Làng quê Hà Tây thời đất "nóng"
Đất Hà Tây tăng giá từng ngày, nhiều đại gia mua đến vài chục mảnh đất
Không chỉ ở những nơi mang dáng dấp phố xá, mà ngay cả những nơi đậm chất thôn quê, người dân lam lũ một nắng, hai sương tại Hà Tây cũng đang quay cuồng trong "cơn bão" mang tên đất.
Bán đất, thu tiền và... thất nghiệp
Nằm sát con đường từ thành phố Hà Đông đi Xuân Mai, nhưng xã Tiên Phương (Chương Mỹ) vẫn mang dáng dấp vùng quê thuần phác. Thế nhưng, người dân nơi đây cũng đang "nóng" dần lên theo "độ nóng" của đất đai.
Thấy người lạ, một người đàn ông đang đi xe máy phanh kít lại, hỏi: "Chú muốn mua đất hả? Theo tôi". Ông Chuẩn (tên người đàn ông) chỉ mảnh đất 230 m2 hiện đang vun đất trồng khoai lang (trước kia trồng lúa), bảo: "Mảnh này giá 250 triệu đồng, tôi mới bán. Nhiều người hỏi rồi, nhưng tôi chưa OK".
Được biết, bên cạnh việc Hà Tây sắp về Hà Nội, thì nơi đây còn thuộc vùng quy hoạch của một dự án xây dựng bên quân đội, nên đất tăng giá từng ngày.
Cách đây một năm, giá đất ruộng ở đây rất rẻ, người dân còn cho nhau đất, thì hiện đất đã đắt hơn gấp nhiều lần, không dưới 1 triệu/m2.
Anh Thắng - một người dân cho biết, miếng ruộng chuyển đổi của anh nằm vị thế rất đẹp, sau khi nhà máy xây dựng, nó sẽ nằm cạnh nhà máy luôn, nên có người trả 1,5 triệu/m2 mà anh vẫn chưa bán.
Các đại gia Hà Nội đã về đây mua đến vài chục mảnh đất, khiến không ít người phát sốt. Nhưng, theo người dân ở đây thì do có "gương" một số người đã bán đất, cầm một cục tiền, mua xe hơi, xe máy xịn và... thất nghiệp, xe vứt xó, nên nhiều người còn dè dặt.
Hơn nữa, người dân vẫn sợ hớ, bởi trước kia có người bán 4 sào có 91 triệu đồng, sau vài tháng, đã có giá... 3 tỉ đồng. Bán bây giờ, nhỡ mấy tháng sau giá còn tăng nữa thì sao?
Cả làng rộn ràng bán đất
Tại thôn Bà Nha (Yên Sơn, Hoài Đức), nông dân cũng đang rộn ràng bán đất trồng trọt. Từ khi có dự án xây dựng Nhà máy Tản Đà, cùng với thông tin Hà Tây về Hà Nội, các đại gia ghé vào đây nườm nượp để chọn đất.
Các mảnh nằm sát con mương (mà sau này sẽ thành con đường nhựa thông ra đường cao tốc), trở thành mục tiêu săn đuổi của những người buôn đất. Mặc dù người mua phải nhờ một người trong làng đứng ra để lấy giấy chuyển nhượng, nhưng không vì vậy mà sức mua giảm.
Ông Sinh - một người dân trong làng - kể: dạo này làng yên ả hơn, vì nhiều người vẫn chờ đất có giá cao hơn mới bán. Chứ như tháng 3, cả làng như hội, cả ngày, cả đêm nườm nượp người vào xem đất. Nếu có người nào muốn bán đất, ngay lập tức, thông tin này sẽ được các nhà môi giới không chuyên "phím" cho những đại gia thông qua những số điện thoại của họ để lại.
Bán đất, thu tiền và... thất nghiệp
Nằm sát con đường từ thành phố Hà Đông đi Xuân Mai, nhưng xã Tiên Phương (Chương Mỹ) vẫn mang dáng dấp vùng quê thuần phác. Thế nhưng, người dân nơi đây cũng đang "nóng" dần lên theo "độ nóng" của đất đai.
Thấy người lạ, một người đàn ông đang đi xe máy phanh kít lại, hỏi: "Chú muốn mua đất hả? Theo tôi". Ông Chuẩn (tên người đàn ông) chỉ mảnh đất 230 m2 hiện đang vun đất trồng khoai lang (trước kia trồng lúa), bảo: "Mảnh này giá 250 triệu đồng, tôi mới bán. Nhiều người hỏi rồi, nhưng tôi chưa OK".
Được biết, bên cạnh việc Hà Tây sắp về Hà Nội, thì nơi đây còn thuộc vùng quy hoạch của một dự án xây dựng bên quân đội, nên đất tăng giá từng ngày.
Cách đây một năm, giá đất ruộng ở đây rất rẻ, người dân còn cho nhau đất, thì hiện đất đã đắt hơn gấp nhiều lần, không dưới 1 triệu/m2.
Anh Thắng - một người dân cho biết, miếng ruộng chuyển đổi của anh nằm vị thế rất đẹp, sau khi nhà máy xây dựng, nó sẽ nằm cạnh nhà máy luôn, nên có người trả 1,5 triệu/m2 mà anh vẫn chưa bán.
Các đại gia Hà Nội đã về đây mua đến vài chục mảnh đất, khiến không ít người phát sốt. Nhưng, theo người dân ở đây thì do có "gương" một số người đã bán đất, cầm một cục tiền, mua xe hơi, xe máy xịn và... thất nghiệp, xe vứt xó, nên nhiều người còn dè dặt.
Hơn nữa, người dân vẫn sợ hớ, bởi trước kia có người bán 4 sào có 91 triệu đồng, sau vài tháng, đã có giá... 3 tỉ đồng. Bán bây giờ, nhỡ mấy tháng sau giá còn tăng nữa thì sao?
Cả làng rộn ràng bán đất
Tại thôn Bà Nha (Yên Sơn, Hoài Đức), nông dân cũng đang rộn ràng bán đất trồng trọt. Từ khi có dự án xây dựng Nhà máy Tản Đà, cùng với thông tin Hà Tây về Hà Nội, các đại gia ghé vào đây nườm nượp để chọn đất.
Các mảnh nằm sát con mương (mà sau này sẽ thành con đường nhựa thông ra đường cao tốc), trở thành mục tiêu săn đuổi của những người buôn đất. Mặc dù người mua phải nhờ một người trong làng đứng ra để lấy giấy chuyển nhượng, nhưng không vì vậy mà sức mua giảm.
Ông Sinh - một người dân trong làng - kể: dạo này làng yên ả hơn, vì nhiều người vẫn chờ đất có giá cao hơn mới bán. Chứ như tháng 3, cả làng như hội, cả ngày, cả đêm nườm nượp người vào xem đất. Nếu có người nào muốn bán đất, ngay lập tức, thông tin này sẽ được các nhà môi giới không chuyên "phím" cho những đại gia thông qua những số điện thoại của họ để lại.