Lãng quên “cuộc chơi” tín dụng cá nhân?
Phân khúc tín dụng cá nhân, được cho là yếu tố quan trọng để giải quyết bế tắc tín dụng, lại đang bị lãng quên
Trong khi tín dụng cho doanh nghiệp được ưu tiên cơ cấu, giãn, hoãn nợ; giảm lãi suất; tháo rào cản thủ tục, tín dụng cá nhân đang bị làm khó bởi thủ tục ngặt nghèo và lãi suất cao, nhất là ở các công ty tài chính.
Theo một cán bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), sơ bộ phân loại cho vay cá nhân hiện nay thường có hai dạng: cho vay tiêu chuẩn và cho vay phi tiêu chuẩn.
Bị làm khó đủ thứ
Cho vay tiêu chuẩn tập trung ở các ngân hàng thương mại và ở đó, khi cấp tín dụng, ngân hàng phải áp dụng đúng, đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ về quy trình cho vay.
Trong khi đó, cho vay cá nhân phi tiêu chuẩn thường tập trung ở các công ty tài chính và không chịu sự ràng buộc của các quy định như đối với ngân hàng thương mại.
Một trong những hình thức phổ biến cho vay cá nhân ở các công ty tài chính là cho vay trả góp hàng hóa và thấu chi qua thẻ mua hàng, khi họ liên kết chặt chẽ với các nhà bán lẻ để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
So sánh tín dụng doanh nghiệp với tín dụng cá nhân (cho vay tiêu dùng, cho vay qua thẻ, cho vay tín chấp cá nhân...), cho thấy, phân khúc khách hàng cá nhân bị làm khó đủ thứ.
Về mặt thủ tục, một bộ hồ sơ vay cá nhân thường phải đảm bảo gần 10 loại giấy tờ như: hồ sơ cá nhân, hồ sơ tài sản, chứng minh thu nhập, thậm chí xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận của cơ quan công tác.
Còn về lãi suất cho vay cá nhân, nếu có tài sản bảo đảm cũng phải 13%/năm; nếu không tài sản bảo đảm thì phải 15% - 16%/năm. Đối với cho vay tín chấp cán bộ nhân viên thì cũng rất khó vì phải chứng minh thu nhập và nếu là khách hàng tốt cũng phải 12%/năm.
Cùng đó, cho vay qua thẻ tín dụng lại còn cao nữa: ở ANZ là 24%/năm; VPBank còn cao hơn, ở mức gần 30%. Ví dụ, với thẻ Debit (tiêu trước trả sau), được coi là vừa kích cầu tín dụng, vừa kích cầu hàng hóa nhưng lại chịu lãi suất rất cao.
Theo quy ước giữa đơn vị cung ứng thẻ và chủ thẻ, khách hàng được phép quẹt thẻ chi tiêu, mua sắm và đến hạn thì thanh toán cho đơn vị cung ứng thẻ và được miễn lãi suất trong tháng đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu không trả thì vẫn được nợ tiền nhưng bị thu một khoản tạm gọi là phí ở mức 10% số dư đã tiêu. Còn 90% dư nợ còn lại sẽ bị tính lãi suất có ngân hàng lên tới 24% - 30%/năm.
Ở công ty tài chính như Home Credit, lãi suất cho vay cá nhân tới 35% - 40%/năm. Với mức lãi suất này, dù có muốn vay đến mấy thì cũng rất ít khách hàng dám chấp nhận.
Gần đây nhất, khi thị trường bất động sản bị đình trệ, khá nhiều ngân hàng và chủ dự án đã liên kết với nhau để tung ra các gói vốn hỗ trợ khách hàng nhưng lãi suất vẫn cao ngất ngưởng.
Một khách hàng của dự án Mulberry Lane (Mỗ Lao, Hà Đông) cho biết, lãi suất của VPBank tại dự án này trong 6 tháng đầu tiên là 5%/năm, nhưng từ tháng thứ 6, lãi suất 12,6%/năm, thời gian kéo dài tới 20 năm. Tuy nhiên, ngân hàng không đưa ra công thức điều chỉnh lãi suất cho khách hàng trong trường hợp lãi suất thị trường giảm.
Kích tín dụng và tháo gỡ đầu ra
Qua phản ánh ở một số ngân hàng, tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân tương đối cao, trong đó một số ngân hàng lên tới 35% - 40%.
