Làn sóng di cư của dân nhà giàu thế giới
Tầng lớp tỷ phú, triệu phú của thế giới đang có xu hướng dịch chuyển tới sống ở các quốc gia khác
Tầng lớp tỷ phú, triệu phú của thế giới đang có xu hướng dịch chuyển tới sống ở các quốc gia khác.
Theo trang CNBC, cho dù đó là những người Pháp và Mỹ giàu có lo phải nộp thuế nhiều hơn hay những người Nga và Trung Quốc có gia sản khổng lồ muốn tìm kiếm mức sống cao hơn, tầng lớp siêu giàu đang ở trong một làn sóng di cư mạnh chưa từng có.
“Những người giàu có trên thế giới chợt nhận thấy rằng, họ không còn ràng buộc với một quốc gia nhất định nào nữa. Sau cuộc suy thoái và những sự kiện gần đây, họ nhận thấy cần phải đảm bảo tốt cho bản thân, gia đình và tài sản. Đối với những người giàu, ý tưởng về sự xê dịch đã thay đổi từ chỗ là một hoạt động thú vị sang một vấn đề mà họ cảm thấy cần phải làm”, ông David Lesperance, một luật sư ở Toronto, Canada, chuyên về hoạt động di cư của các tỷ phú, triệu phú, cho biết.
Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, số người Mỹ xin từ bỏ quốc tịch đã tăng lên mức hơn 1.700 người vào năm ngoái, cao gấp đôi mức của năm 2009. Trong số này có anh Eduardo Saverin, người đồng sáng lập mạng xã hội Facebook. Tỷ phú Saverin đã chuyển tới sống ở Singapore trước khi từ bỏ quốc tịch Mỹ mới đây. Riêng trong quý 1 năm nay, đã có 460 người Mỹ bỏ quốc tịch.
Tại Pháp, những người giàu có đang xem Thụy Sỹ, Anh và Singapore là những điểm đến mới để “né” mức thuế 75% mà tân Tổng thống nước này Francois Hollande dự kiến đánh vào thu nhập từ 1 triệu Euro trở lên. Theo số liệu từ hãng tin tài chính Bloomberg, tính đến cuối năm 2010, Thụy Sỹ có 5.445 người nằm trong hệ thống miễn trừ cho phép người nước ngoài nhập cư thông qua chế độ đối xử đặc biệt về thuế. Trong số này, hơn 33% là người Pháp.
Một số người Pháp giàu có cũng muốn rời bỏ đất nước vì lo ngại thái độ “kém thân thiện” đối với nhà giàu đang có xu hướng gia tăng ở quốc gia này.
Trong khi đó, tầng lớp mới giàu lên ở nhiều nền kinh tế mới nổi như Nga, Trung Quốc hay Brazil muốn di cư ra nước ngoài để bảo toàn giá trị tài sản và tìm kiếm chất lượng sống cao hơn cho gia đình mình. Sự kết hợp giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xuống, thay đổi về chính trị và thị trường nhiều biến động đã thúc đẩy người giàu tại các nước này chuyển tới sống ở Anh hay Mỹ.
Số người Nga chuyển tới thủ đô London của Anh đông đến nỗi giới bình luận ở đây đã đưa ra một thuật ngữ mới là “Londograd” để chỉ những người Nga nhập cư này. Tỷ phú nổi tiếng Roman Abramovich, ông chủ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, chính là “đại gia” Nga nổi tiếng nhất ở xứ sương mù. Nhưng ông Abramovich mới chỉ là 1 trong 10 tỷ phú Nga bên cạnh khoảng 1.000 triệu phú Nga đang sống ở London.
Các luật sư và các nhà môi giới bất động sản ở London phục vụ giới nhà giàu Nga cho biết, khách hàng của họ bị hấp dẫn bởi sự ổn định, an toàn, cũng như tinh hoa văn hóa của thành phố này. Sau cuộc bầu cử tổng thống Nga nhiều biến động vào năm ngoái, người giàu ở Nga đang ngày càng thận trọng hơn với những thay đổi chính trị ở quê hương cũng như với tài sản của mình.
