Lãng phí lớn vì những “nút thắt”
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã nêu ra 3 nút thắt tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Qua các cuộc điều tra được tiến hành gần đây, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã nêu ra 3 nút thắt tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Đó là thủ tục hành chính phức tạp, phiền nhiễu; cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu văn phòng trầm trọng và giá thuê văn phòng tăng nhanh; thiếu nguồn nhân lực trình độ cao đặc biệt là thiếu cán bộ quản lý cấp trung gian cho các ngành sản xuất và cán bộ kỹ thuật cho các ngành phi sản xuất.
Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nhận định rằng, 3 nút thắt này đã được cảnh báo nhiều nhưng mức độ cải thiện cho đến nay vẫn rất ít, thậm chí còn thụt lùi.
Chẳng hạn, tồn đọng hàng hóa tại cảng biển là một ví dụ điển hình. Tính đến ngày 31/8/2008 có tới 189.748 tấn hàng tồn kho tại các cảng biển khu vực Tp.HCM, trong đó lượng hàng tồn kho từ 60 ngày trở lên là 70.342 tấn.
Bên cạnh đó, các loại phí tại cảng biển vẫn còn nhiều, giá cước dịch vụ tại cảng còn cao, nếu xếp dỡ 1 container 20 feet thì doanh nghiệp phải chi phí từ 40 - 45 USD. Đó là chưa kể tới một số loại phí phát sinh do tình trạng tắc nghẽn cầu cảng khoảng 50 USD cho 1 container 20 feet, 100 USD cho 1 container 40 feet.
Trong khi đó, theo khảo sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, tổng cộng thời gian từ khi xin chủ trương đầu tư đến khi khởi công công trình đối với dự án nhóm A phải mất 42 tháng, nhóm B mất 29 tháng và nhóm C mất 23 tháng.
Chẳng hạn, nếu cộng thêm thời gian thi công khoảng 5 - 7 năm nữa thì một dự án nhóm A có thể mất hơn 10 năm mới hoàn thành. Như vậy, với trên 13.000 dự án sử dụng vốn ngân hàng, mỗi năm có khoảng 50.000 - 70.000 tỷ đồng không giải ngân, gây lãng phí rất lớn.
Hay kết quả nghiên cứu mới đây của Bộ Xây dựng cũng cho thấy mỗi dự án phải trải qua 33 thủ tục, số năm chuẩn bị trung bình cho 1 dự án là 3 năm, hiện có 8 thủ tục vượt thẩm quyền mà các địa phương đặt ra đang đề nghị được bãi bỏ.
Ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội cho biết thêm, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương có tới 50% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp, 38,5% cho rằng chính sách không rõ ràng, thực hiện không nghiêm minh.
Ông Thái dẫn ra một ví dụ, theo quy định việc thành lập doanh nghiệp ở Hà Nội chỉ mất 5 ngày, nhưng đối với các ngành kinh doanh có điều kiện phải mất từ 8 - 25 ngày, đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ 30 - 40 ngày; đối với các ngành tài chính ngân hàng, nghệ thuật, vui chơi giải trí trung bình từ khởi sự đến khởi động kinh doanh phải mất 30 ngày.
Cũng theo ông Vũ Duy Thái, việc lạm dụng quyền hành của một số công chức để nhũng nhiễu tuy đã giảm, song vẫn còn là vấn nạn. Theo kết quả khảo sát 991 doanh nghiệp ở Hà Nội, được công bố ngày 25/6/2008, có 26 - 32% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã phải chi phí "bôi trơn" từ 1 - 2% thu nhập; 22 - 36% số doanh nghiệp đã chi từ 2 - 10%; 7 - 9% số doanh nghiệp đã chi từ 12 - 13%; 3,46% số doanh nghiệp đã chi từ 13 - 25%.