Mặc dù nhiều ngân hàng luôn quảng cáo “chiến lược của tôi là bán lẻ” nhưng làm sao để hiện thực hóa mục tiêu này với những bước đi, lộ trình và cách thức nuôi dưỡng phân khúc bán lẻ lại chưa có, nếu không nói là tận thu khi thấy béo bở như nói trên.
Với lãi suất tín dụng tiêu dùng cao như vậy đã hạn chế nhóm khách hàng ở phân khúc này tiếp cận với ngân hàng mặc dù đây được coi là “bình sữa” của các ngân hàng.
Như thế, hàng hóa không lưu thông, tồn kho không được giải quyết, từ đó, doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để sản xuất.
Ông Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường đào tạo BIDV cho rằng, tỷ lệ tín dụng cá nhân ở Việt Nam mới chỉ 6%/tổng dư nợ, trong khi ở Trung Quốc là 20% và Mỹ khoảng 35% - 40%.
Ông Lực phân tích thêm, cho vay qua thẻ, tín chấp thường rủi ro nên việc để lãi suất cao là đương nhiên. Tuy nhiên, không vì thế mà quan ngại vì ở Việt Nam mới chỉ có 1,5% dân số dùng thẻ ngân hàng, trong khi tỷ lệ bình quân khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 7%.
Cũng theo ông, đối với cho vay cá nhân nên khuyến khích vì tỷ trọng tín dụng khu vực này mới chỉ có 6%/tổng dư nợ. Hiện nay, một số ngân hàng có đưa ra một số gói vốn cho vay tiêu dùng như mua, sửa chữa căn hộ, nhà cửa, mua sắm đồ tiêu dùng nhưng vẫn còn lẻ tẻ.
Trong bối cảnh vốn ngân hàng ế ẩm, tăng trưởng tín dụng hết tháng 9/2014 mới nhích lên 6%, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực về địa phương, làm việc với bộ ngành để tung các gói vốn ra thì ở mặt khác, phân khúc tín dụng cá nhân, được cho là yếu tố quan trọng để giải quyết bế tắc tín dụng và đầu ra cho doanh nghiệp lại đang bị lãng quên.
Một chuyên gia cho rằng, từ thực tế này, cơ quan quản lý cần có một đánh giá toàn diện, khách quan và có giải pháp căn cơ đối với nhóm khách hàng cá nhân. Từ đó, có thể có những định hướng về lãi suất cho vay qua thẻ, tín chấp tối đa ở mức 20%/năm, hoặc cho vay cá nhân tiêu dùng 12%/năm...
Theo một cán bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), sơ bộ phân loại cho vay cá nhân hiện nay thường có hai dạng: cho vay tiêu chuẩn và cho vay phi tiêu chuẩn.
Bị làm khó đủ thứ
Cho vay tiêu chuẩn tập trung ở các ngân hàng thương mại và ở đó, khi cấp tín dụng, ngân hàng phải áp dụng đúng, đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ về quy trình cho vay.
Trong khi đó, cho vay cá nhân phi tiêu chuẩn thường tập trung ở các công ty tài chính và không chịu sự ràng buộc của các quy định như đối với ngân hàng thương mại.
Một trong những hình thức phổ biến cho vay cá nhân ở các công ty tài chính là cho vay trả góp hàng hóa và thấu chi qua thẻ mua hàng, khi họ liên kết chặt chẽ với các nhà bán lẻ để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
So sánh tín dụng doanh nghiệp với tín dụng cá nhân (cho vay tiêu dùng, cho vay qua thẻ, cho vay tín chấp cá nhân...), cho thấy, phân khúc khách hàng cá nhân bị làm khó đủ thứ.
Về mặt thủ tục, một bộ hồ sơ vay cá nhân thường phải đảm bảo gần 10 loại giấy tờ như: hồ sơ cá nhân, hồ sơ tài sản, chứng minh thu nhập, thậm chí xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận của cơ quan công tác.
Còn về lãi suất cho vay cá nhân, nếu có tài sản bảo đảm cũng phải 13%/năm; nếu không tài sản bảo đảm thì phải 15% - 16%/năm. Đối với cho vay tín chấp cán bộ nhân viên thì cũng rất khó vì phải chứng minh thu nhập và nếu là khách hàng tốt cũng phải 12%/năm.
Cùng đó, cho vay qua thẻ tín dụng lại còn cao nữa: ở ANZ là 24%/năm; VPBank còn cao hơn, ở mức gần 30%. Ví dụ, với thẻ Debit (tiêu trước trả sau), được coi là vừa kích cầu tín dụng, vừa kích cầu hàng hóa nhưng lại chịu lãi suất rất cao.