Trong khi đó, các tỷ phú và triệu phú của Trung Quốc lại thích chọn Mỹ làm đích đến. Năm 2011, có tới hơn 2.000 công dân Trung Quốc xin nhập cư vào Mỹ thông qua hộ chiếu đầu tư, cao gấp đôi con số của năm 2010 và là mức kỷ lục. Chương trình hộ chiếu đầu tư này cho phép người nước ngoài và gia đình của họ được cư trú vĩnh viễn ở Mỹ nếu họ đầu tư một khoản 5.000 USD hoặc hơn (trong một số trường hợp là từ 1 triệu USD trở lên) và tạo ra một số lượng việc làm nhất định.
Ảnh hưởng của xu hướng di cư trong tầng lớp giàu có của thế giới vẫn còn khó đoán biết. Một số nhà kinh tế học và xã hội học cho rằng, việc những người mới giàu lên không gắn bó với một quốc gia nhất định có thể sẽ phá vỡ sự ràng buộc tại các quốc gia và trong các cộng đồng, vì người giàu khi đó sẽ không gắn bó với các hoạt động từ thiện, người lao động và kinh doanh ở bất kỳ một quốc gia nào. Xu hướng nhập cư này cũng có thể dẫn tới cuộc đua về chính sách thuế, trong đó những quốc gia như Singapore đưa ra mức thuế thu nhập hấp dẫn để hấp dẫn người giàu có nhằm tăng hoạt động tiêu dùng và đóng thuế.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, người giàu chỉ đang theo đuổi quy tắc mới của dòng vốn, đó là, tiền sẽ di chuyển tới nơi mà tiền được đối xử tốt nhất. Công nghệ đó cho phép người giàu điều hành hoạt động kinh doanh và đầu tư của họ từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Thuế suất là một lý do dẫn tới quyết định di cư của người giàu, nhưng văn hóa, giáo dục và khí hậu cũng góp phần không nhỏ trong quyết định này. Chẳng hạn, nhiều người Mỹ muốn tới sống ở Anh và Thụy Sỹ cũng như nhiều quốc gia khác ở châu Âu cho dù đây không phải là những nước có mức thuế thấp.
“Câu chuyện không nằm cả ở vấn đề thuế. Họ không nhất thiết chuyển tới những hòn đảo nhỏ để trốn thuế. Họ muốn đi tới những nơi mà họ có thể duy trì phong cách sống, điều hành công việc kinh doanh, dạy dỗ con cái, ăn ở những nhà hàng tuyệt vời và hưởng thụ văn hóa”, ông Lesperance nhận định.
Theo trang CNBC, cho dù đó là những người Pháp và Mỹ giàu có lo phải nộp thuế nhiều hơn hay những người Nga và Trung Quốc có gia sản khổng lồ muốn tìm kiếm mức sống cao hơn, tầng lớp siêu giàu đang ở trong một làn sóng di cư mạnh chưa từng có.
“Những người giàu có trên thế giới chợt nhận thấy rằng, họ không còn ràng buộc với một quốc gia nhất định nào nữa. Sau cuộc suy thoái và những sự kiện gần đây, họ nhận thấy cần phải đảm bảo tốt cho bản thân, gia đình và tài sản. Đối với những người giàu, ý tưởng về sự xê dịch đã thay đổi từ chỗ là một hoạt động thú vị sang một vấn đề mà họ cảm thấy cần phải làm”, ông David Lesperance, một luật sư ở Toronto, Canada, chuyên về hoạt động di cư của các tỷ phú, triệu phú, cho biết.
Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, số người Mỹ xin từ bỏ quốc tịch đã tăng lên mức hơn 1.700 người vào năm ngoái, cao gấp đôi mức của năm 2009. Trong số này có anh Eduardo Saverin, người đồng sáng lập mạng xã hội Facebook. Tỷ phú Saverin đã chuyển tới sống ở Singapore trước khi từ bỏ quốc tịch Mỹ mới đây. Riêng trong quý 1 năm nay, đã có 460 người Mỹ bỏ quốc tịch.
Tại Pháp, những người giàu có đang xem Thụy Sỹ, Anh và Singapore là những điểm đến mới để “né” mức thuế 75% mà tân Tổng thống nước này Francois Hollande dự kiến đánh vào thu nhập từ 1 triệu Euro trở lên. Theo số liệu từ hãng tin tài chính Bloomberg, tính đến cuối năm 2010, Thụy Sỹ có 5.445 người nằm trong hệ thống miễn trừ cho phép người nước ngoài nhập cư thông qua chế độ đối xử đặc biệt về thuế. Trong số này, hơn 33% là người Pháp.