Đây là những nguyên nhân làm mất cơ hội kinh doanh, tăng chi phí đầu vào, hạn chế khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, cần sớm xóa bỏ những quy định không hợp lý về điều kiện kinh doanh và những thông tư quy định gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Đó là thủ tục hành chính phức tạp, phiền nhiễu; cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu văn phòng trầm trọng và giá thuê văn phòng tăng nhanh; thiếu nguồn nhân lực trình độ cao đặc biệt là thiếu cán bộ quản lý cấp trung gian cho các ngành sản xuất và cán bộ kỹ thuật cho các ngành phi sản xuất.
Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nhận định rằng, 3 nút thắt này đã được cảnh báo nhiều nhưng mức độ cải thiện cho đến nay vẫn rất ít, thậm chí còn thụt lùi.
Chẳng hạn, tồn đọng hàng hóa tại cảng biển là một ví dụ điển hình. Tính đến ngày 31/8/2008 có tới 189.748 tấn hàng tồn kho tại các cảng biển khu vực Tp.HCM, trong đó lượng hàng tồn kho từ 60 ngày trở lên là 70.342 tấn.
Bên cạnh đó, các loại phí tại cảng biển vẫn còn nhiều, giá cước dịch vụ tại cảng còn cao, nếu xếp dỡ 1 container 20 feet thì doanh nghiệp phải chi phí từ 40 - 45 USD. Đó là chưa kể tới một số loại phí phát sinh do tình trạng tắc nghẽn cầu cảng khoảng 50 USD cho 1 container 20 feet, 100 USD cho 1 container 40 feet.
Trong khi đó, theo khảo sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, tổng cộng thời gian từ khi xin chủ trương đầu tư đến khi khởi công công trình đối với dự án nhóm A phải mất 42 tháng, nhóm B mất 29 tháng và nhóm C mất 23 tháng.
Chẳng hạn, nếu cộng thêm thời gian thi công khoảng 5 - 7 năm nữa thì một dự án nhóm A có thể mất hơn 10 năm mới hoàn thành. Như vậy, với trên 13.000 dự án sử dụng vốn ngân hàng, mỗi năm có khoảng 50.000 - 70.000 tỷ đồng không giải ngân, gây lãng phí rất lớn.
Hay kết quả nghiên cứu mới đây của Bộ Xây dựng cũng cho thấy mỗi dự án phải trải qua 33 thủ tục, số năm chuẩn bị trung bình cho 1 dự án là 3 năm, hiện có 8 thủ tục vượt thẩm quyền mà các địa phương đặt ra đang đề nghị được bãi bỏ.
Ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội cho biết thêm, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương có tới 50% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp, 38,5% cho rằng chính sách không rõ ràng, thực hiện không nghiêm minh.
Ông Thái dẫn ra một ví dụ, theo quy định việc thành lập doanh nghiệp ở Hà Nội chỉ mất 5 ngày, nhưng đối với các ngành kinh doanh có điều kiện phải mất từ 8 - 25 ngày, đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ 30 - 40 ngày; đối với các ngành tài chính ngân hàng, nghệ thuật, vui chơi giải trí trung bình từ khởi sự đến khởi động kinh doanh phải mất 30 ngày.
Cũng theo ông Vũ Duy Thái, việc lạm dụng quyền hành của một số công chức để nhũng nhiễu tuy đã giảm, song vẫn còn là vấn nạn. Theo kết quả khảo sát 991 doanh nghiệp ở Hà Nội, được công bố ngày 25/6/2008, có 26 - 32% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã phải chi phí "bôi trơn" từ 1 - 2% thu nhập; 22 - 36% số doanh nghiệp đã chi từ 2 - 10%; 7 - 9% số doanh nghiệp đã chi từ 12 - 13%; 3,46% số doanh nghiệp đã chi từ 13 - 25%.
Đây là những nguyên nhân làm mất cơ hội kinh doanh, tăng chi phí đầu vào, hạn chế khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, cần sớm xóa bỏ những quy định không hợp lý về điều kiện kinh doanh và những thông tư quy định gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.