Làng Văn hóa các dân tộc sắp chuyển đổi mô hình vận hành
Khẩn trương hoàn thiện đề án chuyển đổi mô hình Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, lấy ý kiến các Bộ ngành, các chuyên gia,
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về mô hình quản lý và tổ chức hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Thông báo kết luận nêu rõ, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nếu tiếp tục theo mô hình hiện tại sẽ khó khăn trong việc huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội, không thể có đột phá trong hợp tác và triển khai hoạt động của Làng và vì vậy sẽ tiếp tục không hiệu quả. Cần xây dựng một mô hình mới đủ hấp dẫn với các điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân, đẩy mạnh hợp tác công - tư, giảm triệt để bao cấp của Nhà nước.
Mô hình quản lý và tổ chức Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng cần căn cứ, phù hợp với phương thức, tiến độ huy động nguồn lực đầu tư xây dựng Làng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xác định những yếu tố mang tính nguyên tắc, các điều kiện, tiêu chí cần phải giữ trong xây dựng và hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Những yếu tố khác, kể cả Quy hoạch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần khuyến khích các nhà đầu tư đề xuất.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện đề án chuyển đổi mô hình Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, lấy ý kiến các Bộ ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, báo cáo cáo Thường trực Chính phủ cuối quý 1/2018.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đối với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho tới khi đề án mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được Chính phủ quyết định đầu tư với tổng vốn hơn 3.200 tỷ đồng, đưa vào hoạt động từ năm 2010. Toàn khu có tổng diện tích hơn 1.540 ha, nằm tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Đây là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có khu chức năng là Khu các làng dân tộc có diện tích 198,61ha được đưa vào khai thác, hầu hết các khu chức năng còn lại theo quy hoạch như khu Trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí; Khu di sản văn hóa thế giới; Khu công viên bến thuyền; Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô; Khu dịch vụ du lịch tổng hợp...vẫn đang phải kêu gọi đầu tư nguồn xã hội hóa.
Thông báo kết luận nêu rõ, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nếu tiếp tục theo mô hình hiện tại sẽ khó khăn trong việc huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội, không thể có đột phá trong hợp tác và triển khai hoạt động của Làng và vì vậy sẽ tiếp tục không hiệu quả. Cần xây dựng một mô hình mới đủ hấp dẫn với các điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân, đẩy mạnh hợp tác công - tư, giảm triệt để bao cấp của Nhà nước.
Mô hình quản lý và tổ chức Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng cần căn cứ, phù hợp với phương thức, tiến độ huy động nguồn lực đầu tư xây dựng Làng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xác định những yếu tố mang tính nguyên tắc, các điều kiện, tiêu chí cần phải giữ trong xây dựng và hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Những yếu tố khác, kể cả Quy hoạch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần khuyến khích các nhà đầu tư đề xuất.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện đề án chuyển đổi mô hình Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, lấy ý kiến các Bộ ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, báo cáo cáo Thường trực Chính phủ cuối quý 1/2018.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đối với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho tới khi đề án mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được Chính phủ quyết định đầu tư với tổng vốn hơn 3.200 tỷ đồng, đưa vào hoạt động từ năm 2010. Toàn khu có tổng diện tích hơn 1.540 ha, nằm tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Đây là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có khu chức năng là Khu các làng dân tộc có diện tích 198,61ha được đưa vào khai thác, hầu hết các khu chức năng còn lại theo quy hoạch như khu Trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí; Khu di sản văn hóa thế giới; Khu công viên bến thuyền; Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô; Khu dịch vụ du lịch tổng hợp...vẫn đang phải kêu gọi đầu tư nguồn xã hội hóa.