Một số người Pháp giàu có cũng muốn rời bỏ đất nước vì lo ngại thái độ “kém thân thiện” đối với nhà giàu đang có xu hướng gia tăng ở quốc gia này.
Trong khi đó, tầng lớp mới giàu lên ở nhiều nền kinh tế mới nổi như Nga, Trung Quốc hay Brazil muốn di cư ra nước ngoài để bảo toàn giá trị tài sản và tìm kiếm chất lượng sống cao hơn cho gia đình mình. Sự kết hợp giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xuống, thay đổi về chính trị và thị trường nhiều biến động đã thúc đẩy người giàu tại các nước này chuyển tới sống ở Anh hay Mỹ.
Số người Nga chuyển tới thủ đô London của Anh đông đến nỗi giới bình luận ở đây đã đưa ra một thuật ngữ mới là “Londograd” để chỉ những người Nga nhập cư này. Tỷ phú nổi tiếng Roman Abramovich, ông chủ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, chính là “đại gia” Nga nổi tiếng nhất ở xứ sương mù. Nhưng ông Abramovich mới chỉ là 1 trong 10 tỷ phú Nga bên cạnh khoảng 1.000 triệu phú Nga đang sống ở London.
Các luật sư và các nhà môi giới bất động sản ở London phục vụ giới nhà giàu Nga cho biết, khách hàng của họ bị hấp dẫn bởi sự ổn định, an toàn, cũng như tinh hoa văn hóa của thành phố này. Sau cuộc bầu cử tổng thống Nga nhiều biến động vào năm ngoái, người giàu ở Nga đang ngày càng thận trọng hơn với những thay đổi chính trị ở quê hương cũng như với tài sản của mình.
Trong khi đó, các tỷ phú và triệu phú của Trung Quốc lại thích chọn Mỹ làm đích đến. Năm 2011, có tới hơn 2.000 công dân Trung Quốc xin nhập cư vào Mỹ thông qua hộ chiếu đầu tư, cao gấp đôi con số của năm 2010 và là mức kỷ lục. Chương trình hộ chiếu đầu tư này cho phép người nước ngoài và gia đình của họ được cư trú vĩnh viễn ở Mỹ nếu họ đầu tư một khoản 5.000 USD hoặc hơn (trong một số trường hợp là từ 1 triệu USD trở lên) và tạo ra một số lượng việc làm nhất định.
Ảnh hưởng của xu hướng di cư trong tầng lớp giàu có của thế giới vẫn còn khó đoán biết. Một số nhà kinh tế học và xã hội học cho rằng, việc những người mới giàu lên không gắn bó với một quốc gia nhất định có thể sẽ phá vỡ sự ràng buộc tại các quốc gia và trong các cộng đồng, vì người giàu khi đó sẽ không gắn bó với các hoạt động từ thiện, người lao động và kinh doanh ở bất kỳ một quốc gia nào. Xu hướng nhập cư này cũng có thể dẫn tới cuộc đua về chính sách thuế, trong đó những quốc gia như Singapore đưa ra mức thuế thu nhập hấp dẫn để hấp dẫn người giàu có nhằm tăng hoạt động tiêu dùng và đóng thuế.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, người giàu chỉ đang theo đuổi quy tắc mới của dòng vốn, đó là, tiền sẽ di chuyển tới nơi mà tiền được đối xử tốt nhất. Công nghệ đó cho phép người giàu điều hành hoạt động kinh doanh và đầu tư của họ từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Thuế suất là một lý do dẫn tới quyết định di cư của người giàu, nhưng văn hóa, giáo dục và khí hậu cũng góp phần không nhỏ trong quyết định này. Chẳng hạn, nhiều người Mỹ muốn tới sống ở Anh và Thụy Sỹ cũng như nhiều quốc gia khác ở châu Âu cho dù đây không phải là những nước có mức thuế thấp.
“Câu chuyện không nằm cả ở vấn đề thuế. Họ không nhất thiết chuyển tới những hòn đảo nhỏ để trốn thuế. Họ muốn đi tới những nơi mà họ có thể duy trì phong cách sống, điều hành công việc kinh doanh, dạy dỗ con cái, ăn ở những nhà hàng tuyệt vời và hưởng thụ văn hóa”, ông Lesperance nhận định.