốn được đầu tư tiếp một dự án Khu vui chơi giải trí với mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD.
Đại diện Tập đoàn GCN và Tập đoàn Charm Vit đánh giá cao những tiềm năng cơ hội đầu tư của Hòa Bình, qua đó các nhà đầu tư tại Hàn Quốc tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của Hòa Bình.
Ngay tại hội nghị, Công ty Seyoung INC đã được trao giấy chứng nhận đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Khu công nghiệp Lương Sơn.
Tại Nhật Bản, Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã đồng ý trong thời gian tới sẽ làm đầu mối cho tỉnh Hòa Bình tại Nhật Bản trong việc kêu gọi tiếp xúc với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Những năm gần đây Hòa Bình đã tăng cường thực hiện các chính sách, chủ trương ưu đãi với các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh, theo đó các chủ đầu tư có quyền lựa chọn vị trí, diện tích đất xin thuê, địa phương sẽ hỗ trợ về kết cấu hạ tầng như xây dựng đường điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào nhà máy, hỗ trợ kinh phí đào tạo, tư vấn quy trình và rút ngắn quy trình làm thủ tục, thời gian cấp giấy phép cho các chủ đầu tư...
Mục tiêu kế hoạch đến năm 2010, Hòa Bình phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 14%, tổng thu ngân sách 1.000 tỷ đồng, sản lượng lương thực đạt 34,5 vạn tấn, thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/năm, tạo việc làm cho 16 nghìn lao động/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15%. Do có vị trí chiến lược là cửa ngõ Tây Bắc, Hòa Bình được hưởng nhiều lợi thế từ chiến lược đầu tư phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc của Nhà nước.