Theo quy ước giữa đơn vị cung ứng thẻ và chủ thẻ, khách hàng được phép quẹt thẻ chi tiêu, mua sắm và đến hạn thì thanh toán cho đơn vị cung ứng thẻ và được miễn lãi suất trong tháng đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu không trả thì vẫn được nợ tiền nhưng bị thu một khoản tạm gọi là phí ở mức 10% số dư đã tiêu. Còn 90% dư nợ còn lại sẽ bị tính lãi suất có ngân hàng lên tới 24% - 30%/năm.
Ở công ty tài chính như Home Credit, lãi suất cho vay cá nhân tới 35% - 40%/năm. Với mức lãi suất này, dù có muốn vay đến mấy thì cũng rất ít khách hàng dám chấp nhận.
Gần đây nhất, khi thị trường bất động sản bị đình trệ, khá nhiều ngân hàng và chủ dự án đã liên kết với nhau để tung ra các gói vốn hỗ trợ khách hàng nhưng lãi suất vẫn cao ngất ngưởng.
Một khách hàng của dự án Mulberry Lane (Mỗ Lao, Hà Đông) cho biết, lãi suất của VPBank tại dự án này trong 6 tháng đầu tiên là 5%/năm, nhưng từ tháng thứ 6, lãi suất 12,6%/năm, thời gian kéo dài tới 20 năm. Tuy nhiên, ngân hàng không đưa ra công thức điều chỉnh lãi suất cho khách hàng trong trường hợp lãi suất thị trường giảm.
Kích tín dụng và tháo gỡ đầu ra
Qua phản ánh ở một số ngân hàng, tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân tương đối cao, trong đó một số ngân hàng lên tới 35% - 40%.
Mặc dù nhiều ngân hàng luôn quảng cáo “chiến lược của tôi là bán lẻ” nhưng làm sao để hiện thực hóa mục tiêu này với những bước đi, lộ trình và cách thức nuôi dưỡng phân khúc bán lẻ lại chưa có, nếu không nói là tận thu khi thấy béo bở như nói trên.
Với lãi suất tín dụng tiêu dùng cao như vậy đã hạn chế nhóm khách hàng ở phân khúc này tiếp cận với ngân hàng mặc dù đây được coi là “bình sữa” của các ngân hàng.
Như thế, hàng hóa không lưu thông, tồn kho không được giải quyết, từ đó, doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để sản xuất.
Ông Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường đào tạo BIDV cho rằng, tỷ lệ tín dụng cá nhân ở Việt Nam mới chỉ 6%/tổng dư nợ, trong khi ở Trung Quốc là 20% và Mỹ khoảng 35% - 40%.
Ông Lực phân tích thêm, cho vay qua thẻ, tín chấp thường rủi ro nên việc để lãi suất cao là đương nhiên. Tuy nhiên, không vì thế mà quan ngại vì ở Việt Nam mới chỉ có 1,5% dân số dùng thẻ ngân hàng, trong khi tỷ lệ bình quân khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 7%.
Cũng theo ông, đối với cho vay cá nhân nên khuyến khích vì tỷ trọng tín dụng khu vực này mới chỉ có 6%/tổng dư nợ. Hiện nay, một số ngân hàng có đưa ra một số gói vốn cho vay tiêu dùng như mua, sửa chữa căn hộ, nhà cửa, mua sắm đồ tiêu dùng nhưng vẫn còn lẻ tẻ.
Trong bối cảnh vốn ngân hàng ế ẩm, tăng trưởng tín dụng hết tháng 9/2014 mới nhích lên 6%, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực về địa phương, làm việc với bộ ngành để tung các gói vốn ra thì ở mặt khác, phân khúc tín dụng cá nhân, được cho là yếu tố quan trọng để giải quyết bế tắc tín dụng và đầu ra cho doanh nghiệp lại đang bị lãng quên.
Một chuyên gia cho rằng, từ thực tế này, cơ quan quản lý cần có một đánh giá toàn diện, khách quan và có giải pháp căn cơ đối với nhóm khách hàng cá nhân. Từ đó, có thể có những định hướng về lãi suất cho vay qua thẻ, tín chấp tối đa ở mức 20%/năm, hoặc cho vay cá nhân tiêu dùng 12%/năm...